Tin tức

Các biện pháp phòng ngừa đột quỵ bạn - Kiến thức y khoa ai cũng nên biết

Ngày 15/05/2025
Tham vấn y khoa: ThS.BS Bùi Thị Thanh
Đột quỵ là một trong số các hiểm họa sức khỏe hàng đầu, có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề chỉ trong thời gian ngắn. Việc chủ động tìm hiểu về đột quỵ, đặc biệt là các biện pháp phòng ngừa đột quỵ, chính là "lá chắn" vững chắc nhất cho sức khỏe của mỗi người.

1. Đột quỵ là gì? 

Đột quỵ (tai biến mạch máu não), một tình trạng y tế cực kỳ nguy hiểm khi não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu bị gián đoạn. Khi não bị thiếu hụt oxy và dinh dưỡng, các tế bào não sẽ dần chết đi chỉ sau một vài phút.

Đột quỵ khá nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của người bệnh

Đột quỵ khá nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của người bệnh

Đây là lý do vì sao bệnh nhân đột quỵ cần được can thiệp y tế ngay lập tức. Thời gian là yếu tố then chốt: mỗi phút chậm trễ làm tăng số lượng tế bào não chết, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động, tư duy và thậm chí đe dọa tính mạng. Đa số các trường hợp có thể sống sót sau đột quỵ đều phải đối mặt với những di chứng nặng nề như liệt cơ thể, khó khăn về ngôn ngữ, rối loạn cảm xúc hoặc suy giảm thị lực, suy giảm nhận thức,...

Có hai dạng đột quỵ chính:

  • Đột quỵ vì bị thiếu máu cục bộ: Xảy ra khi những cục máu đông khiến động mạch bị tắc nghẽn, ngăn chặn máu lưu thông lên não.
  • Đột quỵ vì bị xuất huyết: Tình trạng này xảy ra khi mạch máu não bị vỡ, làm chảy máu vào não. Nguyên nhân chính có thể do vỡ cấu trúc bất thường mạch máu, cơn tăng huyết áp nguy hiểm.

2. Những nguyên nhân chính gây đột quỵ

Đột quỵ có thể tấn công bất cứ đối tượng nào, nhưng không phải ngẫu nhiên. Nhiều yếu tố, cả khách quan và chủ quan, đã được xác định làm tăng đáng kể khả năng một người đối diện với biến cố nguy hiểm này. Nguyên nhân gây bệnh được kể đến gồm có:

2.1. Nhóm yếu tố không thể thay đổi

  • Độ tuổi (có nguy cơ cao): Dù đột quỵ đang có xu hướng trẻ hóa, nhưng tuổi càng cao, rủi ro càng lớn. Đặc biệt, những người từ tuổi 55 có nguy cơ đột quỵ tăng gấp đôi sau mỗi 10 năm.
  • Giới tính: Nam giới có nguy cơ cao hơn nữ giới.
  • Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người từng bị đột quỵ, nguy cơ của bạn cũng sẽ cao hơn người bình thường.

2.2. Nhóm yếu tố liên quan đến bệnh lý và lối sống (có thể kiểm soát)

  • Người từng có tiền sử đột quỵ hay có cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA).
  • Bệnh đái tháo đường.
  • Các bệnh tim mạch: như rung nhĩ, suy tim...
  • Người bị cao huyết áp.
  • Bệnh nhân mỡ trong máu cao.
  • Các trường hợp bị thừa cân, béo phì.
  • Người có thói quen hút thuốc lá thường xuyên.
  • Thói quen sống kém lành mạnh.
  • Người thường xuyên sử dụng chất kích thích, rượu bia,...

Các bệnh lý về tim mạch cũng là một trong những lý do dẫn đến đột quỵ

Các bệnh lý về tim mạch cũng là một trong những lý do dẫn đến đột quỵ

3. Dấu hiệu nhận biết đột quỵ

Các triệu chứng cảnh báo bệnh lý có thể xuất hiện một cách bất ngờ, thậm chí thoảng qua rồi biến mất, hoặc lặp đi lặp lại nhiều lần. Tuy nhiên, việc nhận diện nhanh chóng các triệu chứng này là cực kỳ quan trọng để giành giật sự sống và giảm thiểu di chứng cho người bệnh. Hãy cảnh giác cao độ nếu bạn hoặc người xung quanh đột nhiên gặp phải một hoặc nhiều dấu hiệu sau:

