Tin tức
Các loại suy hô hấp mà bệnh nhân không nên chủ quan
- 03/04/2022 | Các triệu chứng suy hô hấp điển hình và hướng điều trị
- 22/06/2022 | Suy hô hấp giảm oxy nguy hiểm như thế nào? Nguyên nhân do đâu?
- 04/05/2023 | Các phân độ suy hô hấp bạn nên biết
1. Đôi nét về tình trạng suy hô hấp
Suy hô hấp còn có tên gọi quốc tế là Respiratory Failure. Suy hô hấp xảy ra khi phổi của bệnh nhân không được cung cấp lượng oxy cần thiết, khiến quá trình đưa oxy tới các mô bị gián đoạn. Trong một số trường hợp, hiện tượng suy hô hấp xảy ra do lượng CO2 tích tụ trong cơ thể quá lớn, ảnh hưởng tới hoạt động của hệ hô hấp cũng như các cơ quan khác của cơ thể.
Bệnh nhân không thể chủ quan với tình trạng suy hô hấp.
Trên thực tế, suy hô hấp xảy ra do nhiều nguyên nhân, trong đó tình trạng này chủ yếu xảy ra đối với người có tiền sử mắc bệnh phổi, ví dụ như: viêm phổi, viêm phế quản hoặc bệnh nhân lao phổi, bệnh nhân đang điều trị tắc nghẽn phế quản hoặc tắc động mạch phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản,… Bên cạnh đó, một số trường hợp được chẩn đoán suy hô hấp do tình trạng suy tim gây ra. Nếu bạn đang gặp phải một trong những vấn đề sức khỏe trên, hãy chú ý chăm sóc sức khỏe, tích cực điều trị để hạn chế nguy cơ suy hô hấp.
Suy hô hấp cũng có thể xảy ra do tác động của khối u thanh quản, u thực quản. Chúng phát triển với kích thước lớn, chèn vào đường dẫn khí và gây tình trạng tắc nghẽn. So với bệnh nhân suy hô hấp do bệnh phổi, trường hợp suy hô hấp do ảnh hưởng của khối u thường nghiêm trọng hơn, việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn.
Sự xuất hiện của dị vật gây tắc nghẽn, viêm dây thanh quản cũng là một nguyên nhân gây hội chứng suy phổi. Ngoài ra, chấn thương xương sườn hoặc hệ thần kinh có thể để lại biến chứng là tình trạng suy hô hấp,…
2. Các loại suy hô hấp thường gặp
Vậy tình trạng suy hô hấp được phân loại như thế nào? Thông thường bác sĩ sẽ dựa vào thời gian phát triển bệnh để phân loại thành suy hô hấp cấp và mạn tính. Cụ thể, tình trạng cấp tính thường diễn ra trong một thời gian ngắn. Khi mắc suy hô hấp cấp tính, người bệnh cần được cấp cứu kịp thời, nếu không hệ hô hấp sẽ chịu nhiều tổn thương nghiêm trọng, thậm chí bệnh nhân phải đối mặt với nguy cơ tử vong cao.
Các loại suy hô hấp thường gặp là suy hô hấp cấp và mạn tính.
Ngược lại với suy hô hấp cấp tính, tình trạng mạn tính sẽ diễn ra trong thời gian dài. Người bệnh cần chủ động theo dõi, chăm sóc sức khỏe để hạn chế những biến chứng xấu xảy ra, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày.
Bên cạnh đó, khi tìm hiểu về các loại suy hô hấp, chúng ta có thể phân chia dựa vào vị trí tổn thương. Hai dạng bệnh thường gặp đó là: suy đường hô hấp trên, suy đường hô hấp dưới. Sau khi xác định được vị trí tổn thương, bác sĩ sẽ nghiên cứu và đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp, giúp bệnh nhân hồi phục sức khỏe hiệu quả.
3. Dấu hiệu cảnh báo tình trạng suy hô hấp
Như đã phân tích ở trên, các loại suy hô hấp thường gặp là: suy hô hấp cấp và mạn tính với các triệu chứng khác nhau. Đối với bệnh nhân suy hô hấp cấp, bệnh xảy ra do bệnh nhân thiếu oxy hoặc lượng CO2 trong máu tăng cao đột ngột. Cụ thể, khi bị thiếu oxy, người bệnh sẽ gặp khó khăn mỗi lần hít thở, thường xuyên cảm thấy buồn ngủ. Đồng thời, bệnh nhân suy hô hấp do thiếu oxy trông thiếu sức sống, cơ thể xanh xao, mệt mỏi.
