Tin tức

Bị lao phổi nhưng không ho có lây cho người khác không?

Ngày 17/12/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Lao phổi có triệu chứng điển hình là các cơn ho dai dẳng. Nhưng không phải ai cũng có biểu hiện này, không những không bị ho khi nhiễm lao phổi mà còn không kèm theo các triệu chứng lâm sàng khác. Vậy bị lao phổi nhưng không ho là do đâu? Có nguy cơ lây cho người khác không? Những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

1. Vì sao bị lao phổi nhưng không ho? 

Theo các chuyên gia y tế, khi vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể, nếu người bệnh có hệ miễn dịch khỏe mạnh thì bệnh có thể ở dạng tiềm ẩn, thời gian bệnh ủ trong người có thể lên đến hàng chục năm mà không có bất kỳ dấu hiệu lâm sàng rõ ràng nào. 

Do đó để biết được một người có đang bị lao phổi hay không thì bên cạnh dựa trên những biểu hiện mà người đó gặp phải thì cần phải tiến hành một số loại xét nghiệm đặc hiệu, nhất là đối với những trường hợp bị lao phổi nhưng không ho. Các loại xét nghiệm cần thiết lúc này sẽ là xét nghiệm dịch tiết, xét nghiệm đờm, xét nghiệm IGRA, xét nghiệm Mantoux, Quantiferon,... và kiểm tra các biểu hiện bất thường khác ở cơ quan ngoài phổi nghi ngờ nhiễm lao.

Những trường hợp bị lao phổi nhưng không ho rất có thể là vẫn đang ở giai đoạn sớm của bệnh hoặc đang bị thể lao tiềm ẩn. Bệnh nhân mắc lao tiềm ẩn thường mang trong mình vi khuẩn lao bất hoạt, chưa hoạt động mạnh nên không bộc lộ rõ thành bệnh. Do đó bệnh nhân dường như không có triệu chứng và những người này cũng không có khả năng phát tán vi khuẩn lao làm lây nhiễm ra ngoài cộng đồng. Người mắc lao tiềm ẩn hoàn toàn có thể tiến triển thành bệnh lao phổi thực tổn khi hệ miễn dịch của người đó bị suy giảm.

Vi khuẩn lao là nguyên nhân gây ra bệnh lao phổi

Vi khuẩn lao là nguyên nhân gây ra bệnh lao phổi

Phần lớn những người bị bệnh lao phổi thể tiềm ẩn là người khỏe mạnh trước đó từng tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân lao phổi. Trong quá trình giao tiếp, hoặc thông qua các hoạt động như ho, hắt hơi,... vi khuẩn lao do bệnh nhân phát tán ra ngoài môi trường sẽ lây nhiễm sang người khỏe mạnh. Nhưng vì lúc này hệ miễn dịch của họ vẫn còn khỏe nên sẽ làm bất hoạt vi khuẩn lao và bệnh chưa có cơ hội khởi phát.  

Trong trường hợp bệnh nhân bị lao phổi tiềm ẩn, kết quả xét nghiệm Mantoux và xét nghiệm máu thường sẽ là dương tính. Trong khi xét nghiệm dịch tiết, xét nghiệm đờm lại có kết quả ngược lại. Đối chiếu với hình ảnh chụp X-quang có thể thấy phổi hoàn toàn bình thường, hoặc nếu có tổn thương cũ cũng không có sự thay đổi.

2. Bị lao phổi nhưng không ho có cần điều trị không?

2.1. Những ai cần điều trị lao phổi tiềm ẩn?

Tuy rằng bị lao phổi tiềm ẩn chưa đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân cũng như lây lan cho cộng đồng nhưng việc điều trị dự phòng những trường hợp này rất quan trọng vì sẽ giúp giảm thiểu đến 90% nguy cơ bệnh tiến triển thành lao phổi thực tổn. Để đánh bại căn bệnh này đòi hỏi người bệnh phải có sự kiên trì bám sát liệu trình điều trị lên đến 10 năm.

Tuy nhiên không phải ai cũng nằm trong nhóm đối tượng cũng cần điều trị dự phòng lao tiềm ẩn. Mà những người cần điều trị thường là bệnh nhân có sức đề kháng yếu, nguy cơ bệnh tiến triển thành thể lao thực tổn cao ví dụ như:

  • Bệnh nhân mắc những bệnh lý như bụi phổi, đái tháo đường, nhiễm HIV/AIDS, suy thận;

  • Người đang sống cùng với bệnh nhân lao phổi;

  • Bệnh nhân chuẩn bị thực hiện phẫu thuật ghép tạng hoặc dùng thuốc chống đào thải sau ghép tạng;

  • Bệnh nhân đang phải dùng các loại thuốc điều trị ức chế miễn dịch.

