Tin tức
Các phương pháp điều trị tăng huyết áp hiện nay
- 02/08/2020 | Mối liên hệ giữa tăng huyết áp và bệnh thận
- 14/11/2020 | Dấu hiệu tăng huyết áp và cách ổn định chỉ số hiệu quả
- 20/04/2021 | Chế độ sinh hoạt cho người tăng huyết áp chuẩn khoa học
- 05/06/2021 | Nhớ nhanh dấu hiệu tăng huyết áp để tự bảo vệ mình
- 03/04/2023 | Tăng huyết áp là do đâu? Huyết áp cao điều trị thế nào?
1. Tăng huyết áp là gì?
Trước khi tìm hiểu các phương pháp điều trị tăng huyết áp hiện nay, chúng ta cùng sơ lược tăng huyết áp là gì. Nói một cách dễ hiểu thì tăng huyết áp hay cao huyết áp là khi chỉ số huyết áp đo được cao hơn chỉ số huyết áp trung bình. Cụ thể, bạn đọc có thể tham khảo bảng phân độ tăng huyết áp dưới đây.
Định nghĩa phân độ tăng huyết áp theo mức huyết áp đo tại phòng khám
Hiện nay, tăng huyết áp là bệnh lý mãn tính về tim mạch có xu hướng ngày càng tăng với tỷ lệ người mắc ngày càng cao. Triệu chứng bệnh không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác, thậm chí, nhiều người còn không biết mình bị tăng huyết áp cho đến khi đi đo hoặc khi kiểm tra sức khỏe tổng quát.
2. Phương pháp điều trị tăng huyết áp
Để huyết áp thì người bệnh cần được theo dõi huyết áp thường xuyên. Quá trình điều trị phải tuân thủ các chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả cao nhất, đưa huyết áp về dưới 140/90 mmHg. Từ đó, phòng tránh được những nguy cơ cho sức khỏe tim mạch.
Dùng thuốc huyết áp
Đây chính là phương pháp điều trị tăng huyết áp phổ biến nhất hiện nay. Sau khi thăm khám và xác định tình trạng, bác sĩ sẽ cho người bệnh dùng thuốc, có thể là nhiều loại thuốc điều trị khác nhau cho đến khi chọn được loại thuốc phù hợp nhất.
● Thuốc ức chế Beta: Công dụng chính của thuốc này là làm giãn động mạch và giảm nhịp tim, qua đó, giảm áp lực máu bơm qua động mạch ở mỗi nhịp tim. Đồng thời, thuốc cũng ức chế một số nội tiết tố có nguy cơ làm tăng huyết áp.
● Thuốc lợi niệu: Thuốc có tác dụng gia tăng sự đào thải muối và dịch dư qua đường tiểu, nhờ đó, giảm được lượng muối và dịch dư trong máu để kiểm soát tốt huyết áp.
● Thuốc ức chế men chuyển và ức chế thụ thể Angiotensin: Khi sử dụng thuốc này, quá trình sản sinh Angiotensin trong cơ thể bị ức chế, giúp mạch máu được giãn ra và máu lưu thông dễ dàng hơn.
● Thuốc chẹn canxi: Thuốc điều trị tăng huyết áp này sẽ ngăn chặn một số gốc canxi thâm nhập vào cơ tim và làm giảm huyết áp.
● Thuốc chặn Alpha-2: Thuốc có tác dụng làm thay đổi xung thần kinh gây co mạch máu, giúp mạch máu giãn và đưa huyết áp về mức trung bình.
Điều trị tăng huyết áp bằng nhiều loại thuốc Tây y khác nhau
Điều trị tăng huyết áp theo dân gian
Song song với việc sử dụng thuốc Tây y thì bạn cũng có thể điều trị tăng huyết áp theo các phương pháp dân gian sau.
● Cần tây: Bạn có thể uống nước ép cần tây nguyên chất hoặc giã 50g cần tây, vắt lấy nước rồi trộn với mật ong, mạch nha, sau đó đem đi đun nóng và uống khi còn ấm. Dưỡng chất kali có trong cần tây giúp điều hòa và kiểm soát huyết áp ổn định.
