Tin tức
Bilirubin là gì? Bilirubin tăng phản ánh điều gì về sức khỏe?
- 24/03/2025 | Tìm hiểu thông tin về xét nghiệm D'dimer và ý nghĩa đối với việc chăm sóc sức khỏe
- 25/03/2025 | Xét nghiệm Transferrin - phương pháp đánh giá rối loạn chuyển hóa sắt
- 25/03/2025 | Xét nghiệm IGF-1 đánh giá hormone tăng trưởng: Những vấn đề cần được lưu tâm
- 25/03/2025 | Xét nghiệm PTH có ý nghĩa gì?
- 25/03/2025 | Xét nghiệm CRP là gì và trường hợp cần thực hiện
1. Bilirubin là gì?
Bilirubin có nguồn gốc chủ yếu từ quá trình phá hủy các hồng cầu và một số từ các cytochrom, và myoglobin. Quá trình chuyển hóa bilirubin diễn ra ở gan , tái hấp thu vào máu và tiếp tục chuyển hóa tại chu trình gan ruột sau đó thải trừ qua phân và nước tiểu. Trong đó, lượng Bilirubin bài tiết qua nước tiểu ít hơn qua phân.
Bilirubin là một loại sắc tố hình thành sau khi hồng cầu bị phá vỡ
2. Khi nào cần làm xét nghiệm Bilirubin?
Xét nghiệm Bilirubin giúp phân tích sự biến động của sắc tố Bilirubin trong máu. Kỹ thuật phân tích này có thể được chỉ định cho cả người trưởng thành, trẻ em, trẻ sơ sinh và thai phụ.
2.1. Người trưởng thành và trẻ em
Xét nghiệm phân tích Bilirubin thường được chỉ định cho người lớn và trẻ em khi cần có thêm thông tin để chẩn đoán, theo dõi mức độ tiến triển của một số bệnh lý như:
- Bệnh lý về gan, mật: Chẳng hạn như sỏi mật, viêm túi mật, khối u tại đường mật, viêm gan gây tình trạng tắc mật.
- Bệnh lý liên quan đến di truyền: Hội chứng Gilbert khiến gan gặp khó khăn khi xử lý sắc tố Bilirubin.
- Đánh giá tình trạng tan máu: Chẳng hạn như bệnh hồng cầu hình liềm.
Người có nguy cơ mắc bệnh lý về gan, mật nên làm xét nghiệm Bilirubin
2.2. Trẻ sơ sinh
Trong vòng 24 giờ đầu kể từ khi sinh, một số trẻ sẽ được chỉ định làm xét nghiệm Bilirubin để đánh giá và chẩn đoán tình trạng vàng da cũng như theo dõi hiệu quả điều trị.
Trẻ sơ sinh bị vàng da cần làm xét nghiệm kiểm tra Bilirubin
3. Cách đọc kết quả xét nghiệm
Nếu muốn đọc chính xác kết quả xét nghiệm, bạn cần nắm rõ giá trị bình thường của Bilirubin trong các trường hợp. Cụ thể như:
- Bilirubin toàn phần:
- Trẻ sơ sinh: nhỏ hơn 10mg/dL.
- Trẻ 1 tháng tuổi: 0.3 đến 1.2mg/dL.
- Người lớn: 0.2 - 1.0 mg/dL.
- Bilirubin trực tiếp: Dao động trong khoảng 0.0 đến 0.4mg/dL.
- Bilirubin gián tiếp: Dao động trong khoảng 0.1 đến 1.0mg/dL.
- Tỷ lệ Bilirubin trực tiếp/Bilirubin toàn phần: Dưới 20%.
4. Nguyên nhân khiến Bilirubin tăng
Bilirubin tăng cao có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý liên quan đến gan, mật; vấn đề về hồng cầu hoặc những nguyên nhân khách quan khác. Cụ thể:
4.1. Bệnh lý liên quan đến gan, mật
Khi gan bị tổn thương, đường mật bị tắc nghẽn, lượng Bilirubin trong cơ thể có xu hướng tăng. Theo đó, loại sắc tố này sẽ tăng nếu cơ thể mắc phải một số bệnh lý như:
- Xơ gan.
- Viêm gan do sự tấn công của virus.
