Tin tức

Bị xước da: hướng dẫn cách sơ cứu và điều trị hiệu quả

Ngày 24/01/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Bị xước da là điều rất dễ gặp phải trong cuộc sống hàng ngày, đó có thể là do chấn thương, tai nạn, va chạm nào đó. Tuy không quá nguy hiểm nhưng tình trạng này vẫn khiến chúng ta thấy khó chịu. Nếu vết xước nằm ở những nơi dễ bị nhìn thấy thì sẽ làm xấu đi vẻ bề ngoài. Vậy xước da cần được xử trí ra sao? Hãy cùng theo dõi những chia sẻ từ các bác sĩ của MEDLATEC qua những thông tin dưới đây nhé!

1. Nguyên nhân nào khiến bạn bị xước da?

Bị xước da hay trợt da là khi trên bề mặt da xuất hiện những tổn thương do ma sát. Vết xước thường khá nông và không xâm lấn sâu vào các lớp biểu bì sâu bên trong da. Tuy nhiên nó lại có thể khiến bạn bị đau rát, chảy máu và sưng đỏ. Nếu không được chăm sóc tốt, một vết xước da có thể bị nhiễm trùng. Những vị trí dễ bị xước da nhất trên cơ thể thường là đầu gối, bàn tay, khuỷu tay, cẳng chân hay mắt cá chân,...

Có nhiều nguyên nhân gây trầy xước da, thường gặp nhất đó là những tai nạn trong cuộc sống thường nhật xảy ra đột ngột như té vấp, va quệt,... vào đâu đó. Khi tai nạn xảy ra, bề mặt da của bạn sẽ cọ xát với những sự vật xung quanh và chúng sẽ tạo nên những vết thương trên da của bạn. Chưa kể những bề mặt đó còn có chứa vi khuẩn và có thể khiến da bạn bị nhiễm trùng nếu không biết cách xử lý. Bên cạnh đó, một số vết trầy xước cũng có thể là do những tác nhân khác gây ra, ví dụ như vết mèo cào.

Chấn thương, tai nạn trong đời sống hàng ngày có thể khiến da bị trầy xước

Chấn thương, tai nạn trong đời sống hàng ngày có thể khiến da bị trầy xước

2. Nhận biết một vết trầy xước da 

Dưới đây là một số triệu chứng để bạn nhận diện và phân loại được các vết xước trên da:

  • Vết xước da mức độ nhẹ: là những vết trầy ngoài da, khá nông và xảy ra ở lớp da ngoài cùng. Chúng thường không gây chảy máu và hiếm khi để lại sẹo xấu trên da vì những lớp da bên dưới không bị ảnh hưởng.
  • Mức độ xước da trung bình: là khi vết xương gây tổn thương cho cả lớp biểu bì lẫn hạ bì, nó có thể gây chảy máu da nhưng không nghiêm trọng.
  • Vết thương: so với hai mức nêu trên thì trường hợp này nặng hơn, có thể lấn sâu xuống lớp dưới tầng hạ bì. Lúc này bệnh nhân có thể sẽ bị chảy máu nhiều và phải điều trị tại bệnh viện.

Nếu vết xước da không được sơ cứu và điều trị đúng cách thì có thể dẫn đến biến chứng nhiễm trùng da, với các dấu hiệu đặc trưng đó là vết thương bị mẩn đỏ, khó lành, sốt, sưng viêm, nóng đỏ, triệu chứng đau tăng nặng, vết thương chảy dịch hay thậm chí là chảy mủ, mùi hôi. Người bệnh phải đi khám ngay vì nếu để lâu thì nhiễm trùng có thể lan vào máu và gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm.

3. Bị xước da nên đi khám khi nào?

Đa phần các vết trầy xước ngoài da đều ở thể nhẹ và chưa cần phải có bác sĩ hỗ trợ điều trị. Tuy nhiên nếu vị trí vết thương và cơ thể bạn xuất hiện các dấu hiệu sau thì bạn nên đi đến bệnh viện càng sớm càng tốt:

  • Vết thương xảy ra ở trên mặt, đặc biệt là ở gần mắt, môi,...
  • Vết thương sâu, rìa của vết xước có hình thái nham nhở, độ sâu để lộ cả phần cơ hoặc mỡ dưới da.
  • Vết thương là do người hoặc động vật cắn.
  • Không thể loại bỏ hoàn toàn những mảnh vụn, bụi bẩn lẫn trong vết thương, hay nguyên nhân gây ra vết thương là do đồ vật gỉ sét, bụi bẩn.
  • Khu vực da xung quanh vết thương bị mất cảm giác.
  • Vết thương ngày càng sưng viêm, từ đó chảy ra chất dịch đặc, mủ xám.
  • Nạn nhân chưa tiêm vắc xin phòng uốn ván trong vòng 5 năm trở lại, trong khi đó vết thương là vết cắt sâu, ở dạng xuyên thấu.
  • Sốt cao trên 38 độ C.
  • Vết thương chảy máu không cầm được, máu chảy thấm ướt băng gạc sau 20 phút sơ cứu.