● Hoa hòe: Sử dụng 20 - 40g hoa hòe và hy thiêm thảo để sắc lấy nước uống. Vitamin P và rutin trong hoa hòe có tác dụng điều trị tăng huyết áp hiệu quả và an toàn.
● Rễ cây nhàu: Sử dụng 20 - 40g rễ cây nhàu phơi khô để sắc lấy nước uống, có thể uống như nước lọc hàng ngày. Đây không chỉ là bài thuốc có tác dụng điều trị tăng huyết áp mà còn làm giảm triệu chứng đau đầu, chóng mặt hiệu quả.
3. Biện pháp ngăn ngừa tăng huyết áp
Ngoài các phương pháp điều trị tăng huyết áp, bạn cũng có thể kiểm soát tốt huyết áp của mình bằng các biện pháp sau.
Giảm cân
Các nghiên cứu cho thấy khi cân nặng tăng thì huyết áp cũng tăng. Đó là lý do nếu thừa cân thì bạn cần giảm cân để có thể điều hòa huyết áp, đồng thời, phòng tránh được nguy cơ ngưng thở khi ngủ.
Giảm cân giúp giảm huyết áp và phòng tránh các vấn đề về tim mạch
Vận động
Tập thể dục vừa giúp giảm huyết áp, vừa mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Mỗi ngày, bạn nên dành 30 - 45 phút để luyện tập, việc này sẽ giúp huyết áp được giảm từ 5 - 8mm Hg. Và nếu luyện tập thường xuyên, bạn còn ngăn ngừa được huyết áp tăng cao trở lại.
Ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống cực kỳ quan trọng với người bị tăng huyết áp. Theo đó, trong bữa ăn hàng ngày, bạn cần tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và các thực phẩm ít chất béo bão hòa và cholesterol. Chúng có tác dụng làm giảm huyết áp và gia tăng sức đề kháng.
Đặc biệt, hãy giảm muối trong chế độ ăn hàng ngày. Mỗi ngày chỉ nên tiêu thụ tối đa 2.300mg muối, tốt nhất vẫn là dưới 1.500mg để giúp huyết áp được giảm từ 5 - 6mm Hg. Muối thường có nhiều trong thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh nên nếu bị huyết áp, bạn không nên tiêu thụ những loại thực phẩm này.
Sinh hoạt điều độ
Ngoài chế độ ăn, thói quen sinh hoạt cũng giúp bạn ngăn ngừa tăng huyết áp. Cụ thể, hãy loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực làm bạn căng thẳng, mệt mỏi. Vì càng căng thẳng thì nguy cơ tăng huyết áp càng cao. Ngoài ra, cố gắng ngủ đủ tiếng mỗi ngày để phòng tăng huyết áp và chứng ngưng thở khi ngủ.
Ngủ đủ giấc và giữ tinh thần vui vẻ để kiểm soát tốt huyết áp
Đặc biệt, nên hạn chế rượu bia và nói không với thuốc lá. Với rượu bia, chỉ nên uống 2 - 3 ly bia/ngày và không uống quá 3 lần/ tuần. Uống nhiều hơn có thể gây rối loạn nhịp tim, suy tim, cản trở hoạt động tim bơm máu. Đồng thời, làm giảm tác dụng của thuốc điều trị tăng huyết áp. Với thuốc lá, bạn cần nói không vì thuốc lá hoàn toàn không mang lại lợi ích cho sức khỏe.
Như vậy, chúng ta đã cùng tìm hiểu các phương pháp điều trị tăng huyết áp cũng như các biện pháp giúp kiểm soát, điều hòa huyết áp. Mọi nhu cầu thăm khám và điều trị các bệnh lý về huyết áp, tim mạch, bạn có thể đến Chuyên khoa Tim mạch của Hệ thống Y tế MEDLATEC.
Quý khách hãy gọi đến hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được tư vấn sức khỏe và hỗ trợ đặt lịch khám nhanh chóng.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!