Tin tức
Bệnh Ebola: triệu chứng và cách phòng ngừa hiệu quả
- 16/06/2022 | Dịch Ebola - Đại dịch đe dọa cả thế giới!
- 23/11/2020 | Chuyên gia tư vấn cách nhận biết và phòng tránh Ebola
- 09/02/2021 | Điểm qua một số con đường lây nhiễm vi rút Ebola và cách điều trị
1. Tìm hiểu về virus Ebola
Tác nhân gây bệnh Ebola là virus Ebola thuộc chi Ebolavirus, có khả năng lây nhiễm cho người và linh trưởng. Virus này được phát hiện lần đầu tiên vào khoảng năm 1976 trong đợt dịch sốt xuất huyết bùng phát tại Châu Phi, sau đó gây bùng phát nhiều đợt dịch khác tới nay.
Ebola là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus Ebola gây ra
Các nghiên cứu đã chỉ ra, sự lây lan của virus Ebola có liên quan mật thiết đến loài dơi ăn quả châu Phi, nghi ngờ đây là vật chủ trung gian chứa virus. Ở các nước khu vực Châu Á như Việt Nam, bệnh Ebola cũng được ghi nhận, được cho rằng chủ yếu do lây từ người sang người.
Sau khi nhiễm virus Ebola, thời gian ủ bệnh có thể kéo dài từ 2 - 21 ngày, thời gian này người bệnh hoàn toàn không có triệu chứng hoặc triệu chứng rất mờ nhạt. Do vậy, hầu hết người bệnh không biết về tình trạng của bản thân mà vô tình gây lây truyền bệnh Ebola cho người khác. Virus Ebola có thể tồn tại từ vài giờ đến vài ngày trong điều kiện môi trường bình thường, thường xuất hiện ở các bề mặt khô hoặc chất lỏng từ cơ thể người bệnh.
Virus Ebola có thể tấn công vào nhiều cơ quan nội tạng
Khi xâm nhập vào cơ thể, virus Ebola ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan, trong đó có cơ quan nội tạng quan trọng như gan, thận,... Virus Ebola có thể phát hủy hệ miễn dịch và ảnh hưởng tới khả năng đông máu tự nhiên. Kết quả là những bệnh nhân nhiễm Ebola nặng sẽ xuất hiện tình trạng xuất huyết phủ tạng rất nghiêm trọng, khó cầm máu, dễ gây sốc và tử vong.
Bệnh Ebola có thể xảy ra ở tất cả các đối tượng, song những người đã mắc bệnh lý nền ảnh hưởng đến miễn dịch thì nguy cơ biến chứng và tỷ lệ tử vong cao hơn.
2. Triệu chứng bệnh Ebola điển hình
Triệu chứng bệnh Ebola thường xuất hiện sau 2 - 21 ngày ủ bệnh kể từ khi nhiễm virus. Diễn biến bệnh thể hiện khá rõ qua triệu chứng, cụ thể như sau:
2.1. Triệu chứng ban đầu
Triệu chứng ban đầu của bệnh Ebola khá giống nhiễm virus thông thường như: sốt, cơ thể nhức mỏi, đau ở nhiều vị trí nhất là đau cơ, đau nhức đầu dữ dội, đau khớp, đau bụng,... Triệu chứng kéo dài khiến người bệnh mệt mỏi, yếu hơn. Ngoài ra, Ebola cũng tấn công hệ miễn dịch nên người bệnh có nguy cơ mắc đồng thời nhiễm trùng khác gây nguy hiểm hơn cho sức khỏe.
Triệu chứng ban đầu của bệnh Ebola dễ gây nhầm lẫn
2.2. Triệu chứng sau
Triệu chứng tiêu hóa của bệnh Ebola xuất hiện muộn hơn bao gồm: đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, xuất huyết dạ dày không rõ nguyên nhân,... Ngoài ra còn một số triệu chứng khác như phát ban da, nấc cụt, mắt đỏ, chảy máu, da bầm tím,...
Triệu chứng của bệnh Ebola dễ bị nhầm lẫn với các bệnh sốt, sốt rét hay thương hàn nhưng ở giai đoạn sau sẽ rõ ràng hơn. Cần được chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh sớm, nếu không các biến chứng nặng như xuất huyết, giảm bạch cầu, tăng men gan,... có thể nguy hiểm với sức khỏe.
3. Cách phòng tránh bệnh Ebola
Ebola là bệnh truyền nhiễm do virus, tuy nhiên không lây lan qua đường không khí như nhiều loại virus khác mà qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của người bệnh hoặc qua động vật hoang dã. Dù ở Việt Nam chưa ghi nhận ca nhiễm Ebola nào nhưng người dân vẫn cần tuân thủ các biện pháp phòng, tránh bệnh do Bộ Y tế khuyến nghị.
Tiêm phòng vắc xin là cách phòng bệnh Ebola hiệu quả nhất
Tiêm phòng vắc xin là cách hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh Ebola. Cơ thể sẽ được nhận diện với virus Ebola sớm và hình thành miễn dịch, giúp tiêu diệt virus khi nhiễm bệnh thực sự. Kháng thể kháng Ebola có thể duy trì lâu dài trong máu người bệnh, là cách bảo vệ cơ thể phòng ngừa hiệu quả nhất.
Ngoài ra, để phòng ngừa Ebola hiệu quả, tránh bùng phát thành dịch lớn thì mỗi người cần trang bị kiến thức đầy đủ về con đường lây nhiễm, dấu hiệu để nhận biết sớm. Đặc biệt sau khi nhiễm virus, thời gian ủ bệnh từ 2 - 21 ngày nhưng virus hoàn toàn có thể lây từ người bệnh sang cộng đồng. Do đó, cần lưu ý những điều sau:
-
Tự cách ly y tế, theo dõi tình trạng sức khỏe sau khi trở về từ vùng có bệnh Ebola bùng phát hoặc từng tiếp xúc gần có nguy cơ lây nhiễm với người bệnh, người nghi ngờ mắc bệnh. Nếu có dấu hiệu, cần thông báo với cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa lây nhiễm.
-
Không tiếp xúc máu, vết thương hở, niêm mạc, dịch cơ thể với người nhiễm bệnh Ebola hoặc người đã chết vì Ebola.
-
Các đối tượng đã điều trị khỏi bệnh Ebola cũng cần cách ly theo dõi y tế sau đó, nếu trong cơ thể vẫn còn tồn tại virus Ebola sẽ cần tiếp tục điều trị để loại bỏ hoàn toàn nguy cơ.
-
Người khỏe mạnh khi chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân Ebola cần trang bị đầy đủ quần áo, đồ bảo hộ tránh lây nhiễm.
-
Hạn chế tiếp xúc, ăn thịt các loại động vật hoang dã không rõ nguồn gốc như dơi, vượn, khỉ,...
Người có triệu chứng Ebola cần được cách ly và điều trị y tế nghiêm ngặt
Nếu bản thân có nguy cơ nhiễm Ebola hoặc đã nhiễm bệnh, cần chẩn đoán và điều trị sớm. Việc này không những giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh mà còn giảm tỷ lệ tử vong và biến chứng.
Nếu cần tư vấn thêm hoặc hỗ trợ y tế liên quan, quý khách hàng có thể liên hệ với MEDLATEC qua đường dây nóng 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!