Hãy vệ sinh và băng bó cẩn thận khi bị xước da để tránh bị nhiễm trùng

Hãy vệ sinh và băng bó cẩn thận khi bị xước da để tránh bị nhiễm trùng

Người bệnh nên lựa chọn những địa chỉ y tế gần nhất trong những trường hợp trên để tránh tình trạng biến chứng xuất hiện gây nguy hiểm đến sức khỏe.

4. Những cách sơ cứu hiệu quả khi bị xước da 

Một số cách sơ cứu bạn có thể áp dụng tại nhà đối với các vết xước da nhỏ:

  • Trước khi sơ cứu, cần rửa tay sạch sẽ và lau khô tay.
  • Vệ sinh vết thương bằng nước muối sinh lý, rửa sạch trong khoảng 5 phút. Những vết bụi bẩn thì có thể sử dụng nhíp đã khử trùng sạch sẽ bằng cồn để gắp ra ngoài. Sau cùng là dùng cồn hoặc dung dịch povidine để làm sạch những vùng da ở quanh vết trầy xước.
  • Cầm máu: dùng một miếng gạc sạch để ấn vào vết thương, giữ gạc trong vài phút. Nếu lượng máu chảy ra nhiều thì duy trì động tác giữ chặt lâu hơn (khoảng 15 phút tùy tình trạng).
  • Ngăn ngừa nhiễm trùng bằng thuốc mỡ kháng sinh, đồng thời thuốc cũng giúp cung cấp độ ẩm cho da, phòng ngừa nguy cơ hình thành sẹo. Việc dùng thuốc phải theo chỉ định của bác sĩ. Nếu thuốc không có sẵn tại nhà, đối với vết thương nhỏ thì bạn có thể không cần bôi. Trong trường hợp thuốc khiến bạn bị dị ứng thì hãy ngưng dùng thuốc ngay.
  • Nếu vết trầy xước nằm ở vùng da dễ cọ xát hoặc nhiễm bẩn như ở tay chân thì bạn hãy dùng gạc sạch để băng vết thương lại.
  • Thay băng hàng ngày, trung bình 2 lần/ngày hoặc những khi băng bị bẩn, ướt.
  • Nếu quá đau do vết xước, bạn có thể dùng thêm thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol.

Nhớ thay băng hàng ngày để đảm bảo vệ sinh cho vết thương nhé!

Nhớ thay băng hàng ngày để đảm bảo vệ sinh cho vết thương nhé!

5. Khi chăm sóc vết xước ngoài da bạn cần lưu ý những gì? 

  • Không được cạy, gãi vào vết vảy của vết thương đang lành.
  • Luôn luôn đảm bảo vết thương được duy trì ở trạng thái khô ráo, sạch sẽ.
  • Theo dõi tình trạng vết thương để nó không bị nhiễm trùng.
  • Không được bôi dầu gió hay cao nóng vào vết thương vì điều này sẽ càng vết thương bị sưng viêm, tăng cảm giác đau đớn và vết thương càng khó lành.
  • Hạn chế ăn một số loại thực phẩm như trứng, thịt bò, hải sản để không hình thành sẹo lồi.
  • Những thực phẩm cần tránh sử dụng khác đó là thịt gà, đồ nếp,... vì dễ khiến vết thương mưng mủ, ngứa ngáy, đau nhức.
  • Sau khi vết thương lành hẳn, bạn có thể dùng thêm một số loại kem bôi liền sẹo như Dermatix, Contractubex, Hiruscar,...
  • uốn ván nếu 5 năm qua bạn chưa thực hiện điều này.

Bị xước da ở mức độ nhẹ sẽ không phải là vấn đề quá nghiêm trọng, nhưng đối với những vết thương lớn hơn mà không được chăm sóc, sơ cứu đúng cách thì có thể để lại sẹo lớn, thậm chí là nhiễm trùng và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh. Hy vọng rằng những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên hữu ích đối với bạn. Hãy chia sẻ những bí kíp sơ cứu vết xước ngoài da tới bạn bè và gia đình nhé!

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.