  • Mặt chảy xệ hoặc méo mó: Một bên mặt đột nhiên bị tê hoặc yếu, nụ cười có thể trông không cân xứng, bị méo.
  • Tay chân yếu hoặc bị liệt: Cảm thấy yếu bất thường hoặc không thể cử động được chân tay, thường ở một bên cơ thể. Một phép thử đơn giản là bạn hãy cố giơ cả hai tay lên qua đầu: nếu một bên không thể nhấc lên hoặc bị rơi xuống, đó là một dấu hiệu nguy hiểm.
  • Khó nói hoặc nói ngọng: Phát âm đột nhiên trở nên khó khăn, nói không rõ chữ, bị dính chữ, hoặc nói ngọng bất thường. Yêu cầu người bệnh lặp lại một câu đơn giản để kiểm tra khả năng ngôn ngữ của họ.
  • Mất thăng bằng, chóng mặt: Đột ngột cảm thấy hoa mắt, chóng mặt dữ dội, đi đứng loạng choạng hoặc mất khả năng phối hợp các động tác.
  • Giảm thị lực: Mắt đột nhiên bị mờ, khó nhìn rõ, hình ảnh bị sai lệch như cong vẹo méo mó, nhìn đôi,… có thể ảnh hưởng đến một hoặc cả hai mắt.
  • Đau đầu dữ dội bất thường: Một cơn đau đầu nghiêm trọng, đột ngột xuất hiện mà không rõ nguyên nhân, đôi khi kèm theo cảm giác buồn nôn hoặc nôn ói.

Tay chân bị tê liệt cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ

Tay chân bị tê liệt cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ

4. Những biện pháp phòng ngừa đột quỵ bạn nên biết

Để phòng ngừa đột quỵ, bảo vệ sức khỏe, bạn có thể áp dụng một số biện pháp như sau:

4.1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

  • Đây là nền tảng để kiểm soát các bệnh lý nền như cao huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu - những "kẻ thù" trực tiếp gây đột quỵ.
  • Hãy ưu tiên rau củ quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, thịt trắng, cá.
  • Hạn chế tối đa thực phẩm giàu chất béo bão hòa, các món ăn chiên xào, thức ăn nhanh, đồ ngọt và thực phẩm chế biến sẵn.
  • Uống đủ nước lọc, có thể bổ sung thêm nước ép từ trái cây nguyên chất không đường hoặc sữa đậu nành.

Ăn uống và sinh hoạt lành mạnh là cách thức phòng ngừa đột quỵ hiệu quả

Ăn uống và sinh hoạt lành mạnh là cách thức phòng ngừa đột quỵ hiệu quả

4.2. Thường xuyên tập luyện 

  • Tập thể dục vừa giúp tăng cường quá trình tuần hoàn máu, giữ cho tim được khỏe mạnh và cải thiện sức khỏe.
  • Chỉ cần 30 phút vận động mỗi ngày, với tần suất 4 lần/tuần, có thể giúp giảm đáng kể nguy cơ bị mắc phải các bệnh lý về tim mạch dẫn đến đột quỵ.
  • Giữ cho cơ thể được ấm áp, nhất là khi giao mùa. 
  • Nhiễm lạnh, đặc biệt vào mùa đông hoặc khi giao mùa, có thể làm tăng huyết áp đột ngột, tăng nguy cơ xuất huyết não, nhất là ở người cao tuổi. Hãy chú ý giữ ấm đầy đủ.

4.3. Nói không với thuốc lá

Hút thuốc lá là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ lên gấp đôi do gây hại trực tiếp cho mạch máu và tim. Bỏ thuốc không chỉ vì sức khỏe của bản thân mà còn tốt cho những người xung quanh. Tin vui là chỉ sau vài năm bỏ thuốc, nguy cơ đột quỵ sẽ giảm đáng kể, ngang bằng với người không hút thuốc.

4.4. Có thói quen khám sức khỏe định kỳ

Đây là cách hiệu quả để "tầm soát" và phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn như cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu ngay từ giai đoạn đầu.

Đặc biệt, những người đã có tiền sử mắc các bệnh lý này hoặc từng bị đột quỵ càng cần tuân thủ lịch khám để kiểm soát bệnh chặt chẽ, ngăn ngừa biến chứng và đột quỵ tái phát.

Như vậy, từ việc nhận diện đúng về đột quỵ, các yếu tố nguy cơ, dấu hiệu cảnh báo đến việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa đột quỵ hiệu quả, mỗi người đều có thể chủ động bảo vệ sức khỏe của mình. Đừng chờ đợi biến cố xảy ra. 

Việc thăm khám sức khỏe định kỳ là cách tốt nhất để phòng ngừa đột quỵ và phát hiện sớm những bất thường có thể xảy ra. Một cơ sở y tế uy tín bạn có thể lựa chọn thăm khám là Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ nhanh chóng.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