Tin tức

Bệnh loãng xương có triệu chứng gì và điều trị loãng xương thế nào hiệu quả?

Ngày 05/11/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Trần Thị Kim Ngọc
Loãng xương dễ xảy ra với nhiều người, đặc biệt là người lớn tuổi. Chỉ khi bệnh được nhận diện sớm, chẩn đoán đúng, người bệnh mới biết trường hợp của mình nên điều trị loãng xương thế nào cho hiệu quả. Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp nhận diện sớm và biết hướng điều trị bệnh lý này.

1. Loãng xương là bệnh gì?

Loãng xương là tình trạng mật độ xương giảm dần khiến cho xương bị yếu và dễ gãy hơn. Khi xương bị mất khoáng chất và cấu trúc xương suy yếu nên dù chỉ là chấn thương nhỏ, nguy cơ gãy xương vẫn tăng cao. Loãng xương dễ gặp ở phụ nữ độ tuổi sau mãn kinh và người lớn tuổi, nhưng người trẻ nếu không chăm sóc xương tốt cũng có nguy cơ mắc bệnh lý này.

Hình ảnh cho thấy sự khác nhau giữa xương bình thường và bệnh loãng xương ở người già

Hình ảnh cho thấy sự khác nhau giữa xương bình thường và bệnh loãng xương ở người già

2. Cách nhận diện bệnh loãng xương

2.1. Nhận diện qua triệu chứng lâm sàng

Loãng xương thường diễn biến âm thầm và không có triệu chứng rõ rệt trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển, người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng:

- Đau lưng kéo dài

Người bệnh có thể bị đau ở vùng lưng dưới hoặc cột sống do đốt sống bị yếu và tổn thương. Ở giai đoạn nặng, người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc vận động, cúi xuống hoặc mang vác đồ vật.

- Chiều cao giảm dần

Sự giảm chiều cao theo thời gian dễ gặp ở người bị loãng xương. Do đốt sống bị xẹp lún nên người bệnh có thể thấp đi 2 - 3cm.

- Gù lưng (thường gặp ở người lớn tuổi)

Khi xương bị yếu, nhất là cột sống, người bệnh có thể bị đẩy người về phía trước và gù lưng. Đây là triệu chứng điển hình khi bệnh loãng xương đã ở giai đoạn nặng.

- Gãy xương

Người bị loãng xương có nguy cơ gãy xương cao hơn bình thường, thậm chí chỉ cần một va chạm nhẹ hoặc một cú ngã ở độ cao rất thấp. Các vị trí xương dễ gãy nhất là xương đùi, xương cánh tay và xương cột sống.

2.2. Nhận diện qua kiểm tra cận lâm sàng

Muốn biết nên điều trị loãng xương thế nào, trước tiên, người bệnh sẽ được chỉ định một số phương pháp kiểm tra để chẩn đoán đúng bệnh lý này như:

- Đo mật độ xương (DXA)

DXA được áp dụng phổ biến để chẩn đoán loãng xương. Bằng cách sử dụng tia X, bác sĩ sẽ đánh giá mật độ khoáng chất trong xương để xác định nguy cơ loãng xương.

- Xét nghiệm máu và nước tiểu

Xét nghiệm giúp kiểm tra đánh giá chuyển hóa và vận chuyển canxi và khoáng chất quan trọng của cơ thể.

- Chụp X-quang

Hình ảnh chụp X-quang giúp phát hiện các biến dạng hoặc tổn thương của xương, đặc biệt là cột sống.

Khách hàng đo mật độ xương tại MEDLATEC

Khách hàng đo mật độ xương tại MEDLATEC

3. Điều trị loãng xương thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất?

3.1. Mục tiêu chính khi điều trị loãng xương

Trước khi đưa ra phương án để người bệnh biết nên điều trị loãng xương thế nào là hiệu quả nhất, bác sĩ thường sẽ giải thích để người bệnh hiểu loãng xương không thể chữa khỏi hoàn toàn. Mục đích của quá trình điều trị này nhằm ngăn chặn và phòng ngừa gãy xương với các biện pháp giúp:
- Phục hồi lại độ khoáng hóa và cấu trúc xương đã mất hoặc đã có loãng xương.

