Tin tức
Nhận biết dấu hiệu bệnh đậu mùa khỉ để có cách đối phó hiệu quả
- 01/11/2023 | Nguyên nhân bệnh đậu mùa khỉ là gì
- 01/11/2023 | Mách bạn cách phân biệt đậu mùa khỉ và thủy đậu
- 01/11/2023 | Phòng tránh đậu mùa khỉ - giải pháp bảo vệ bản thân và gia đình
1. Đậu mùa khỉ là bệnh gì?
Đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus đậu mùa khỉ (monkeypox virus) gây ra. Virus này có thể lây từ động vật sang người, khả năng lây nhiễm tương đối nhanh nếu không được kiểm soát tốt.
Monkeypox virus - tác nhân gây nên bệnh đậu mùa khỉ
Sự lây truyền bệnh đậu mùa khỉ từ người sang người có thể xảy ra qua tiếp xúc trực tiếp với vùng da của người bị nhiễm bệnh hoặc các tổn thương khác như ở miệng hoặc trên bộ phận sinh dục,... Virus sẽ xâm nhập vào cơ thể qua vùng da bị tổn thương, bề mặt niêm mạc (thường là miệng, hầu họng, mắt, bộ phận sinh dục, hậu môn trực tràng,...) hoặc qua đường hô hấp.
Virus đậu mùa khỉ có thể lây lan sang các thành viên khác trong gia đình và bạn tình. Những người có nhiều bạn tình có nguy cơ lây nhiễm cao hơn.
2. Nhận biết các dấu hiệu bệnh đậu mùa khỉ
2.1. Các dấu hiệu của bệnh đậu mùa khỉ
Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ có sự khác nhau ở từng bệnh nhân. Một số người mắc bệnh với triệu chứng tương đối nhẹ rồi tự khỏi nhưng cũng có không ít người xuất hiện triệu chứng nặng và cần được can thiệp y tế.
Các dấu hiệu bệnh đậu mùa khỉ điển hình gồm:
- Nổi ban trên da
Dấu hiệu rõ nhất của bệnh đậu mùa khỉ là sự xuất hiện các nốt ban trên da. Ban đầu, chúng thường có kích thước nhỏ và hình dáng giống như mụn đỏ, nhưng sau đó chúng nhanh chóng phát triển thành các nốt có kích thước lớn. Màu sắc của chúng có thể biến đổi từ đỏ tới nâu, có trường hợp sẽ bao phủ khắp bề mặt da của toàn cơ thể.
- Sưng và đau cơ
Bệnh nhân thường phải đối mặt với tình trạng sưng và đau cơ. Đây là một trong những triệu chứng đặc trưng, khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc di chuyển và gây ra cảm giác không thoải mái cho họ, nhất là khi cử động.
- Sốt và cảm giác mệt mỏi
Sốt là một dấu hiệu bệnh đậu mùa khỉ phổ biến. Bệnh nhân có thể phải đối mặt với tình trạng sốt cao đi kèm với cảm giác mệt mỏi, đau đầu dữ dội khiến cho cuộc sống hàng ngày bị ảnh hưởng.
- Tăng kích thước nốt mụn đầu khỉ, có mụn trong mắt và miệng
Một số bệnh nhân trải qua dấu hiệu bệnh đậu mùa khỉ là sự tăng lên về kích thước ở mức lớn của nốt mụn đầu khỉ ở trong miệng và mắt. Mụn có thể sưng khiến người bệnh không thoải mái khi nói chuyện và ăn uống. Ngoài ra, mắt của người bệnh cũng có thể nổi nốt đỏ và sưng.
Một số dấu hiệu bệnh đậu mùa khỉ dễ nhận diện
2.2. Thời gian kéo dài dấu hiệu bệnh đậu mùa khỉ là bao lâu?
Bệnh đậu mùa khỉ thường gây ra các dấu hiệu và triệu chứng trong vòng 1 - 21 ngày sau khi tiếp xúc với virus gây bệnh. Các dấu hiệu bệnh đậu mùa khỉ thường kéo dài 2 - 4 tuần nhưng có thể kéo dài hơn ở người có hệ miễn dịch yếu.
