Tin tức

Cách chăm sóc trẻ tiêu chảy tại nhà đúng cách để bé nhanh khỏe

Ngày 01/07/2023
ThomNT
Tiêu chảy là bệnh lý rất phổ biến ở trẻ nhỏ và là một trong những nguyên nhân có thể dẫn tới nguy cơ tử vong đối với trẻ em, nhất là trẻ dưới 3 tuổi. Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng trên là cha mẹ chưa chú trọng trong phòng ngừa, nhất là chủ quan trong việc chăm sóc khi con bị tiêu chảy. Bài viết sau sẽ chia sẻ đến cha mẹ cách chăm sóc trẻ tiêu chảy tại nhà chuẩn y khoa.

1. Tiêu chảy có thể nguy hiểm thế nào cho trẻ?

Tiêu chảy là hiện tượng trẻ em trong một ngày đi ngoài rất nhiều lần, ít nhất từ 3 lần trở lên và trong phân có nhiều nước. Bệnh khi kéo dài có thể khiến cho trẻ rơi vào tình trạng mất nước nghiêm trọng và đe dọa cho tính mạng của trẻ.

 Dù thường gặp nhưng tiêu chảy có thể rất nguy hiểm cho trẻ

Dù thường gặp nhưng tiêu chảy có thể rất nguy hiểm cho trẻ

Nguyên nhân gây bệnh:

       Nhiễm virus Rota: đây là nguyên nhân phổ biến, chiếm tới khoảng 40% các ca bệnh với thời điểm thường gặp là mùa đông.

       Nhiễm một số loại vi khuẩn, chẳng hạn như: tả, lỵ, e coli,...

       Nhiễm ký sinh trùng có lẫn trong nước hoặc đồ ăn.

       Dị ứng với một số loại thực phẩm, chủ yếu là thành phần protein trong sữa, cá, thịt,... đồ ăn của trẻ chưa được nấu chín, không sạch sẽ khiến trẻ ngộ độc.

       Trẻ bị bệnh về đường ruột, chẳng hạn: viêm, tắc ruột, viêm ruột thừa,...

Cụ thể những triệu chứng của bệnh có thể là:

       Trung bình số lần đi ngoài trong ngày có thể lên tới 10 - 15 lần, phân nhiều nước. Với những trẻ còn nhỏ, có thể đi tới 20 lần/ngày và phân dạng nước vàng, chất nhầy, có mùi chua và đôi khi lẫn cả máu. Hầu hết những lần đi ngoài này trẻ không tự kiểm soát được nên có hiện tượng đùn ra quần.

       Trẻ thấy buồn nôn, nôn, đặc biệt nếu nguyên nhân của tiêu chảy do nhiễm virus Rota. Đi ngoài nhiều lần cùng với nôn sẽ khiến trẻ mất nước nghiêm trọng và trở nên mệt mỏi, chán, ngại ăn uống

       Bụng trẻ chướng, đầy hơi, có thể kèm rối loạn tiêu hóa.

Tình trạng này khi không được kịp thời khắc phục, trẻ sẽ bị mất nước và lâm vào tình trạng nguy hiểm:

       Trẻ quấy khóc, vật vã, li bì.

       Mắt trũng sâu, da, miệng lưỡi khô.

       Có thể mất ý thức và rơi vào hôn mê.

2. Chăm sóc trẻ tiêu chảy tại nhà như thế nào cho đúng?

Khi chăm sóc trẻ tiêu chảy tại nhà, cha mẹ cần lưu ý những nguyên tắc cơ bản sau:

Chú trọng bù nước

Khi trẻ có nhu cầu được uống nhiều hơn so với thông thường, cha mẹ cần lưu ý và kịp thời bổ sung cho con. Với những trẻ đang bú, có thể tăng tần suất, rút ngắn khoảng cách các lần bú.

 Tăng cữ sữa là việc cần làm nếu trẻ bị tiêu chảy

Tăng cữ sữa là việc cần làm nếu trẻ bị tiêu chảy

Với các trẻ độ từ hơn 6 tháng tới 5 tuổi, việc bù nước có thể được thực hiện với bất kỳ loại nước yêu thích nào của trẻ, chẳng hạn nước cháo, nước dừa, súp,... Nếu có thể, cha mẹ nên cho con bổ sung oresol bởi trong thành phần của chúng có cả nước lẫn muối khoáng.

Chú ý tới dinh dưỡng của trẻ

Lúc này, dinh dưỡng cho trẻ cần được quan tâm hơn bình thường để vừa giúp cung cấp nước, muối khoáng, vừa tăng cường sức khỏe để giúp nhanh chóng đẩy lùi bệnh tật.

