Tin tức
Bệnh bạch hầu - Căn bệnh phổ biến nhưng cực kỳ nguy hiểm
Key chính: bệnh bạch hầu
Bệnh bạch hầu - Căn bệnh cực kỳ nguy hiểm
Bệnh bạch hầu là bệnh lý liên quan đến đường hô hấp, dễ bùng phát thành dịch. Hiện nay đã có vắc xin phòng bạch hầu. Trường hợp không may mắc phải căn bệnh này, bạn cần chú ý điều trị càng sớm càng tốt, nhằm hạn chế tối đa biến chứng nghiêm trọng.
1. Tìm hiểu chung về bệnh bạch hầu
1.1. Khái quát bệnh lý
Bệnh bạch hầu là một dạng bệnh lý có liên quan đến đường hô hấp. Trực khuẩn bạch hầu Corynebacterium Diphtheriae được biết đến như căn nguyên gây bệnh.
Bệnh bạch hầu - bệnh lý nguy hiểm liên quan đến đường hô hấp
Vi khuẩn sau khi xâm nhập vào cơ thể có xu hướng tấn công lên vùng mũi, họng và thanh quản dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Thậm chí là khiến toàn thân nhiễm độc, tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Thực tế, vi khuẩn bạch hầu có khả năng tạo ra hàng loạt biến thể bệnh. Trong đó, chiếm tỷ lệ lớn nhất là bạch hầu họng, rồi đến bạch hầu thanh quản. Hiếm gặp hơn là bạch hầu ác tính và một vài biến thể khác.
1.2. Con đường lây nhiễm
Bệnh bạch hầu dễ lây lan từ người sang người qua đường hô hấp. Theo đó, vi khuẩn thường phát tán vào không khí khi người bệnh ho, hắt hơi. Nếu không may tiếp xúc gần, hít phải không khí chứa mầm bệnh, bạn rất dễ bị mắc bệnh.
Khi người bệnh ho, vi khuẩn dễ phát tán vào không khí
Bên cạnh đó, khi vi khuẩn gây bệnh bám vào đồ dùng, thức ăn,... sẽ tạo con đường truyền bệnh. Vi khuẩn gây bệnh bạch hầu cũng có thể lây nhiễm qua vùng tổn thương (vết thương hở, vết côn trùng đốt,...).
2. Nguyên nhân gây bệnh bạch hầu
Vi khuẩn Corynebacterium Diphtheriae chính là nguyên nhân gây bệnh bạch hầu. Tùy theo môi trường tồn tại, chúng lại có sự biến đổi để thích nghi. Chúng có khả năng tồn tại lâu trong giả mạc của vùng họng hầu.
Đặc biệt, Corynebacterium Diphtheriae có thể sống ngoài môi trường đến 6 tháng. Cụ thể, chúng tồn tại thuận lợi ở điều kiện thiếu sáng. Thời gian sống của loài vi khuẩn này ngoài môi trường sẽ giảm xuống khi chúng tiếp xúc với nhiệt độ, ánh nắng mặt trời. Nếu tiếp xúc với nhiệt độ cao (khoảng 58 độ C) trong khoảng 10 phút, chúng sẽ bị tiêu diệt.
3. Triệu chứng ở người mắc bệnh bạch hầu
3.1. Triệu chứng ở người bị bạch hầu họng
Theo từng giai đoạn tiến triển, biểu hiện ở người mắc bạch hầu sẽ thay đổi đôi chút:
- Giai đoạn ủ bệnh: Kéo dài từ 2 đến ngày, người bệnh hầu như không biểu hiện triệu chứng bất thường.
- Giai đoạn khởi phát: Người bệnh bắt đầu sốt nhẹ (37.5 đến 38 độ C). Kèm theo đó là triệu chứng chán ăn, cơ thể mệt mỏi, họng bị đau, sổ mũi, nước mũi có thể dính máu, hỏng hơi chuyển đỏ, amidan điểm trắng theo dạng giả mạc xuất hiện tại 1 bên.
- Giai đoạn toàn phát: Sốt cao trên 38 độ C, mệt mỏi, da xanh xao, giả mạc màu trắng bắt đầu xuất hiện tại 2 bên amidan rồi dần dần lan đến lưỡi gà và vùng màn hầu. Ngoài ra, người bệnh còn cảm thấy sưng, đau ở hạch góc hàm, nước mũi chảy nhiều và chuyển sang màu trắng (thậm chí lẫn mủ).
- Giai đoạn lui bệnh: Sau thời gian điều trị, người bệnh dần hạ sốt nhưng da vẫn còn xanh xao, cơ thể mệt mỏi. Sau khoảng 2 đến 3 tuần, bệnh nhân mới phục hồi rõ rệt.
Đến giai đoạn toàn phát, người bệnh bắt đầu sốt cao
3.2. Triệu chứng ở người mắc bạch hầu thanh quản
Dưới đây là triệu chứng thường gặp ở người mắc bạch hầu thanh quản:
- Thanh quản bị xung huyết, phù nề (hay gặp ở trẻ 2 đến 5 tuổi).
- Giọng nói khàn, khó thở, xuất hiện tiếng rít thanh quản mỗi khi thở (các dấu hiệu cho thấy thanh quản bị viêm cấp).
- Khi bệnh tiến triển nặng, người bệnh có xu hướng bị khó thở, thậm chí tử vong.