- Viêm gan cấp tính hoặc mãn tính.
- Viêm túi mật.
- Sỏi mật.
- Ống mật bị tắc.
- Gan bị nhiễm độc,...
Sắc tố Bilirubin thường tăng ở người bị xơ gan
Triệu chứng biểu hiện ở người bệnh lúc này thường là nước tiểu chuyển sang màu đậm, phân sáng màu, cảm thấy đau tại vùng bụng bên phải, buồn nôn, lên cơn sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi, vàng da.
4.2. Bệnh lý về máu
Những bệnh lý về máu như hồng cầu hình liềm, chức năng đông máu rối loạn, thiếu máu tán huyết,... là nguyên nhân gây tăng phá hủy hồng cầu phá mức dẫn đến tăng sản xuất bili. Ngoài ra, tình trạng này còn gặp trong truyền máu nhiều lần, cường lách.
4.3. Một số nguyên nhân khác
Trong nhiều trường hợp, tình trạng Bilirubin tăng có thể là do những nguyên nhân khác như:
- Suy giảm quá trình liên hợp bili tại gan gặp trong suy tim mất bù, thiếu hụt enzym hay HC crigler-Najjar.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Khi dùng thuốc kháng sinh, thuốc chống lao như rifamicin, INH, parateamol, Methydopa,... gây viêm gan do thuốc, lượng Bilirubin có thể tăng cao hơn mức bình thường.
5. Lưu ý trước khi làm xét nghiệm kiểm tra Bilirubin
Để kết quả kiểm tra chỉ số Bilirubin không bị sai lệch, bạn cần ghi nhớ một vài lưu ý sau trước khi làm xét nghiệm:
- Hạn chế luyện tập cường độ cao.
- Không nên sử dụng các loại thuốc dễ khiến lượng Bilirubin trong cơ thể tăng cao như thuốc kháng sinh, thuốc kháng virus HIV, Barbiturate.
- Nên nhịn ăn, uống trong khoảng 4 tiếng trước khi được lấy mẫu xét nghiệm (không áp dụng cho trẻ nhỏ).
- Thông báo tình hình dùng thuốc, bệnh lý đang điều trị cho bác sĩ trước khi được lấy mẫu xét nghiệm.
Bạn nên nhịn ăn, uống trong vòng 4 tiếng trước khi lấy mẫu xét nghiệm
Bilirubin thực chất là một loại sắc tố vàng, hình thành sau khi tế bào hồng cầu bị phá vỡ. Lượng sắc tố này tăng cao là dấu hiệu cho thấy chức năng gan có xu hướng suy giảm. Xét nghiệm Bilirubin chủ yếu được phối hợp chỉ định cùng một vài xét nghiệm khác khi bệnh nhân xuất hiện triệu chứng bất thường.
6. Địa chỉ xét nghiệm Bilirubin uy tín
Có thể thấy, xét nghiệm Bilirubin đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh lý cũng như đánh giá hiệu quả điều trị. Vì vậy, việc lựa chọn cơ sở y tế uy tín thực hiện loại hình xét nghiệm này là rất cần thiết. Nếu bạn vẫn đang băn khoăn, chưa biết nên xét nghiệm tại đâu thì một gợi ý lý tưởng bạn có thể tham khảo là Hệ thống Y tế MEDLATEC với những thế mạnh nổi bật như:
- Quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi.
- Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189:2012 và được Hội Bệnh học Hoa Kỳ cấp chứng chỉ CAP.
- Hệ thống máy chẩn đoán hình ảnh hiện đại, tiên tiến như siêu âm, nội soi, X-quang, MRI, CT Scan,... được nhập khẩu tại Mỹ, Đức và Thụy Sĩ.
- Bên cạnh dịch vụ xét nghiệm tại viện chất lượng, MEDLATEC cũng triển khai dịch vụ xét nghiệm tận nơi nhận được đánh giá cao của mọi khách hàng.
Nếu nhận thấy cơ thể biểu hiện triệu chứng của bệnh lý về gan, mật và bệnh lý về máu, bạn hãy nhanh chóng đi kiểm tra sức khỏe tại các cơ sở y tế uy tín như Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám tại MEDLATEC, Quý khách vui lòng liên hệ đến tổng đài tư vấn 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
