Tin tức
Bệnh xơ gan - kết cục khi các bệnh lý gan mạn tính không được điều trị
- 01/12/2023 | Tác nhân gây xơ gan lây qua đường nào? Nguyên nhân và cách phòng tránh
- 01/12/2023 | Bệnh xơ gan tim hay gan xung huyết: bệnh lý nguy hiểm bạn cần biết
- 01/02/2024 | Phân biệt xơ gan mất bù và còn bù, đây có phải là 2 giai đoạn của xơ gan?
- 01/02/2024 | Bệnh lý mạn tính xơ gan cổ trướng điều trị có khỏi hay không?
- 01/02/2024 | Xơ gan điều trị như thế nào và những thông tin tổng quan về bệnh
1. Tìm hiểu về bệnh xơ gan
Xơ gan là hậu quả cuối cùng của các bệnh lý gan mạn tính. Tế bào gan bị tổn thương khi chết đi sẽ bị thay thế bởi các mô xơ sẹo. Những tế bào khác sẽ tăng sinh để bù đắp cho tế bào chết, hình thành nên các nốt tái sinh. Khi tình trạng tế bào gan bị tổn hại nặng hơn, diễn ra liên tục thì các mô xơ sẽ ngày càng nhiều, khiến cấu trúc của gan bị thay đổi, gây nên bệnh xơ gan.
Xơ gan nặng có thể dẫn đến ung thư gan
Tùy theo giai đoạn bệnh, xơ gan được chia thành 2 loại:
- Xơ gan còn bù: đây là giai đoạn đầu, gan bị tổn thương nhưng vẫn có thể thực hiện được các chức năng cơ bản. Xơ gan còn bù thường không có triệu chứng hoặc các biểu hiện rất mờ nhạt, diễn biến bệnh sẽ trong nhiều năm.
- Xơ gan mất bù: đây là giai đoạn sau của bệnh, gan bị xơ hóa nhiều, các chức năng gan dần mất đi, gần như không thể phục hồi. Biến chứng nguy hiểm nhất lúc này là ung thư gan. Các triệu chứng ở giai đoạn này đã rõ hơn, có thể quan sát được bằng mắt như vàng da, vàng mắt, dễ chảy máu, phù nề tay chân, nôn mửa, suy giảm trí nhớ,...
2. Nguyên nhân gây xơ gan
Việc các tế bào gan bị tổn thương liên tục, hình thành mô sẹo nhiều và dẫn tới bệnh xơ gan có thể do nhiều nguyên nhân gây nên, cụ thể như:
- Mắc các bệnh lý viêm gan như viêm gan A, viêm gan B, viêm gan C, viêm gan D, viêm gan không do rượu,...
- Do uống nhiều bia rượu, uống trong thời gian dài.
- Do mắc phải bệnh lý miễn dịch.
- Do bệnh lý di truyền như Wilson, Hemochromatosis, bệnh lý rối loạn chuyển hóa,...
- Tình trạng ứ máu ở gan kéo dài do suy tim phải, hội chứng Budd-Chiari,...
- Do tắc mật lâu ngày.
- Do sử dụng thuốc bừa bãi, dùng quá liều hoặc duy trì dài ngày không theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Gan bị tổn thương do ký sinh trùng như sán lá gan, toxocara, amip,...
- Một số trường hợp không xác định được nguyên nhân.
Uống rượu nhiều sẽ dẫn đến bệnh xơ gan
3. Chẩn đoán bệnh xơ gan bằng cách nào
Để chẩn đoán bệnh xơ gan, bác sĩ sẽ trao đổi, khai thác tiền sử bệnh lý của người bệnh và sau đó chỉ định thực hiện các phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu. Cụ thể:
3.1. Thăm khám lâm sàng
Đầu tiên, các bác sĩ sẽ hỏi thăm thông tin của người bệnh về tiền sử bệnh lý của bản thân và gia đình như:
- Trước đây đã từng mắc bệnh về gan hay chưa?
- Có sử dụng bia rượu nhiều không?
- Chế độ ăn uống, môi trường làm việc,...
- Gia đình có ai bị bệnh lý di truyền hoặc bệnh viêm gan không?,...
Sau đó, bác sĩ sẽ quan sát các biểu hiện bên ngoài của người bệnh, xem có bị vàng da, vàng mắt, vết thâm, bụng có sưng đau không,...
Bác sĩ trao đổi và thăm khám bệnh lý xơ gan
3.2. Thực hiện xét nghiệm chuyên sâu
Một số xét nghiệm được chỉ định để chẩn đoán bệnh lý xơ gan là:
- Xét nghiệm công thức máu.
