Tin tức
Bệnh đậu mùa khỉ có chữa được không, làm cách nào để khỏi bệnh?
- 01/11/2023 | Mụn đậu mùa khỉ: dấu hiệu nhận biết và cách xử trí an toàn
- 01/11/2023 | Nhận biết dấu hiệu bệnh đậu mùa khỉ để có cách đối phó hiệu quả
- 01/11/2023 | Nguyên nhân bệnh đậu mùa khỉ là gì
- 01/11/2023 | Mách bạn cách phân biệt đậu mùa khỉ và thủy đậu
- 01/11/2023 | Phòng tránh đậu mùa khỉ - giải pháp bảo vệ bản thân và gia đình
1. Triệu chứng thường gặp ở bệnh đậu mùa khỉ
Sau thời gian ủ bệnh, người bị bệnh đậu mùa khỉ bắt đầu khởi phát các triệu chứng:
- Bị đau đầu, lưng và cơ.
- Sốt cao.
- Cơ thể bị suy nhược.
- Nổi hạch toàn thân.
- Sau khi bị sốt 1 - 3 ngày, người bệnh sẽ nổi ban trên da, thường tập trung ở mặt và chân tay. Một số trường hợp nổi ban ở cơ quan sinh dục, niêm mạc miệng hoặc mắt. Trình tự tiến triển ban bắt đầu từ dạng dát, sẩn cho đến mụn nước và mụn mủ sau đó nốt mụn tự đóng vảy, khô và bong tróc. Nếu tổn thương da nghiêm trọng thành mảng lớn thì sau khi khỏi bệnh sẽ để lại sẹo.
Các triệu chứng nhận diện bệnh đậu mùa khỉ
Các triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ trên đây thường diễn tiến rất nhanh với các mức độ khác nhau ở từng bệnh nhân. Có trường hợp người bệnh chỉ bị sốt kèm theo tình trạng nổi mụn mà không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng cũng có trường hợp virus phát triển mạnh mẽ, tấn công hệ thần kinh gây nên các biến chứng nguy hiểm như: viêm mô tủy sống, viêm não, viêm phổi phế quản, mất thị giác, mất trí nhớ,... và thậm chí tử vong (rất ít).
Nguy cơ biến chứng do đậu mùa khỉ chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ, người già, người bị suy yếu miễn dịch.
2. Bệnh đậu mùa khỉ có chữa được không, làm sao để khỏi?
2.1. Có thể chữa được bệnh đậu mùa khỉ không?
Bệnh đậu mùa khỉ có chữa được không luôn là mối quan tâm chung của rất nhiều người, nhất là những ai đang có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh. Đến nay vẫn chưa tìm ra thuốc đặc trị đối với bệnh lý này. Các chuyên gia y tế toàn cầu vẫn đang nỗ lực nghiên cứu để tìm ra giải pháp điều trị bệnh.
Tuy nhiên, không nên quá hoang mang về vấn đề bệnh đậu mùa khỉ có chữa được không vì thực tế bệnh lý này có thể tự khỏi trong 2 - 4 tuần mà không cần điều trị. Trong khoảng thời gian này, các triệu chứng của bệnh sẽ dần dần thuyên giảm và biến mất.
Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách thức chăm sóc tại nhà và chỉ định đơn thuốc phù hợp. Hầu hết các phương pháp điều trị đậu mùa khỉ hiện nay đều nhằm mục đích giảm nhẹ và kiểm soát triệu chứng kết hợp cải thiện hệ miễn dịch. Người bệnh sẽ được cách ly và chăm sóc tích cực để sớm khỏi bệnh và tránh lây nhiễm cho người khác.
Lo lắng bệnh đậu mùa khỉ có chữa được không là tâm lý dễ hiểu ở người bệnh
2.2. Làm cách nào để khỏi bệnh đậu mùa khỉ?
Như vậy, với câu hỏi bệnh đậu mùa khỉ có chữa được không thì câu trả lời là có thể chữa khỏi bệnh bằng các cách:
- Chăm sóc tại nhà
Khi nghi ngờ có triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ người bệnh nên khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán đúng. Nếu bệnh nhân được bác sĩ chỉ định điều trị tại nhà thì cần lưu ý:
+ Sát khuẩn theo hướng dẫn của bác sĩ và để cho tổn thương tự khô.
