Tin tức

Bệnh Meniere có nguy hiểm? Kiểm soát bệnh bằng cách nào?

Ngày 21/03/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Bệnh Meniere xảy ra ở một tai hoặc cả hai tai với một số triệu chứng bất thường như đầy tai, nghe kém và chóng mặt. Vậy căn bệnh này có nguy hiểm không và điều trị bằng cách nào?

1. Bệnh Meniere gây ra những triệu chứng gì?

Bệnh Meniere là tình trạng rối loạn thính lực thường gặp, xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau nhưng nhóm tuổi từ 40 - 50 có nguy cơ cao hơn cả. Người mắc Meniere có thể gặp phải các biểu hiện như sau: 

Meniere gây ra những cơn chóng mặt trong nhiều giờ

Meniere gây ra những cơn chóng mặt trong nhiều giờ

- Những cơn chóng mặt có thể kéo dài hàng giờ mà không hề báo trước. Mức độ chóng mặt cũng rất nghiêm trọng. Bệnh nhân có cảm giác mọi thứ xung quanh bị đảo lộn ngay cả khi họ đang đứng, ngồi hoặc nằm một chỗ. Đây không chỉ là những cơn chóng mặt thông thường mà còn có thể kèm theo tình trạng nôn và buồn nôn. 

 - Nghe kém, thậm chí không còn khả năng nghe thấy âm thanh: Tình trạng này  có thể xảy ra ở giai đoạn đầu của bệnh. Tuy nhiên, nếu không được kịp thời điều trị, bệnh nhân có thể bị mất thính lực vĩnh viễn.  

Bệnh có thể gây đau đầu dữ dội

Bệnh có thể gây đau đầu dữ dội

- Cảm giác ù tai, đầy tai: Tai người bị Meniere luôn có cảm giác căng tức và ù tai. Người bệnh có cảm giác như những tiếng rung, ù, tiếng rít hay tiếng huýt sáo trong tai. 

Tùy vào tình trạng bệnh, các triệu chứng sẽ có mức độ nghiêm trọng khác nhau và tần suất xảy ra cũng khác nhau. Tuy nhiên, những cơn kịch phát của người bệnh thường diễn ra như sau: Ban đầu, người bệnh sẽ có cảm giác ù tai, căng tai. Dần dần khả năng nghe kém đi rõ ràng. Đồng thời, kèm theo tình trạng chóng mặt và buồn nôn. Chính vì thế, nhiều người bệnh nhầm lẫn đây chính là triệu chứng của rối loạn tiền đình. Những cơn kịch phát này có thể kéo dài nhiều giờ liên tiếp. 

2. Bệnh Meniere có nguy hiểm không?

Nguyên nhân gây bệnh Meniere chưa được xác định rõ ràng và đáng lo ngại hơn khi các nhà khoa học cũng chưa thể tìm ra cách điều trị bệnh triệt để. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, người bệnh có thể phải đối mặt với nguy cơ mất thính lực vĩnh viễn. 

Người bệnh có nguy cơ mất thính lực vĩnh viễn

Người bệnh có nguy cơ mất thính lực vĩnh viễn

Meniere không trực tiếp đe dọa tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, mối nguy hiểm của bệnh chính là những cơn chóng mặt xảy ra mà người bệnh không hề được báo trước. Do đó, bệnh nhân có nguy cơ bị ngã, gặp tai nạn,… gây nguy hiểm đến tính mạng. 

Khi những cơn chóng mặt liên tiếp xảy ra, bệnh nhân có thể phải nghỉ ngơi trong nhiều giờ, nhiều ngày. Điều này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công việc, cùng với đó là những áp lực rất lớn về tâm lý. 

Để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh, khi cảm thấy chóng mặt kèm theo những triệu chứng sau, bạn không nên trì hoãn việc thăm khám bác sĩ: 

- Tê, ngứa hoặc yếu tay chân. 

- Đau tức ngực. 

- Đi lại khó khăn, thường xuyên bị ngã. 

- Rối loạn ngôn ngữ. 

- Đau đầu dữ dội. 

- Mất ý thức.

- Mất thị lực.

3. Điều trị bệnh Meniere bằng cách nào?

