Tin tức
Bệnh hen suyễn: Làm sao để kiểm soát và phòng ngừa?
- 15/12/2022 | Nguyên nhân hen phế quản là do đâu? Điều trị thế nào?
- 25/04/2023 | Biểu hiện của cơn hen tim như thế nào?
- 31/05/2023 | 6 số bài tập hít thở cho người hen suyễn
1. Tổng quan về bệnh hen suyễn
Chúng ta thường nghe nói nhiều về bệnh hen suyễn nhưng không phải ai cũng rõ đây là bệnh gì, do nguyên nhân nào với các triệu chứng ra sao.
Bệnh hen suyễn là gì?
Bệnh hen suyễn là một trong những bệnh lý mạn tính về hô hấp. Bệnh dùng để chỉ tình trạng niêm mạc phế quản bị viêm, phù nề và tái phát liên tục khi gặp các yếu tố thuận lợi. Lúc này, đường thở của người bệnh bị tắc nghẽn, cổ họng tăng tiết đờm, dẫn đến ho có đờm, thở khò khè, thở rít, khó thở, đau tức ngực.
Bệnh hen suyễn rất phổ biến, có thể xảy ra ở trẻ nhỏ và người lớn
Đối tượng nào dễ mắc bệnh hen suyễn?
Những người thuộc các trường hợp dưới đây sẽ có nguy cơ cao bị hen suyễn:
- Tiền sử gia đình có người bị hen suyễn.
- Cơ địa dị ứng, đặc biệt là dị ứng về da và hô hấp.
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp tái đi tái lại.
- Sinh sống, làm việc trong môi trường ô nhiễm.
Nguyên nhân gây cơn hen suyễn
Nếu thuộc các trường hợp có nguy cao bị hen suyễn như nói trên và gặp các yếu tố thuận lợi dưới đây thì người bệnh có thể khởi phát cơn hen hoặc bị lên cơn hen trầm trọng.
- Hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc lá do người khác hút.
- Tiếp xúc với bụi bẩn, mạt bụi tích tụ trong không gian sống, đặc biệt là quần áo, chăn ga gối nệm,…
- Hít phải lông thú nuôi (lông chó, lông mèo,…) hay phấn hoa, nước hoa, mỹ phẩm,…
- Sinh sống, làm việc gần nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp,… hay nơi có môi trường ô nhiễm.
- Không gian sinh hoạt ẩm thấp, nhiều nấm mốc, bị rò rỉ và tích tụ nước ở sàn nhà, tường nhà.
- Tâm trạng không tốt, bị căng thẳng, lo lâu, buồn bã hay có cảm xúc mạnh.
- Thời tiết giao mùa, thay đổi thất thường.
- Mắc bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản.
Khói thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ra các cơn hen suyễn
Các triệu chứng của bệnh hen suyễn
Triệu chứng của bệnh hen suyễn khá giống với nhiều bệnh lý về hô hấp khác. Và tùy vào cơ địa, tình trạng của mỗi người mà sẽ có những triệu chứng khác nhau. Nhưng nhìn chung, có thể chẩn đoán bệnh hen suyễn qua các triệu chứng sau.
- Ho có đờm, đặc biệt là ho nhiều và dai dẳng vào ban đêm: Đây chính là triệu chứng điển hình của bệnh hen suyễn, có thể phân biệt với triệu chứng ho do cảm lạnh, viêm họng,…
- Thở khò khè: Người bị hen suyễn sẽ có tiếng thở rất khác biệt, đó là thở khò khè và nghe có tiếng rít trong hơi thở, nhất là trong điều kiện không khí lạnh và khô.
- Thở nhanh và gấp: Thường xảy ra khi người bệnh vận động mạnh, làm việc nặng như tập luyện quá sức, leo cầu thang, khuân vác đồ nặng,…
- Khó thở: Do tình trạng viêm và phù nề của niêm mạc phế quản dẫn đến đường thở bị thu hẹp, tắc nghẽn nên người bệnh sẽ gặp khó khăn khi thở.
