Tin tức

Bạn có biết: Viễn thị bao nhiêu độ là nặng?

Ngày 05/07/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Viễn thị được chia thành 3 mức độ là nhẹ, trung bình và nặng. Vậy viễn thị bao nhiêu độ là nặng? Khi bị viễn thị nặng, bạn sẽ đối mặt với biến chứng nào? Đây chính là những thắc mắc được rất nhiều người quan tâm.

1. Tìm hiểu chung về viễn thị

Để biết viễn thị bao nhiêu độ là nặng thì bạn cần nắm được viễn thị là gì, nguyên nhân nào gây ra và có triệu chứng điển hình nào. 

Viễn thị là gì?

Viễn thị còn được gọi là tật nhìn xa. Đây là tật khúc xạ về mắt, phản ánh hiện tượng người bệnh có thể nhìn được vật ở xa nhưng đối với vật ở gần thì lại nhìn mờ không rõ. Riêng các trường hợp bị viễn thị nặng thì người bệnh có thể khó hay thậm chí là không nhìn thấy được vật ở xung quanh, bất kể là xa hay gần. 

Khi bị viễn thị, người bệnh có thể nhìn rõ những vật ở xa

Khi bị viễn thị, người bệnh có thể nhìn rõ những vật ở xa

Nguyên nhân gây viễn thị

Có 2 nguyên nhân chính gây ra viễn thị, đó là do trục nhãn cầu ngắn hoặc do các bất thường ở giác mạc và võng mạc. Điều này khiến cho hình ảnh truyền vào trong mắt bị nằm ở phía sau võng mạc thay vì đúng mục tiêu là trên võng mạc như bình thường. Ngoài ra, viễn thị cũng có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác, bao gồm:

  • Di truyền: Bố mẹ bị viễn thị thì con sinh ra có nguy cơ cao bị viễn thị. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bố mẹ bị nhưng con không bị hoặc ngược lại, bố mẹ không bị nhưng con bị.
  • Tuổi tác: Người lớn tuổi dễ bị viễn thị do thủy tinh thể bị lão hóa, giảm tính đàn hồi, không thể căng phồng như trạng thái bình thường.
  • Thói quen: Những người có thói quen nhìn xa khiến cho thủy tinh thể luôn trong trạng thái bị giãn và xẹp, lâu dài gây viễn thị.
  • Bệnh lý, tai nạn: Viễn thị cũng có thể xuất phát từ các bệnh lý hay tai nạn gây tổn thương giác mạc, võng mạc, lệch thủy tinh thể, đục thủy tinh thể,…

Triệu chứng của viễn thị

Có thể nhiều người không biết viễn thị bao nhiêu độ là nặng, nhưng hầu như ai cũng nắm được các triệu chứng của viễn thị vì chúng rất dễ nhận biết.

  • Nhìn rõ được vật ở xa, cách 20 bước hoặc 6m nhưng lại nhìn mờ vật ở gần.
  • Gặp khó khăn khi đọc sách, báo, tạp chí,… hay làm việc với máy tính ở khoảng cách gần. 
  • Tầm nhìn và thị lực bị giảm vào ban đêm.
  • Mắt và vùng xung quanh mắt dễ bị mỏi, đau nhức.
  • Hay nheo mắt và thường xuyên bị đau đầu.
  • Nếu không có biện pháp can thiệp thì dễ bị biến chứng lác mắt, nhược thị, mù lòa. 

Khi nhìn gần, người bị viễn thị gặp nhiều khó khăn

Khi nhìn gần, người bị viễn thị gặp nhiều khó khăn 

2. Viễn thị bao nhiêu độ là nặng?

Các tật khúc xạ về mắt nói chung và viễn thị nói riêng được chia thành 3 mức độ:

  • Mức độ nhẹ: Mắt gặp khó khăn khi nhìn nhưng không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày. Đồng thời, mắt cũng ít gặp các biến chứng nguy hiểm.
  • Mức độ trung bình: Thị lực bị suy giảm và người bệnh có thể phải đeo kính để hỗ trợ tầm nhìn, nhất là trong các hoạt động như học, làm việc, chơi thể thao,…
  • Mức độ nặng: Suy giảm thị lực kèm nhiều triệu chứng nghiêm trọng khác như sưng đau mắt, mỏi mắt, khô mắt,… Nếu không được điều trị thì mắt sẽ gặp nhiều biến chứng và rủi ro, thậm chí là mù lòa.

