Tin tức
Bệnh lao phổi có chữa được không và lời khuyên từ bác sĩ
- 14/10/2024 | Xét nghiệm lao là gì? Những đối tượng nào nên thực hiện
- 25/10/2024 | Xét nghiệm MGIT - Phương pháp chẩn đoán lao phổi tiên tiến
- 31/10/2024 | Ho kéo dài không dứt, cô gái 28 tuổi đi khám phát hiện mắc lao phổi
- 10/12/2024 | Triệu chứng bệnh lao phổi: Nhận biết sớm để thăm khám và điều trị kịp thời
1. Bệnh lao phổi có nguy hiểm không?
Trước khi giải đáp thắc mắc “bệnh lao phổi có chữa được không”, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin giúp bạn hiểu rõ về căn bệnh này và mức độ nguy hiểm của nó.
Căn bệnh này do Mycobacterium Tuberculosis gây ra, có khả năng lây lan rộng và rất nhanh chóng ngay cả khi áp dụng những biện pháp phòng ngừa cẩn thận, chúng ta vẫn rất khó kiểm soát được sự lây lan của bệnh. Cứ 1 người bị lao phổi có ho khạc ra vi khuẩn có thể lây cho 10-15 người khác, nhất là trong môi trường gia đình, lớp học hay trại tập trung,... thì nguy cơ lây bệnh càng tăng cao khi người bệnh chưa được điều trị. Tuy nhiên, khả năng lây lan bệnh sẽ rất thấp khi người bệnh đã được điều trị bằng thuốc chống lao.
Lao phổi có thể gây biến chứng nghiêm trọng
Vi khuẩn lao sau khi xâm nhập vào phổi sẽ phát triển mạnh mẽ và làm tổn thương phổi và các cơ quan hệ hô hấp. Nếu không điều trị kịp thời, người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng rất nguy hiểm như xơ phổi, tràn dịch màng phổi, suy hô hấp mạn tính, u nấm phổi Aspergillus, nhiễm trùng xương, tổn thương khớp, ảnh hưởng đến chức năng gan thận, viêm mô quanh tim,... Hiện nay, cách phòng bệnh hiệu quả nhất là cho trẻ tiêm vắc xin phòng lao phổi ngay trong tháng tuổi đầu tiên.
2. Bệnh lao phổi có chữa được không?
Rất nhiều người thắc mắc “bệnh lao phổi có chữa được không”. Đây là căn bệnh rất nguy hiểm nhưng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì tiên lượng bệnh rất khả quan, thậm chí cũng có nhiều trường hợp được chữa khỏi bệnh.
Người bệnh cần tuân thủ tốt quá trình điều trị
Cũng cần lưu ý rằng, điều trị bệnh là quá trình phức tạp diễn ra trong một khoảng thời gian dài, vì thế người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ nếu muốn chữa khỏi bệnh.
3. Phương pháp điều trị lao phổi
Trước hết, để chẩn đoán chính xác có phải mắc lao phổi hay không, bệnh nhân cần được thực hiện xét nghiệm đờm nhiều lần vào những thời điểm như sau tháng thứ 2 hoặc thứ 3 trong giai đoạn điều trị tấn công hoặc sau tháng thứ 5 và thứ 8 của giai đoạn điều trị duy trì,...
Phương pháp điều trị phổ biến là sử dụng thuốc chống lao và một số loại thuốc khác theo hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ điều trị. Thông thường, sau khoảng vài tuần, bệnh nhân sẽ thấy ổn định hơn, khỏe hơn, ăn ngon hơn và những triệu chứng bệnh cũng dần thuyên giảm. Nếu bỏ điều trị giữa chừng, bệnh sẽ không thể khỏi mà còn gây ra tình trạng kháng thuốc khiến vi khuẩn lao phát triển mạnh và khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Đồng thời, quá trình điều trị bệnh về sau sẽ khó khăn hơn rất nhiều mà hiệu quả điều trị sẽ không cao.