- Đau và nặng ở vùng ngực: Kèm với khó thở, người bệnh hen suyễn sẽ cảm thấy vùng ngực bị đau tức và nặng nề như có vật gì đè, siết.
- Da xanh xao, nhợt nhạt: Do hệ hô hấp không nhận đủ oxy nên người bệnh sẽ bị toát mồ hôi kèm theo da tái xanh, nhợt nhạt.
Người bị hen suyễn thường ho nhiều, ho dai dẳng vào ban đêm
2. Biện pháp kiểm soát và phòng ngừa bệnh hen suyễn
Để kiểm soát và phòng ngừa bệnh hen suyễn, đặc biệt là các cơn hen cấp tính, người bệnh cần chủ động thực hiện các biện pháp sau.
Tránh tác nhân gây kích ứng, dị ứng
Đây là nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong việc bảo vệ sức khỏe của người mắc bệnh hen suyễn. Người bệnh cần sinh hoạt, làm việc trong không gian sạch sẽ, tránh xa các tác nhân làm kích ứng, dị ứng như bụi bẩn, phấn hoa, lông thú, hóa mỹ phẩm, đặc biệt là khói thuốc lá.
Hạn chế vận động mạnh
Người bị bệnh hen suyễn cũng không nên vận động mạnh như tập thể dục quá sức, khuân vác đồ nặng, leo cầu thang,… Nếu không sẽ rất dễ rơi vào tình trạng khó thở, đau tức ngực rất nguy hiểm.
Tích cực uống nước
Thường xuyên uống nước sẽ giúp miệng và cổ họng không bị khô rát, hạn chế các cơn ho. Ngoài ra, nước còn làm sạch đường thở và loãng dịch đờm trong họng, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Do đó, để phòng ngừa và kiểm soát cơn hen, người bệnh nên tích cực uống nước, từ 2 - 3 lít/ ngày và uống ngay cả khi không thấy khát.
Che mũi, miệng khi ra ngoài
Cơ địa của người mắc bệnh hen suyễn rất nhạy cảm nên cần có biện pháp che mũi, miệng khi ra ngoài và ở những nơi đông người. Theo đó, người bệnh luôn phải đeo khẩu trang để phòng ngừa bụi bẩn, vi khuẩn, virus tấn công và gây bệnh. Sau khi về nhà thì cần tháo bỏ khẩu trang, rửa mặt mũi và rửa tay sạch sẽ.
Đeo khẩu trang và giữ ấm cơ thể khi ra ngoài để phòng bệnh hen suyễn
Giữ ấm cho cơ thể
Cơn hen có thể khởi phát khi thời tiết thay đổi đột ngột, trở nên lạnh hơn. Vì vậy, người bệnh nên giữ ấm cho cơ thể vào mùa lạnh để phòng ngừa bệnh. Song song với việc mặc áo khoác, choàng khăn, đội nón thì người bệnh không nên ngồi trong phòng có máy lạnh quá lâu để tránh cơ thể bị nhiễm lạnh.
Dùng thuốc theo chỉ định
Để kiểm soát và cắt cơn hen, người bệnh có thể dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc có thể dùng để dự phòng hoặc dùng để cắt cơn khi có triệu chứng. Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định và theo sát phác đồ điều trị để đảm bảo mang lại hiệu quả cao nhất và giảm thiểu các tác dụng phụ.
Ngoài ra, việc tiêm phòng các vắc xin như vắc xin phòng ngừa cúm, vắc xin phế cầu,… cũng có tác dụng trong việc phòng ngừa bệnh hen suyễn.
Những chia sẻ trên đây giúp bạn nắm rõ hơn về bệnh hen suyễn. Để được thăm khám và điều trị bệnh lý này hay các bệnh lý về hô hấp, bạn hãy đến Chuyên khoa Hô hấp của Hệ thống Y tế MEDLATEC.
Quý khách cũng có thể gọi đến hotline 1900 56 56 56 để chủ động đặt lịch khám.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!