Người bệnh thường xuyên rơi vào trạng thái khó thở.
Trong trường hợp bệnh nhân bị suy hô hấp cấp, do lượng CO2 trong máu tăng đột ngột, các triệu chứng thường xảy ra là: thị lực giảm rõ rệt, có hiện tượng đau nhức đầu kèm theo triệu chứng: thở gấp gáp, mạch đập nhanh bất thường. Ngay khi phát hiện các dấu hiệu kể trên, người bệnh cần chủ động đi tới cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi cũng như điều trị.
Bệnh nhân suy hô hấp cấp tính không được điều trị kịp thời sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng. Một số bệnh nhân được chẩn đoán tổn thương não bộ, trong khi đó nhiều trường hợp bị suy thận hoặc tổn thương phổi, tính mạng bị đe dọa do không phát hiện được tình trạng suy hô hấp cấp và cấp cứu đúng lúc.
Còn với tình trạng suy hô hấp mạn tính thì các dấu hiệu được chia thành giai đoạn. Các dấu hiệu ở giai đoạn đầu thường khó nhận biết, chỉ thoáng qua và không rõ ràng. Nhưng lâu dần, triệu chứng sẽ nặng và nghiêm trọng hơn, ví dụ như:
- Trường hợp nhẹ: khó thở, thở hụt hơi, khò khè, thở nhanh, thở gấp (nhất là khi vận động), cơ thể mệt mỏi, ho có đờm, ngủ bị tỉnh giấc, cơ thể xanh xao,...
- Trường hợp nặng: có thể xuất hiện tình trạng tím tái, khó thở, rối loạn hành vi,... thậm chí là bị hôn mê, suy tim,...
4. Làm thế nào để phát hiện và điều trị tình trạng suy hô hấp
Có thể khẳng định rằng các loại suy hô hấp gây nguy hiểm đối với sức khỏe. Do đó, người bệnh cần được phát hiện sớm, tập trung điều trị đúng cách. Hiện nay, bác sĩ đã đưa vào sử dụng nhiều kỹ thuật hiện đại nhằm phát hiện chính xác tình trạng suy hô hấp của từng bệnh nhân.
Bệnh nhân cần được điều trị theo phác đồ thích hợp.
Sau khi kết thúc khám lâm sàng, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm và phương pháp chẩn đoán hình ảnh. Các xét nghiệm có thể kể đến như xét nghiệm kiểm tra nồng độ oxy máu hoặc tiến hành xét nghiệm khí máu động mạch. Dựa vào kết quả kiểm tra, bác sĩ có thể xác định được nồng độ oxy, CO2 trong máu của người bệnh và chẩn đoán chính xác nguy cơ suy hô hấp. Một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh được áp dụng ví dụ như: điện tim hoặc chụp X-quang ngực…
Tùy vào tình trạng suy hô hấp của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ có kế hoạch điều trị phù hợp. Đối với bệnh nhân suy hô hấp mạn tính nhẹ, bệnh nhân được sắp xếp điều trị tại nhà, chủ yếu là sử dụng thuốc và kết hợp theo dõi, chăm sóc sức khỏe. Nếu tình trạng bệnh nặng thì sẽ điều trị tại viện, bác sĩ sẽ thực hiện một số biện pháp can thiệp nếu cần thiết như mở khí quản, thông khí nhân tạo,... sử dụng liệu pháp oxy, kết hợp dùng thuốc.
Trong khi đó, người mắc suy hô hấp cấp tính cần được đi cấp cứu kịp thời. Tùy từng trường hợp, một số biện pháp được áp dụng có thể là thông khí cơ học, cân bằng nước dịch, thực hiện các thủ thuật can thiệp, dự phòng huyết khối tĩnh mạch,...
Bệnh nhân suy hô hấp mạn tính cần kiên trì điều trị.
Với những chia sẻ trong bài, chắc hẳn bạn đã hiểu hơn về các loại suy hô hấp và mức độ nghiêm trọng của tình trạng này. Chính vì thế, người bệnh suy hô hấp cần điều trị tích cực, kịp thời để ngăn ngừa diễn biến xấu. Nếu thấy có dấu hiệu bất thường, bạn nên đi thăm khám tại cơ sở y tế càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe. Một địa chỉ bạn có thể thăm khám là chuyên khoa Hô hấp thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được hướng dẫn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!