Những người có hệ miễn dịch yếu là đối tượng rất dễ bị nhiễm bệnh  lao phổi

Những người có hệ miễn dịch yếu là đối tượng rất dễ bị nhiễm bệnh  lao phổi

Cũng giống như điều trị bệnh lao phổi thực tổn, đối với bệnh nhân bị lao phổi nhưng không ho hoặc lao phổi tiềm ẩn thì phải dùng kết hợp từ 1 - 2 loại thuốc, trong đó gồm Isoniazid và Rifampicin liên tục theo chỉ định của bác sĩ trong vòng 3 tháng. Tuy nhiên nếu bệnh nhân chỉ phải dùng 1 trong 2 loại thuốc thì liệu trình điều trị này có thể lên đến 6 tháng. Sau khi điều trị khoảng 2 tuần, bệnh nhân lao phổi tiềm ẩn sẽ phải thực hiện xét nghiệm máu lần thứ nhất, và lần thứ 2 là sau 6 tuần điều trị.

2.2. Một số lưu ý trong quá trình điều trị bệnh lao phổi tiềm ẩn

Để đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh lao phổi tiềm ẩn, người bệnh cần:

  • Tuân thủ phác đồ điều trị do bác sĩ chỉ định. Uống thuốc đúng giờ, đúng liều. Lưu ý các tác dụng phụ có thể gặp phải trong quá trình dùng thuốc trị bệnh lao đó là: tiêu chảy, rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới, có biểu hiện như bị cảm cúm, phát ban và ngứa ngáy trên da,... Thông thường những phản ứng này không gây nguy hiểm nhưng vẫn cần theo dõi vì nếu tác dụng phụ của thuốc khiến bệnh nhân mệt mỏi, ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe thì cần thông báo ngay cho bác sĩ;

  • Điều trị dự phòng không có tác dụng bảo vệ 100% cơ thể trước nguy cơ tái nhiễm. Bởi vì có những trường hợp vi khuẩn lao vẫn chưa bị tiêu diệt và vẫn tiến triển thành bệnh trong tương lai;

  • Bởi vì vi khuẩn ở những người bị lao tiềm ẩn đang ở trong trạng thái bất hoạt nên không có khả năng lây sang cho người khác. Nhưng bệnh nhân cần phải hiểu rằng chỉ cần hệ miễn dịch của cơ thể yếu đi thì vi khuẩn lao sẽ trỗi dậy và khởi phát thành bệnh lao phổi thực tổn. Do vậy ngay cả ở những trường hợp không thuộc nhóm đối tượng cần điều trị dự phòng cũng cần đi khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để đảm bảo rằng vi khuẩn lao vẫn đang “ngủ yên” hoặc phát hiện bệnh sớm ngay từ khi mới khởi phát;

  • Hãy bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, tăng cường tập luyện thể dục thể thao để củng cố hệ miễn dịch, không cho vi khuẩn lao  có cơ hội phát triển và sinh sôi. 

Hãy tăng cường tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng phòng ngừa bệnh lao

Hãy tăng cường tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng phòng ngừa bệnh lao

Tình trạng bị lao phổi nhưng không ho không phải là hiện tượng hiếm gặp. Bởi vì rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh nhân đang mắc lao tiềm ẩn, Nếu bạn thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao bị bệnh lao, hay có những triệu chứng của bệnh lao thì tốt nhất nên đi khám tầm soát để được chẩn đoán chính xác và được hướng dẫn điều trị càng sớm càng tốt. 

Chuyên khoa Hô hấp - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC  là địa chỉ đã giúp chẩn đoán thành công nhiều trường hợp mắc bệnh lao phổi, trong đó bao gồm cả lao phổi tiềm ẩn. Chuyên khoa là nơi quy tụ đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, kết hợp với đó là hệ thống trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại, Trung tâm Xét nghiệm MEDLATEC đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và CAP nên khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm đến thăm khám và sử dụng dịch vụ.

Để được hướng dẫn đặt lịch khám và tư vấn chi tiết hơn, quý khách hàng vui lòng liên hệ qua hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC ngay hôm nay.

Từ khoá: lao tiềm ẩn

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.