Người bệnh lao phổi thường cần dùng thuốc trong vòng 6 tháng hoặc lâu hơn, tùy theo từng trường hợp cụ thể. Ngoài thuốc điều trị, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp phẫu thuật nếu cần thiết. Mục đích của phẫu thuật là cắt bỏ ổ lao trong phổi, giúp hang lao xẹp lại, liền tổn thương tại phổi, phục hồi chức năng phổi,...
Phẫu thuật điều trị lao phổi được đánh giá là đại phẫu, do đó tồn tại những nguy cơ rủi ro nhất định, thậm chí gây tử vong. Bởi vậy, phương pháp này không được khuyến khích mà chỉ nên áp dụng với những trường hợp đã dùng thuốc lâu dài nhưng không cho kết quả khả quan.
Theo Bộ Y tế, tại Việt Nam, năm 2021 ghi nhận 169.000 người mắc bệnh lao và 12.000 người tử vong do lao. Trong đó, 63% bệnh nhân lao thường, 98% bệnh nhân lao kháng thuốc và gia đình đối mặt với những chi phí thảm họa - nghĩa là chi phí cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh lao vượt quá 20% thu nhập hàng năm của cả hộ gia đình. 70% người mắc lao ở trong độ tuổi lao động.
4. Những lưu ý khi chăm sóc người bệnh lao phổi
Dưới đây là một số lưu ý để khi chăm sóc người bệnh lao phổi để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất và hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh:
- Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với bệnh nhân. Bên cạnh đó, trẻ nhỏ và người già hay những người có bệnh nền không nên tiếp xúc với người bệnh để hạn chế nguy cơ lây bệnh.
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho người bệnh: Người bệnh lao phổi có nguy cơ bị suy kiệt cơ thể. Chính vì thế, cần áp dụng chế độ ăn uống đủ các chất cần thiết như chất đạm, chất béo, tinh bột, chất xơ và các loại vitamin để bệnh nhân có đủ sức khỏe, chống lại sự tấn công của vi khuẩn.
Trong những ngày đầu tiên điều trị bệnh, bạn nên cho bệnh nhân ăn những loại thức ăn mềm, lỏng và dễ tiêu chẳng hạn như súp, cháo,... Nên thường xuyên đổi thực đơn, cho người bệnh ăn đa dạng thực phẩm và chia nhỏ bữa ăn để giúp bệnh nhân ăn ngon miệng hơn. Đồng thời, không nên cho bệnh nhân ăn các loại đồ ăn cay nóng, món ăn chứa nhiều dầu mỡ và không nên uống rượu, bia.
- Thường xuyên vệ sinh cho người bệnh và làm sạch không gian sống để hạn chế nguy cơ lây nhiễm, chẳng hạn:
+ Diệt khuẩn đồ dùng cá nhân của người bệnh.
+ Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn.
+ Người bệnh cần để khăn giấy đã dùng hay dung dịch khạc nhổ đúng nơi quy định để phòng ngừa lây nhiễm bệnh cho người khác.
- Để hạn chế ho, nên nằm nghiêng đầu sang một bên.
- Uống thuốc đầy đủ và đúng liều. Có thể đặt giờ để hạn chế việc quên liều thuốc hoặc nguy cơ dùng thuốc quá liều gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
- Nếu triệu chứng đã giảm, bệnh nhân có thể vận động nhẹ nhàng và thực hiện một số biện pháp giải trí như đọc sách, xem phim, nghe nhạc,... Từ đó, giúp tinh thần vui vẻ, thư giãn,... đẩy nhanh quá trình phục hồi sức khỏe.
- Nếu có triệu chứng bất thường, cần liên hệ với bác sĩ điều trị hoặc đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn và hướng dẫn cách xử trí cụ thể.
Bạn nên đi khám chuyên khoa nếu nghi ngờ có triệu chứng bệnh
Trên đây là những thông tin giúp bạn làm rõ vấn đề bệnh lao phổi có chữa được không và những lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân và nâng cao hiệu quả điều trị. Để được tìm hiểu thêm về bệnh hoặc có nhu cầu đặt lịch khám sức khỏe, mời bạn liên hệ với Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56, nhân viên tổng đài sẽ trực tiếp tư vấn và hướng dẫn cụ thể cho bạn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!