Tin tức
Cách khắc phục vết sẹo trên cơ thể
Cách khắc phục vết sẹo trên cơ thể
Những vết sẹo xuất hiện trên cơ thể lấy mất đi phần nào sự tự tin vốn có của nhiều người, đặc biệt là phái nữ. Chị em thường khó chịu khi vẻ đẹp của mình bị ảnh hưởng và thắc mắc không biết làm cách nào để đánh bay được những vết sẹo xấu xí đó. Nếu bạn có cùng thắc mắc, hãy để MEDLATEC trả lời giúp bạn!
1. Quá trình vết sẹo hình thành
Vết sẹo hình thành trên da người bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là dấu ấn do vết thương từ tai nạn vừa qua hoặc là kết quả của một ca phẫu thuật nào đó. Bất kể là tác động tổn thương nhẹ hay nặng trên da, sẹo đều có thể được hình thành. Nó là kết quả của quá trình tự chữa lành vết thương của cơ thể.
Quá trình hình thành nên sẹo gồm 3 giai đoạn, lần lượt là: phản ứng viêm, tăng sinh và tái tạo tổ chức. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương trên da cũng như khả năng tự chữa lành trong cơ địa của từng người mà các vết sẹo được hình thành cũng sẽ khác nhau.
Vết sẹo được hình thành qua ba giai đoạn
2. Một số loại sẹo thường gặp
Dựa theo từng đặc điểm mà người ta phân thành các loại vết sẹo khác nhau. Cụ thể:
2.1 Sẹo bình thường
Sẹo bình thường là vết sẹo có kích thước tương thích với độ lớn của vết thương. Loại sẹo này thường không quá lộ và có màu sắc gần giống màu ở bề mặt da nên rất khó để người khác có thể nhìn thấy. Phần lớn sẹo bình thường không gây ra cảm giác khó chịu hay đau đớn.
2.2 Sẹo lồi
Sẹo lồi được hình thành khi các tổ chức xơ phát triển mất kiểm soát. Loại sẹo này rất dễ để nhận biết bởi chúng thường có vỏ bọc, bề mặt nhẵn, màu sắc sẫm hơn và nổi phồng lên trên bề mặt da.
Sẹo lồi dễ nhận dạng
Trái ngược với sẹo bình thường, đôi khi sẹo lồi có thể gây cho bạn cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, căng cứng tại chính vị trí đó. Theo thời gian, kích thước của sẹo lồi cũng sẽ lớn dần, tùy vào quá trình tăng sinh Collagen của từng người.
2.3 Sẹo phì đại
Tương tự như sẹo lồi, sẹo phì đại cũng có xu hướng nổi lên trên bề mặt da nhưng thường phồng lớn hơn sẹo lồi. Mặc dù có kích thước tương ứng với kích thước của vết thương nhưng vết sẹo này rất dễ gây sự chú ý bởi màu hồng đặc trưng.
2.4 Sẹo lõm
Sẹo lõm hay còn có tên gọi khác là sẹo rỗ. Trái ngược hoàn toàn với hai loại sẹo kể trên, sẹo lõm lại có xu hướng thụt xuống bề mặt da. Nó hình thành do sự thiếu hụt của các mô dưới da, khiến vùng da xung quanh vết thương bị kéo xuống tạo thành các vết lõm.
2.5 Sẹo co rút
Sẹo co rút không chỉ đơn giản là vết rách nhỏ mà chúng thường là các di chứng để lại sau các vết thương nghiêm trọng như bỏng hoặc tai nạn. Khi vận động, vết sẹo là nguyên nhân dẫn đến sự kéo rút tại vùng da, ảnh hưởng đến quá trình vận động. Sẹo co rút ăn sâu vào da sẽ gây tổn thương tới các dây thần kinh xung quanh nó.
3. Mách bạn một số cách trị vết sẹo hiệu quả
Đa phần các vết sẹo dù lớn hay nhỏ cũng sẽ gây mất thẩm mỹ. Vì vậy mà nhiều người vẫn đang tìm cách làm nó biến mất, giúp làn da khôi phục về trạng thái bình thường.
Dưới đây là một số phương pháp trị sẹo phổ biến nhất bạn có thể áp dụng:
● Sử dụng các loại thuốc và gel có tác dụng giúp làm giảm sẹo lồi và lõm, nhưng bạn cần kiên trì khi sử dụng liệu pháp này vì sẽ mất một thời gian khá lâu để thuốc có thể điều tiết lại sự hoạt động của các mô dưới da.
● Tiến hành phẫu thuật xóa sẹo: Đây là phương pháp nhanh chóng nhất để loại bỏ và đem lại hiệu quả lâu dài. Phương pháp này thường được áp dụng khi sẹo trên cơ thể bạn ở mức nghiêm trọng.
● Cấy ghép da: Các bác sĩ sẽ thay thế vùng da bị thương bằng vùng da khác trên cơ thể để loại bỏ đi vết sẹo, đặc biệt là các vết sẹo bỏng.
● Sử dụng laser: Sử dụng tia laser là một phương pháp công nghệ mới được áp dụng để trị sẹo. Để đạt được hiệu quả cao, bạn nên tiến hành bắn tia laser ngay khi sẹo còn đỏ nhé!
● Tiêm thuốc: Phương pháp này được áp dụng cho sẹo lồi hoặc sẹo phì đại. Các bác sĩ sẽ sử dụng các mũi steroid để làm xẹp vết sẹo. Đối với sẹo lõm, bạn sẽ được tiêm một lượng collagen vào bề mặt da để lấp đầy các lỗ trống.
Một số phương pháp điều trị sẹo hiệu quả
4. Một số lưu ý giúp tránh để lại sẹo
Những vết sẹo sẽ không hình thành nếu như bạn biết cách chăm sóc da sau khi xuất hiện vết thương đúng cách. Một số lưu ý dưới đây sẽ là phương pháp giúp chăm sóc da không bị sẹo.
● Rửa sạch vết thương nhẹ nhàng bằng nước muối sinh lý, tránh sử dụng các loại oxy già hoặc rượu bởi các nguyên liệu này sẽ khiến mô dưới da bị tổn hại.
● Băng bó vết thương cẩn thận để tránh vi khuẩn xâm nhập.
● Trong quá trình vết thương lành lại, tuyệt đối không được bóc vảy. Thao tác này sẽ khiến da bị trầy xước một lần nữa, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Đặc biệt, vết sẹo lần tiếp theo có thể lớn hơn lần trước.
Không bóc vảy khi vết thương lành lại
Với mỗi tình trạng sẹo khác nhau, phương pháp điều trị có thể khác nhau. Đa số các trường hợp điều trị vết sẹo được thực hiện đều xuất phát từ nhu cầu thẩm mỹ. Vì vậy, để xóa tan vết sẹo an toàn, sạch đẹp, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín, có hệ thống máy móc chất lượng cao và đội ngũ y bác sĩ lành nghề.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với hệ thống trang thiết bị hiện đại hàng đầu cung cấp phương pháp trị sẹo nhanh chóng, an toàn và hiệu quả nhất. Quý khách cần tư vấn sức khỏe hoặc đặt lịch thăm khám có thể liên hệ trực tiếp đến hotline 1900 56 56 56
BS Vân đã duyệt
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!