Một người mắc bệnh đậu mùa khỉ có thể lây bệnh sang người khác từ khi các triệu chứng của bệnh bắt đầu xuất hiện cho đến khi vết phát ban lành hẳn và hình thành lớp da mới. Cũng đã có trường hợp lây nhiễm đậu mùa khỉ cho người khác trong khoảng thời gian 1 - 4 ngày trước khi xuất hiện dấu hiệu bệnh (trường hợp này thường ít).
3. Nên làm gì khi có dấu hiệu nghi ngờ bị đậu mùa khỉ?
Khi bạn hoặc ai đó trong gia đình nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ thì cần lập tức thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giảm nguy cơ lây lan cho cộng đồng và giúp sức khỏe sớm hồi phục. Vì thế, khi nghi ngờ dấu hiệu bệnh đậu mùa khỉ, hãy:
- Chủ động tự cách ly
Để ngăn chặn sự lây lan cho người khác thì người nghi ngờ mắc bệnh hoặc đã bị mắc bệnh đậu mùa khỉ cần giữ khoảng cách, đeo khẩu trang và cách ly với những người xung quanh. Chỉ đến khi tất cả các tổn thương trên da do bệnh đậu mùa khỉ gây ra đã bong vảy, lớp da mới đã hình thành thì mới nên tiếp xúc với người khác.
- Thực hiện biện pháp phòng ngừa bị lây nhiễm
Muốn bảo vệ bản thân trước nguy cơ lây nhiễm đậu mùa khỉ thì người đã từng tiếp xúc với người bị nghi ngờ nhiễm bệnh hoặc đang mắc bệnh cần thực hiện biện pháp phòng ngừa như: dùng chất sát trùng hoặc xà phòng diệt khuẩn để rửa tay thường xuyên, tránh tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh, đeo khẩu trang,...
Thực hiện xét nghiệm khi nghi ngờ dấu hiệu bệnh giúp chẩn đoán đúng bệnh đậu mùa khỉ
- Đến khám bác sĩ Da liễu trong trường hợp:
+ Bị sốt, đau nhức hoặc sưng hạch bạch huyết.
+ Nổi ban đỏ hoặc có vết loét lan nhanh trên bề mặt da.
+ Đã có tiếp xúc gần gũi với người bị nghi ngờ hoặc đã được chẩn đoán mắc bệnh đậu mùa khỉ.
- Các trường hợp cần can thiệp y tế khẩn cấp:
+ Xuất hiện một ổ nốt mụn mủ cứng trên bề mặt da.
+ Bị lú lẫn, đau ngực.
+ Khó nói.
+ Mất ý thức.
+ Mất khả năng vận động.
+ Co giật.
+ Khó thở.
Việc nhận diện sớm dấu hiệu bệnh đậu mùa khỉ không chỉ giúp kiểm soát tốt bệnh lý này, ngăn ngừa các hệ lụy sức khỏe do bệnh gây ra; mà còn giúp người bệnh thực hiện các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn sự lây lan của virus đậu mùa khỉ trong cộng đồng.
Tuy nhiên, điều đáng nói là, các đặc điểm tổn thương trên da của bệnh lý này tương đối dễ nhầm lẫn với sởi, thủy đậu, mụn rộp sinh dục,... Nếu không có kiến thức chuyên môn chính xác thì rất khó khăn trong việc nhận diện đúng dấu hiệu bệnh đậu mùa khỉ.
Bởi vậy, nếu nghi ngờ có dấu hiệu của bệnh thì cách tốt nhất nên làm là khám bác sĩ chuyên khoa để thực hiện các kiểm tra giúp chẩn đoán đúng bệnh. Điều này cũng sẽ giúp người bệnh được hướng dẫn điều trị phù hợp, cách chăm sóc da hiệu quả để ngăn chặn nhiễm trùng.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!