3.3. Triệu chứng ở người mắc bạch hầu ác tính
Chủ yếu xuất hiện trong giai đoạn đầu của bệnh, kéo dài trong khoảng 3 đến 7 ngày tính từ thời điểm khởi phát. Biến chứng dễ nhận thấy nhất là tình trạng sốt cao lên đến 40 độ C, hạch cổ dần sưng đỏ, phần giả mạc bắt đầu lan rộng.
Khi tình trạng bệnh trở nặng, người bệnh dễ bị viêm cơ tim, suy thận, hệ thần bị ảnh hưởng.
4. Biến chứng nguy hiểm của bệnh bạch hầu
4.1. Biến chứng ở hệ tim mạch
Độc tố bạch hầu khiến nhu mô, mỡ tại phần cơ tim bị thoái hóa. Kèm theo đó là hàng loạt biến chứng như:
- Suy tim, trụy mạch dẫn đến tử vong.
- Huyết khối tim, xuất hiện vào khoảng ngày thứ 15.
Suy tim dễ nguy hiểm đến tính mạng
4.2. Biến chứng ở hệ thần kinh
Ngoài hệ tim mạch, độc tố bạch hầu còn có khả năng tác động đến hệ thần kinh, gây không ít biến chứng nghiêm trọng. Cụ thể:
- Chức năng nuốt và giọng nói của người bệnh bị rối loạn, có thể bị liệt từ một vài ngày hoặc một vài tuần.
- Liệt dây thần kinh III và VI, mi bị sụp, người bệnh bị viễn thị.
- Hai chân dưới bị liệt,…
Trong phần lớn các trường hợp, triệu chứng liệt sẽ biến mất sau một thời gian, khi người bệnh phục hồi.
4.3. Tổn thương thận
Tổn thương thận khiến sức khỏe của người bệnh bị ảnh hưởng. Mức độ tổn thương tuỳ thuộc theo từng trường hợp.
5. Các phương pháp chẩn đoán bệnh bạch hầu
5.1. Khám lâm sàng kết hợp điều tra dịch tễ
Trước tiên, bác sĩ sẽ hỏi thăm triệu chứng, kiểm tra xem giả mạc đã xuất hiện hay chưa. Tiếp đó, có thể kết hợp điều tra dịch tễ: hỏi xem bệnh nhân từng đến vùng dịch, tiếp xúc với người bệnh hay không,...
5.2. Làm các xét nghiệm cần thiết
Sau bước kiểm tra lâm sàng, người bệnh thường được lấy dịch từ họng hầu (tại phần rìa quang giả mạc) để đem đi phân tích. Thông qua quá trình nhuộm soi dưới kính hiển vi, nuôi cấy trong môi trường đặc biệt, xét nghiệm PCR, bác sĩ có thể phần nào đưa ra kết luận chính xác bệnh nhân đã nhiễm bạch hầu hay chưa.
Ngoài ra, bệnh nhân đôi khi cũng được chỉ định làm thêm xét nghiệm sinh hóa máu, phân tích nước tiểu, chụp X-quang vùng ngực,... nhằm giúp bác sĩ theo dõi, phát hiện biến chứng.
Xét nghiệm máu cũng có tác dụng hỗ trợ chẩn đoán bệnh
6. Cách điều trị bệnh bạch hầu
6.1. Điều trị bằng huyết thanh kháng độc (SAD)
Biện pháp điều trị này cần áp dụng càng sớm càng tốt. Dựa theo tình trạng bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định liều tiêm phù hợp. Sau đây là liều tiêm tham khảo:
- Bạch hầu mũi họng: Liều lượng tiêm SAD từ 40.000 đến 60.000 UI.
- Bạch hầu thanh quản (48 giờ đầu) hoặc họng hầu: Liều lượng tiêm SAD 80.000 đến 100.000 UI.
- Bạch hầu ác tính: Liều lượng tiêm SAD từ 40.000 đến 60.000 UI.
Trường hợp bệnh chuyển nặng, bác sĩ có thể chỉ định pha SAD với nước muối sinh lý để truyền chậm vào tĩnh mạch trong khoảng 2 đến 4 giờ.
6.2. Điều trị bằng kháng sinh
Bệnh nhân được bổ sung kháng sinh theo đường uống hoặc đường tiêm, liều lượng tùy theo tình trạng bệnh và đối tượng cụ thể. Thời gian điều trị kháng sinh thường kéo dài 2 tuần hoặc đến khi hết giả mạc.
6.3. Một số phương pháp điều trị khác
Ngoài 2 phương pháp điều trị cơ bản kể trên, bác sĩ đôi khi còn chỉ định một số cách thức điều trị khác, tùy vào tình trạng bệnh. Chẳng hạn như:
- Can thiệp bằng máy thở oxy (trường hợp cấp cứu, người bệnh khó thở thanh quản cấp độ II).
- Bổ sung nước và điện giải.
- Kết hợp điều trị Corticoid.
- Truyền dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch hoặc dạ dày,...
7. Làm thế nào để phòng ngừa bệnh bạch hầu?
Tiêm vắc xin hồng bạch hầu, chú ý rửa tay bằng xà phòng hoặc các loại dung dịch sát khuẩn chuyên dụng, tránh đến khu vực có dịch, đeo khẩu trang khi ra ngoài,... là một số biện pháp phòng bệnh bạch hầu hiệu quả.
Trong đó, tiêm vắc xin theo hướng dẫn của Bộ Y tế vẫn là cách phòng bệnh bạch hầu hiệu quả nhất. Một địa chỉ tiêm chủng vắc xin phòng bệnh uy tín bạn có thể lựa chọn là Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch tiêm, Quý khách hãy liên hệ với MEDLATEC theo hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
BS Chỉnh đã duyêt
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!