Vậy viễn thị bao nhiêu độ là nặng? Theo đó, viễn thị nhẹ là dưới 1 Diop, viễn thị trung bình là từ 1- 4 Diop và viễn thị nặng là trên 4 Diop. Để đánh giá và xác định mức độ nặng nhẹ, bạn cần đi gặp bác sĩ chuyên khoa Mắt. Với sự hỗ trợ của các thiết bị khám, bác sĩ sẽ biết chính xác độ viễn thị, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp, giúp bạn thuận tiện hơn trong sinh hoạt cũng như phòng tránh biến chứng nhược thị, lác mắt, mù lòa do viễn thị gây ra.

Viễn thị trên +5 Diop cùng nhiều triệu chứng nghiêm trọng về mắt được cho là nặng

Viễn thị trên +5 Diop cùng nhiều triệu chứng nghiêm trọng về mắt được cho là nặng 

3. Các phương pháp điều trị viễn thị

Sau khi kiểm tra, thăm khám và xác định độ viễn thị thì bác sĩ có thể chỉnh định các phương pháp điều trị sau.

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Đối với viễn thị nhẹ thì bạn chỉ cần thay đổi thói quen sinh hoạt, chẳng hạn như làm việc, nghỉ ngơi hợp lý; thực hiện các bài massage và luyện tập cho mắt; bổ sung thực phẩm tốt cho mắt để cải thiện tình trạng.

Đeo kính gọng

Phương pháp này được áp dụng cho trường hợp bị viễn thị trung bình. Bạn sẽ được đeo kính gọng là thấu kính hội tụ có độ phù hợp để cải thiện tầm nhìn. Bác sĩ sẽ tư vấn và hướng dẫn bạn nên đeo kính có tròng như thế nào và tần suất đeo ra sao để mang lại hiệu quả cao nhất. Trong thời gian đeo kính, bạn cần tái khám 1 - 2 lần/ năm hoặc theo lịch của bác sĩ để theo dõi tình trạng của mắt. 

Điều trị viễn thị mức độ trung bình bằng cách đeo kính

Điều trị viễn thị mức độ trung bình bằng cách đeo kính 

Đeo kính áp tròng

Ngoài kính gọng thì bạn cũng có thể lựa chọn đeo kính áp tròng, tùy thuộc vào sở thích cũng như tính chất công việc. Công dụng của kính áp tròng cũng giống với kính gọng nói trên, nhưng tính thoải mái, thuận tiện và thẩm mỹ cao hơn. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng kính áp tròng để tránh bị khô mắt, nhiễm trùng mắt.

Phẫu thuật

Nếu bị viễn thị nặng, việc đeo kính bất tiện và không mang lại hiệu quả như mong muốn thì bạn có thể lựa chọn phẫu thuật. Mục đích của phẫu thuật là điều chỉnh lại độ cong của giác mạc để hình ảnh vật thể nằm đúng trên võng mạc. 

Hiện có nhiều phương pháp phẫu thuật như LASIK hoặc CK,…Việc lựa chọn phương pháp phẫu thuật nào tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của người bệnh nhưng nhìn chung, các phương pháp này đều được đánh giá là hiện đại, nhanh, không đau và mang lại hiệu quả cao.

Bị viễn thị nặng có thể điều trị bằng phương pháp phẫu thuật hiện đại

Bị viễn thị nặng có thể điều trị bằng phương pháp phẫu thuật hiện đại 

Như vậy, chúng ta đã cùng tìm hiểu viễn thị bao nhiêu độ là nặng và có những phương pháp điều trị nào hiệu quả. Mọi thắc mắc hay vấn đề cần được giải đáp thêm, bạn có thể đến gặp bác sĩ Chuyên khoa Mắt của Hệ thống Y tế MEDLATEC. 

Quý khách cũng có thể gọi đến hotline 1900 56 56 56 để được Tổng đài viên hỗ trợ đặt lịch khám tại mọi chi nhánh, cơ sở khám chữa bệnh của MEDLATEC trên toàn quốc. 

Từ khoá: tật khúc xạ

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