- Cải thiện khối lượng xương.

- Ngăn diễn tiến mất xương.

3.2. Điều trị bệnh loãng xương bằng cách nào?

Tùy thuộc vào mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ định hướng để người bệnh biết nên điều trị loãng xương thế nào mới hiệu quả:

3.2.1. Bổ sung canxi và vitamin D

Canxi và vitamin D là hai dưỡng chất thiết yếu giúp duy trì sự chắc khỏe của xương.Việc bổ sung đủ lượng canxi và vitamin D hàng ngày là cần thiết để điều trị hiệu quả bệnh loãng xương.

- Canxi: Người trưởng thành cần khoảng 1.000 - 1.200 mg canxi mỗi ngày. Có thể bổ sung khoáng chất này từ nguồn sữa, chế phẩm sữa, hạt chia, rau xanh đậm.

- Vitamin D: Vitamin D giúp cơ thể tăng hấp thụ canxi. Vitamin này có sẵn trong ánh nắng mặt trời. Do đó, tiếp xúc với ánh sáng mặt trời khoảng 10 - 15 phút/ ngày sẽ giúp cơ thể tổng hợp vitamin D. Ngoài ra, có thể vitamin D từ thực phẩm như cá hồi, cá ngừ, trứng, ngũ cốc,... sao cho đảm bảo đủ 800 - 1000UI/ngày.

Nếu việc bổ sung qua thực phẩm và ánh nắng mặt trời không đủ, bác sĩ có thể khuyên bạn bổ sung canxi và vitamin D đường uống.

Bác sĩ sẽ tư vấn để người bệnh biết nên điều trị loãng xương thế nào hiệu quả nhất

Bác sĩ sẽ tư vấn để người bệnh biết nên điều trị loãng xương thế nào hiệu quả nhất

3.2.2. Tập thể dục ngoài trời

Tập thể dục ngoài trời là cách giúp cơ thể hấp thụ vitamin D tự nhiên đồng thời kích thích sản sinh xương mới để duy trì ổn định mật độ xương. Có thể chọn các bài tập phù hợp cho người bị loãng xương như:

- Bài tập chịu trọng lượng: Chạy bộ, đi bộ, nhảy dây,...

- Tập tạ: Tập với tạ nhẹ giúp tăng cường cơ bắp và hỗ trợ xương.

- Bài tập thăng bằng và linh hoạt: Yoga, Pilates,... giúp cải thiện khả năng giữ thăng bằng và giảm nguy cơ té ngã.

3.2.3. Dùng thuốc 

Có nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị loãng xương, bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc phù hợp dựa với mức độ loãng xương của từng bệnh nhân:

- Bisphosphonates: Có tác dụng làm chậm quá trình mất xương và giảm nguy cơ gãy xương. Thuốc có thể dùng dạng viên uống hoặc tiêm.

- Denosumab: Ngăn ngừa loãng xương bằng cách ức chế các tế bào phá hủy xương. Denosumab được tiêm dưới da 2 lần/năm, thường được sử dụng cho bệnh nhân không thể dùng bisphosphonates hoặc bị loãng xương nghiêm trọng.

3.2.4. Liệu pháp hormone estrogen

Phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh nên bổ sung hormone estrogen dự phòng loãng xương. Tuy nhiên, liệu pháp hormone này chỉ được áp dụng trong các trường hợp đặc biệt vì có thể gây ra một số tác dụng phụ như tăng nguy cơ mắc ung thư vú và các bệnh tim mạch.

Loãng xương là bệnh lý dễ gặp và có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động, tăng nguy cơ chấn thương. Đo mật độ loãng xương định kỳ có thể giúp phát hiện sớm bệnh lý này và biết nên điều trị loãng xương thế nào là tốt nhất.

Quý khách hàng có nhu cầu đặt lịch đo mật độ loãng xương, thăm khám bệnh lý Cơ xương khớp cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC, hãy liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được hướng dẫn nhanh chóng.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