Tin tức
Bệnh nhồi máu não sống được bao lâu, làm cách nào để tăng tiên lượng sống?
- 19/04/2023 | Bệnh nhân nhồi máu lỗ khuyết thường gặp triệu chứng nào?
- 01/01/2024 | Bệnh nhồi máu não nguyên nhân do đâu? Dấu hiệu nhận biết bệnh lý
- 17/10/2024 | Phình mạch máu não: nguyên nhân gây nên và triệu chứng nhận diện
1. Nhồi máu não: nguyên nhân và nguy cơ biến chứng
Nhồi máu não là hiện tượng tắc nghẽn động mạch não do cục máu đông hoặc mảng xơ vữa, dẫn đến việc não không nhận đủ oxy và dưỡng chất. Do thiếu oxy trong một thời gian dài nên tế bào não sẽ bị chết dần gây tổn thương nghiêm trọng cho não bộ.
Nhồi máu não thường xuất phát từ các tình trạng:
- Huyết áp cao có thể làm tổn thương thành mạch, tạo điều kiện hình thành cục máu đông.
- Xơ vữa động mạch làm thu hẹp mạch máu, khiến cho dòng chảy của máu bị cản.
- Rối loạn nhịp tim tạo điều kiện hình thành huyết khối.
- Tiểu đường làm tổn thương mạch máu, tăng nguy cơ nhồi máu não.
Mô phỏng về sự hình thành cơn nhồi máu não
Nhồi máu não có thể khiến người bệnh gặp phải các biến chứng:
- Người sống sót sau nhồi máu não có nguy cơ cao bị rơi vào trạng thái liệt một phần cơ thể, phải ngồi xe lăn hoặc cần có người hỗ trợ để duy trì hoạt động sinh hoạt đời thường.
- Người bệnh bị suy giảm trí nhớ, khó tập trung và gặp khó khăn trong việc thực hiện các công việc hàng ngày, thậm chí còn sa sút trí tuệ nghiêm trọng.
- Sau nhồi máu não, nhiều người gặp tình trạng nói khó, khó hiểu ngôn ngữ, thậm chí không còn khả năng giao tiếp.
- Khoảng 5% bệnh nhân nhồi máu não có thể bị động kinh do vùng não đảm nhận vai trò kiểm soát hoạt động điện bị tổn thương.
2. Người mắc bệnh nhồi máu não sống được bao lâu?
2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sống của người bị nhồi máu não
Người mắc bệnh nhồi máu não sống được bao lâu phụ thuộc chịu ảnh chi phối từ nhiều yếu tố. Có khoảng 50% bệnh nhân nhồi máu não có thể sống thêm 5 năm sau khi bị đột quỵ. Sức khỏe và tuổi thọ của bệnh nhân thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố:
- Mức độ tổn thương não: Tổn thương não xảy ra ở phạm vi rộng có thể khiến người tử vong hoặc sống nhưng giảm sút nghiêm trọng chất lượng cuộc sống.
- Sự can thiệp y tế kịp thời: Những người được cấp cứu và điều trị sớm có cơ hội sống sót cao hơn.
- Chăm sóc và phục hồi chức năng: Việc phục hồi chức năng qua các bài tập và chăm sóc sức khỏe đúng cách sẽ giúp người bệnh tăng thời gian sống.
- Độ tuổi: Người bị nhồi máu não ở độ tuổi cao thường tiên lượng xấu hơn so với bệnh nhân trẻ tuổi.
- Tình trạng sức khỏe trước khi bị bệnh: Những người mắc bệnh lý nền như tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu thường có nguy cơ cao hơn.
- Thói quen sinh hoạt: Biến chứng nặng thường gặp ở nhóm bệnh nhân có tiền sử bia rượu, thuốc lá.
Ngoài những yếu tố chi phối đến thời gian sống của người bệnh như đã kể ở trên thì điểm đánh giá khả năng tự chăm sóc của bệnh nhân điểm (Rankin sửa đổi) > 0, điểm NIHSS cao,... cũng không thể bỏ qua.