Với trẻ còn bé, mẹ cũng nên điều chỉnh, bổ sung thêm dinh dưỡng cho bản thân để chất lượng sữa tốt hơn. Với những trẻ ở thời kỳ ăn dặm, mẹ có thể cho con ăn thịt gà trắng, thịt nạc, khoai tây,... Đặc biệt, nên chế biến dạng lỏng, mềm như cháo, súp và ăn thành nhiều bữa nhỏ.

Các loại đồ ăn sử dụng dầu mỡ để chiên rán hoặc đồ chứa nhiều đường, có gas,... nên tránh. Thịt nhiều gân, xơ cùng các loại hạt thô, cứng cũng cần loại bỏ.

Bổ sung thêm cho trẻ men vi sinh hoặc kẽm

Việc uống men vi sinh có thể giúp tăng hệ khuẩn có lợi để sức đề kháng của trẻ được tốt hơn, nhờ đó mà có thể chống lại virus, vi khuẩn hoặc các loại ký sinh trùng,...

Một số nghiên cứu cho thấy kẽm là thành phần rất tốt cho trẻ trong trường hợp này. Bởi vậy, cha mẹ có thể bổ sung qua thực phẩm hoặc đường uống. Tuy nhiên, việc cho trẻ uống kẽm cần hỏi thêm ý kiến của bác sĩ.

 Kẽm rất tốt cho trẻ khi bị tiêu chảy

Kẽm rất tốt cho trẻ khi bị tiêu chảy

Cẩn trọng trong thực hiện việc chăm sóc trẻ

Khi chăm sóc trẻ tiêu chảy tại nhà, điều quan trọng là cha mẹ cần chú ý để hạn chế việc bệnh trở nặng hoặc có thể lây lan cho người khác:

       Rửa tay trước và sau khi chăm trẻ với xà phòng diệt khuẩn, trong đó, chú trọng phần kẽ, móng tay. Khăn lau tay tốt nhất nên chọn loại dùng một lần.

       Không nên cho trẻ đến trường hoặc ra những nơi công cộng khi đang bị tiêu chảy để tránh sự lây lan.

       Trẻ không nên đi bể bơi, kể cả trong thời gian một tuần sau khi đã khỏi bệnh.

Đối với những trẻ không bị mắc bệnh, cha mẹ nên chú trọng phòng ngừa cẩn thận. Ngoài việc giữ tay chân sạch sẽ khi tiếp xúc với trẻ, đặc biệt là trong quá trình chế biến đồ ăn, cha mẹ cũng nên hướng dẫn, luyện thói quen rửa tay, giữ vệ sinh cho con.

Đồ ăn cho trẻ cần được nấu chín kỹ, khi đun nước, nên để sôi lăn tăn trong thời gian khoảng 5 phút. Nhà vệ sinh cần được thiết kế đúng yêu cầu, cách xa nguồn nước uống.

 Vắc xin giúp giảm nguy cơ bệnh do virus Rota

Vắc xin giúp giảm nguy cơ bệnh do virus Rota

Đồng thời, cho con uống vắc xin phòng ngừa virus Rota đúng lịch bởi đây là nguyên nhân gây bệnh hàng đầu.

3. Trẻ bị tiêu chảy, khi nào thì nên tới bệnh viện?

Chăm sóc trẻ tiêu chảy tại nhà, cha mẹ cần cẩn thận và theo dõi chặt chẽ diễn biến tình trạng của con. Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm, cha mẹ cần kịp thời can thiệp.

       Tình trạng này không tốt lên sau hai ngày.

       Trẻ có dấu hiệu mất nước: khi trẻ thường xuyên rất khát nước, mắt trũng, môi khô, khóc mà không có nước mắt. Đồng thời, cha mẹ cũng có thể véo nhẹ vào phần đùi trẻ. Nếu nếp véo da cần thời gian lâu để biến mất là cảnh báo trẻ bị mất nước, nguy hiểm.

       Chân tay trẻ lạnh, móng tay tím.

       Phân có lẫn máu.

       Sốt li bì và không thuyên giảm.

Lúc này, cha mẹ cần đưa con tới bệnh viện ngay. Hiện nay, chuyên khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ uy tín quý phụ huynh có thể lựa chọn để điều trị bệnh tiêu chảy cho con mình. Để được tư vấn thêm về tình trạng tiêu chảy ở trẻ, hoặc đặt lịch khám cho bé yêu, quý khách hãy gọi tới Tổng đài của MEDLATEC 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