- Xét nghiệm đông máu.
- Xét nghiệm sinh hóa.
- Xét nghiệm chẩn đoán một số nguyên nhân gây xơ gan.
- Sinh thiết gan.
- Nếu bụng có nước thì tiến hành chọc hút dịch ở trong ổ bụng để xét nghiệm.
3.3. Thực hiện các chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu
Một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh được chỉ định là:
- Siêu âm ổ bụng.
- Chụp MRI hoặc CT Scan ổ bụng.
- Nội soi mật tụy ngược dòng.
- Nội soi tiêu hóa.
- Thực hiện Fibroscan.
Thực hiện Fibroscan để chẩn đoán xơ gan
Đối với các phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu, việc áp dụng phương pháp nào sẽ tùy vào từng trường hợp bệnh lý khác nhau, không nhất thiết phải áp dụng toàn bộ các phương pháp được liệt kê ở trên.
4. Điều trị bệnh xơ gan
Nguyên tắc khi điều trị xơ gan là phải dựa vào nguyên nhân gây bệnh, điều trị kết hợp với hỗ trợ tăng cường chức năng gan cũng như dự phòng và điều trị các biến chứng (nếu có).
4.1. Điều trị theo nguyên nhân
- Yêu cầu người bệnh dừng uống rượu hoàn toàn nếu xơ gan do rượu cũng như do các nguyên nhân khác.
- Trường hợp xơ gan do viêm gan nhiễm virus thì chỉ định người bệnh dùng thuốc kháng virus,...
- Nếu xơ gan do bệnh lý Wilson thì việc điều trị sẽ theo phác đồ của người bệnh Wilson,...
- Giảm cân đối với các bệnh lý xơ gan do gan nhiễm mỡ không do rượu, kiểm soát đường máu,...
Thông thường, người bệnh sẽ được theo dõi và kết hợp dùng thuốc kiểm soát nguyên nhân cũng như triệu chứng của bệnh lý xơ gan. Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ được hướng dẫn áp dụng các biện pháp giúp tăng cường chức năng gan như nghỉ ngơi đầy đủ, ưu tiên bổ sung hoa quả và rau xanh, ăn uống đủ chất, bổ sung acid amin, dùng các loại thuốc hỗ trợ theo chỉ định của bác sĩ.
4.2. Dự phòng biến chứng và điều trị biến chứng
- Trường hợp cổ trướng và phù thì áp dụng chế độ ăn nhạt, dùng thuốc lợi tiểu, bổ sung albumin,... theo hướng dẫn của bác sĩ. Trường hợp nặng thì có thể áp dụng một số thủ thuật chọc dẫn lưu ổ bụng, nối thông cửa - chủ,...
- Trường hợp tăng áp tĩnh mạch cửa thì sử dụng thuốc huyết áp hoặc thắt tĩnh mạch thực quản (nếu cần thiết),...
- Trường hợp bị nhiễm trùng thì sử dụng thuốc kháng sinh hoặc các phương pháp điều trị nhiễm trùng khác,...
- Trường hợp bị hội chứng não gan thì dùng thuốc giảm tình trạng tích độc trong máu vì chức năng gan yếu.
- Thường xuyên siêu âm và xét nghiệm máu để ung thư gan
Bệnh lý xơ gan cần được điều trị và theo dõi thường xuyên
4.3. Ghép gan
Nếu tình trạng xơ gan nghiêm trọng, chức năng gan đã mất hoàn toàn thì lựa chọn cuối cùng là phẫu thuật ghép gan.
Thực tế, gan là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể và cũng là cơ quan đóng rất nhiều vai trò quan trọng. Bệnh xơ gan gây ảnh hưởng lớn đến chức năng gan, cần được theo dõi sát sao và điều trị theo phác đồ phù hợp. Do vậy, việc thăm khám ngay khi nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường là việc cần thiết để bảo vệ sức khỏe.
Một cơ sở y tế được đánh giá cao mà bạn có thể lựa chọn là Hệ thống Y tế MEDLATEC. Ngoài trang thiết bị hiện đại, MEDLATEC còn quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi, đặc biệt là PGS TS Bác sĩ Trịnh Thị Ngọc. Bên cạnh việc khám tại viện, Quý khách có thể sử dụng dịch vụ xét nghiệm tận nơi tiện nợi và chất lượng của MEDLATEC. Để đặt lịch khám hoặc xét nghiệm, Quý khách vui lòng liên hệ hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ cụ thể hơn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!