+ Không chạm vào các tổn thương do đậu mùa khỉ xuất hiện ở mắt, miệng.
+ Cách ly người bệnh vào phòng riêng và không tiếp xúc với người thân để tránh lây lan.
+ Người bệnh dùng phòng tắm riêng và luôn đảm bảo vệ sinh sạch sẽ phòng tắm sau khi sử dụng.
+ Dùng dung dịch sát khuẩn để làm sạch thường xuyên các bề mặt chạm vào.
+ Dùng riêng vật dụng cá nhân, không để người thân dùng chung đồ dùng của mình.
+ Tự vệ sinh và giặt giũ quần áo.
+ Thường xuyên sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn hoặc xà phòng.
- Điều trị bằng thuốc
Hiện chưa có thuốc đặc trị với bệnh đậu mùa khỉ nên dùng thuốc kháng virus là phương pháp đang được áp dụng cho người mắc bệnh lý này. Việc dùng thuốc có tác dụng hạn chế nguy cơ gặp phải biến chứng và đẩy nhanh tốc độ hồi phục cho người bệnh.
Khi nghi ngờ dấu hiệu đậu mùa khỉ nên khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và hướng dẫn xử trí đúng cách
Các loại thuốc sau thường được bác sĩ cân nhắc để điều trị bệnh đậu mùa khỉ:
+ Thuốc Tecovirimat: đây là loại thuốc đã được FDA đã phê duyệt về độ an toàn trong điều trị ở người lớn và trẻ em vào năm 2018. Thuốc có thể dùng dạng tiêm tĩnh mạch hoặc đường uống.
+ Thuốc Brincidofovir: loại thuốc này cũng đã được FDA phê duyệt sử dụng dạng đường uống vào năm 2021 để điều trị đậu mùa ở người lớn và trẻ nhỏ.
+ Thuốc Cidofovir: loại thuốc này chủ yếu dùng trong trường hợp bị nhiễm trùng mắt do virus cytomegalo nhưng một số trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ cũng có thể sử dụng.
Nhìn chung, việc bệnh nhân có cần dùng thuốc điều trị bệnh đậu mùa khỉ hay không và dùng loại thuốc nào sẽ được bác sĩ chỉ định phù hợp với thực trạng bệnh và thể trạng của mỗi bệnh nhân. Và, có nhiều trường hợp bị đậu mùa khỉ không cần điều trị bệnh vẫn có thể tự khỏi. Do đó, người bệnh không nên quá bận tâm về vấn đề bệnh đậu mùa khỉ có chữa được không.
Để giảm thiểu những lo lắng liên quan đến bệnh đậu mùa khỉ thì mỗi cá nhân có thể tự chủ động phòng ngừa bệnh bằng cách:
- Không tiếp xúc với người hoặc động vật có nghi ngờ nhiễm hoặc đã mắc bệnh đậu mùa khỉ.
- Không tiếp xúc với bề mặt các vật dụng là đồ dùng của người bị bệnh đậu mùa khỉ.
- Sau khi tiếp xúc với người hay động vật bị nghi ngờ mắc đậu mùa khỉ cần dùng dung dịch sát khuẩn tay hoặc rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn.
- Nếu phải chăm sóc người bệnh đậu mùa khỉ thì cần có đồ bảo hộ cá nhân.
Những chia sẻ trên đây chắc hẳn đã giúp quý khách hàng trả lời được câu hỏi bệnh đậu mùa khỉ có chữa được không. Nếu còn thắc mắc nào khác hay có nhu cầu tư vấn về bệnh lý này, quý khách hàng có thể gọi trực tiếp hotline 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC để nhận được những thông tin chính xác.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!