Đây là căn bệnh mạn tính và hiện tại vẫn chưa có bất cứ phương pháp nào có thể điều trị bệnh triệt để. Tuy nhiên, với sự tiến bộ vượt bậc của nền y học hiện đại, nhiều trường hợp đã được phát hiện bệnh sớm và áp dụng hiệu quả các phương pháp kiểm soát triệu chứng. Bên cạnh đó cũng có nhiều trường hợp vì phát hiện muộn và đã bị mất thính lực trong suốt thời gian dài khiến cho việc điều trị gặp nhiều khó khăn. 

Dưới đây là một số phương pháp kiểm soát bệnh: 

- Điều trị triệu chứng chóng mặt: Một số loại thuốc có tác dụng giảm chóng mặt và chống buồn nôn. Tùy vào từng bệnh nhân cụ thể, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. 

Dùng thuốc điều trị triệu chứng bệnh

Dùng thuốc điều trị triệu chứng bệnh

- Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể kê một số loại thuốc giúp giảm tình trạng ứ dịch hay giảm lượng chất lỏng trong cơ thể, từ đó giảm áp lực dịch bên trong tai và cải thiện triệu chứng và kiểm soát bệnh hiệu quả. Ngoài ra, thuốc lợi tiểu cũng được áp dụng trong một số trường hợp với mục đích kiểm soát bệnh và giảm tần suất xảy ra các triệu chứng của bệnh Meniere.

- Phục hồi chức năng: Những bài tập đặc biệt này có thể giúp người bệnh có thể giữ thăng bằng tốt hơn, để tránh những nguy cơ rủi ro đáng tiếc. Người bệnh có thể tập tại nhà hoặc đến các cơ sở y tế để được các chuyên gia hướng dẫn trực tiếp. 

- Dùng máy trợ thính đối với những trường hợp bị mất thính lực trong một thời gian dài. 

- Dùng thiết bị Meniett để tạo áp lực dương: Phương pháp này giúp tạo ra một áp lực dương trong tai, từ đó cải thiện tình trạng ứ dịch tai và giảm các triệu chứng bệnh. Thiết bị Meniett rất phù hợp với những trường hợp khó điều trị, thường xuyên bị chóng mặt. Người bệnh có thể dùng máy ngay tại nhà. Sử dụng khoảng 3 lần/ngày và mỗi lần dùng kéo dài 5 phút. 

Bệnh nhân có thể dùng máy trợ thính theo hướng dẫn của bác sĩ

Bệnh nhân có thể dùng máy trợ thính theo hướng dẫn của bác sĩ

- Tiêm thuốc vào tai giữa cũng là một trong những phương pháp giúp cải thiện tình trạng chóng mặt. 

- Phẫu thuật: Thường được chỉ định khi người bệnh đã áp dụng các phương pháp điều trị không can thiệp nhưng không mang lại hiệu quả tích cực. Đồng thời người bệnh thường xuyên gặp phải những cơn chóng mặt nghiêm trọng, gây suy nhược cơ thể, giảm chất lượng sống. 

- Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp kiểm soát bệnh nêu trên, bệnh nhân cũng có thể thực hiện một số cách tự chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bản thân ngay tại nhà như sau: 

+ Hãy nghỉ ngơi bằng cách ngồi hoặc nằm xuống khi bạn bắt đầu cảm thấy chóng mặt. 

+ Người bệnh không nên đọc sách, dùng điện thoại, xem tivi, tiếp xúc với đèn sáng trong thời gian dài. Đồng thời, nên hạn chế di chuyển. 

+ Thay đổi thói quen ăn uống để bảo vệ sức khỏe bản thân. Đặc biệt cần tránh dùng caffeine, không uống bia rượu và hút thuốc. 

+ Kiểm soát căng thẳng tốt, giữ tinh thần vui vẻ, tích cực. 

+ Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. 

Bệnh Meniere tuy không gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh nhưng có thể khiến người bệnh bị mất thính lực vĩnh viễn, bị té ngã khi chóng mặt,… Đáng lo ngại hơn khi các nhà khoa học chưa tìm ra phương pháp đặc trị bệnh. Vì thế, phát hiện sớm vẫn là yếu tố quan trọng để kiểm soát bệnh hiệu quả. 

Mọi thắc mắc về bệnh hoặc có nhu cầu kiểm tra sức khỏe, mời quý khách hàng liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.