Can thiệp y tế kịp thời là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến bệnh nhồi máu não sống được bao lâu
2.2. Cụ thể về tiên lượng sống của bệnh nhân nhồi máu não
Người bệnh nhồi máu não sống được bao lâu có tiên lượng không giống nhau đối với từng ca bệnh:
- 1 tháng sau nhồi máu não, tỷ lệ tử vong chung khoảng 19%.
- 1 năm sau khi mắc bệnh, tỷ lệ sống sót đạt khoảng 77%.
Bệnh nhân bị nhồi máu não do rối loạn nhịp tim, suy tim cấp thường tiên lượng xấu hơn sau khi điều trị 3 tháng.
Liên quan tới bệnh nhồi máu não sống được bao lâu, nghiên cứu tại Hà Lan cho biết: người bệnh trẻ tuổi nếu đã sống được sau khi mắc bệnh 1 tháng thì 78% trường hợp thiếu máu cục bộ và 86% trường hợp xuất huyết não sống được > 20 năm.
3. Giải pháp cải thiện tiên lượng sống cho người bị nhồi máu não
Để vấn đề bệnh nhồi máu não sống được bao lâu giảm áp lực tâm lý cho bệnh nhân, có thể thực hiện một số biện pháp giúp tăng tiên lượng sống như:
3.1. Kịp thời thực hiện đúng phác đồ điều trị
Các phương pháp điều trị nhồi máu não phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và thời gian phát hiện:
- Thuốc chống đông máu nhằm ngăn không cho huyết khối hình thành bên trong mạch máu.
- Phẫu thuật mở mạch hoặc loại bỏ mảng bám nếu có tắc nghẽn nặng.
- Can thiệp mạch máu não để loại bỏ huyết khối, phục hồi lưu thông máu não.
3.2. Phục hồi chức năng
Đây là một phần không thể thiếu để cải thiện chất lượng sống của bệnh nhân sau nhồi máu não. Các biện pháp được thực hiện thường là:
+ Vật lý trị liệu: Phục hồi khả năng thăng bằng và vận động.
+ Liệu pháp ngôn ngữ hỗ trợ hồi khả năng nói và giao tiếp.
+ Tâm lý trị liệu nhằm hỗ trợ người bệnh vượt qua trạng thái lo lắng, trầm cảm do những biến chứng sau nhồi máu não.
Phục hồi chức năng sau nhồi máu não là cần thiết để cải thiện vận động cho người bệnh
3.3. Dinh dưỡng và thói quen sống
Một chế độ dinh dưỡng cân bằng và lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa tái phát đột quỵ và cải thiện sức khỏe sau nhồi máu não:
- Chế độ ăn giàu rau xanh và trái cây nhằm cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cần thiết để phục hồi sức khỏe.
- Hạn chế thực phẩm nhiều muối và chất béo để giảm thiểu nguy cơ huyết áp cao và xơ vữa động mạch.
- Tập luyện thể dục thường xuyên với các bài tập được khuyến nghị từ chuyên gia để cải thiện sức khỏe và giảm nguy cơ tái phát bệnh.
- Giúp duy trì trạng thái tinh thần tích cực, hạn chế các yếu tố gây mệt mỏi, căng thẳng ảnh hưởng đến sức khỏe.
Như vậy, có rất nhiều yếu tố chi phối đến vấn đề bệnh nhồi máu não sống được bao lâu. Đặc biệt, kiên trì thực hiện điều trị đúng phác đồ, giữ tâm lý lạc quan và được chăm sóc sau điều trị hiệu quả sẽ giữ vai trò quyết định đối với tăng tuổi thọ và khả năng hồi phục chức năng cho người bệnh.
Nếu còn băn khoăn nào khác về bệnh nhồi máu não hoặc có nhu cầu đặt lịch thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC, quý khách hãy liên hệ trực tiếp tổng đài 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!