Tin tức
Cẩm nang bỏ túi về chụp cắt lớp vi tính
- 10/06/2020 | Hỏi đáp: Khi nào nên chụp cắt lớp vi tính ổ bụng?
- 24/03/2020 | Cùng bác sĩ giải đáp nguyên lý chụp cắt lớp vi tính
- 19/03/2020 | Chụp cắt lớp vi tính là gì và có ảnh hưởng sức khỏe không?
- 04/06/2020 | Tìm hiểu về công nghệ chụp cắt lớp vi tính
- 21/01/2020 | “Bỏ túi” thông tin: Những cơ quan chỉ chụp cắt lớp vi tính mới phát hiện chính xác
1. Lịch sử ra đời, phát triển và nguyên lý của kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính
1.1. Lịch sử ra đời và phát triển
chụp cắt lớp vi tính (chụp CT) là kỹ thuật dùng nhiều tia X quét lên một khu vực nào đó của cơ thể theo lát cắt ngang đồng thời kết hợp với sự xử lý của máy vi tính để tạo ra hình ảnh 2 - 3 chiều về bộ phận cần chụp. Kỹ thuật này do nhà vật lý người Anh Godfrey Hounsfield và bác sĩ Allan Cormack phát minh năm 1972. Đến 1979, nhờ những ứng dụng của CT trong y học và khoa học mà Cormack và Hounsfield đã được nhận giải Nobel vật lý.
Máy chụp cắt lớp vi tính
Tính từ thế hệ máy CT đầu tiên được đưa vào ứng dụng, đến nay, để phù hợp với mục đích sử dụng, kỹ thuật này đã không ngừng phát triển, thay đổi, các thế hệ máy CT khác nhau lần lượt ra đời, ngày càng trở nên hiện đại và đa công dụng. Những thế hệ máy hiện đại nhất ngày nay đã có khả năng rút ngắn thời gian chụp hơn rất nhiều so với trước, có thể áp dụng cho mọi bộ phận trên cơ thể, cho chất lượng hình ảnh rõ nét.
Phương pháp chụp cắt lớp giờ đây đã được ứng dụng rộng rãi trên lâm sàng để phát hiện hầu như các bệnh lý toàn thân, hướng dẫn phẫu thuật, xạ trị, theo dõi sau điều trị. Đặc biệt, kỹ thuật CT - 3D còn có khả năng đánh giá chính xác vị trí tổn thương trong không gian 3 chiều, hỗ trợ vô cùng tích cực cho phẫu thuật và xạ trị, tái tạo bệnh lý bất thường bẩm sinh để tạo hình chỉnh sửa tốt hơn những dị tật này. Bên cạnh đó, chụp cắt lớp còn được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu.
1.2. Nguyên lý hoạt động
Chụp cắt lớp vi tính được tạo ra dựa trên nguyên lý tạo ảnh kỹ thuật số theo cách: có rất nhiều đơn vị thể tích liên tiếp nhau trên mặt cắt của một cấu trúc, mỗi đơn vị ấy được hiện lên trên ảnh như một điểm nhỏ gọi là điểm ảnh. Thông số về vị trí, tỷ trọng của các đơn vị thể tích này sẽ được mã hóa. Tiếp sau đó, máy tính sẽ dựa trên các thông số đã ghi của các đơn vị thể tích để dựng lại hình ảnh của mặt cắt nhằm cho ra những hình ảnh của cấu trúc trên lớp cắt. Chính nhờ có quá trình này mà có thể phân biệt được các cấu trúc cơ thể trên ở cùng một mặt phẳng.
Độ phân giải của ảnh chính là số lượng điểm ảnh. Vì thế, càng nhiều điểm ảnh thì hình ảnh càng rõ nét và nhờ đó càng dễ dàng phân biệt được ranh giới giữa các cấu trúc đồng thời việc phát hiện tổn thương có cấu trúc nhỏ cũng không còn khó khăn.
2. Vì sao cần phải chụp cắt lớp vi tính?
Sở dĩ chụp cắt lớp vi tính trở thành một phương pháp chẩn đoán hình ảnh cần thực hiện với nhiều đối tượng là bởi:
Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính rõ nét, cho phép xác định chính xác tổn thương
- Nó cung cấp hình ảnh chi tiết về nhiều loại mô và mạch máu, từ đó giúp bác sĩ phát hiện vị trí tổn thương. Ví dụ điển hình như: phát hiện vị trí chảy máu hoặc tắc nghẽn trong não là nguyên nhân gây ra cơn đột quỵ.
- Có thể phát hiện chính xác các cấu trúc bất thường mà không gây đau, không cần xâm lấn.
- Chụp cắt lớp giúp bác sĩ lên phương án và chuẩn bị cho một số loại phẫu thuật nhất định, xạ trị, sinh thiết kim và các quy trình phẫu thuật xâm lấn tối thiểu khác.
3.1. Khi nào chụp cắt lớp cần tới t3. Những vấn đề cần lưu ý huốc cản quang?
Thuốc cản quang là loại thuốc được tiêm vào cơ thể nhằm mục đích giúp bác sĩ
thấy rõ hơn một mô hoặc tổn thương nào đó. Đặc biệt, trường hợp thuốc cản quang có chứa iod sẽ khiến cấu trúc hoặc tổn thương bắt thuốc có màu trắng sáng trên hình chụp cắt lớp vi tính, nhờ đó mà bác sĩ dễ dàng phân biệt được nó với các cấu trúc khác xung quanh.
Hầu hết các loại thuốc cản quang đều có độ dung nạp tốt, một số ít trường hợp có thể xảy ra tác dụng phụ như: mẩn đỏ, ngứa, buồn nôn, nôn, mặt đỏ bừng, lạnh run,... tùy thuộc vào cơ địa của người tiếp nhận thuốc. Bệnh nhân cần nhận biết được các biểu hiện dị ứng này để tránh dùng thuốc đã gây ra dị ứng trong những lần tiêm thuốc cản quang sau.
- Chỉ định tiêm thuốc cản quang:
+ Hầu hết các trường hợp chụp cắt lớp bụng (trừ trường hợp đã biết rõ sỏi niệu quản gây đau quặn thận).
+ Nghi ngờ tồn tại u.
+ Nghi ngờ áp xe, viêm (trừ viêm phổi đã được chẩn đoán chắc chắn và không cần phân biệt với một bệnh lý nào khác).
+ Bệnh lý mạch máu.
+ Một số trường hợp khác do bác sĩ chỉ định.
- Chống chỉ định tiêm thuốc cản quang:
+ Chống chỉ định tương đối: người có tiền sử dị ứng với iod trong thuốc cản quang, mất nước nặng.
+ Chống chỉ định tuyệt đối: phụ nữ đang hoặc nghi ngờ đang mang thai, bệnh nhân suy thận mạn, suy tim mất bù, suy gan, đa u tủy, người mắc bệnh dị ứng và người có cơ địa dị ứng.
3.2. Thời gian trả kết quả
Kết quả chụp cắt lớp vi tính sẽ được trả sau khi chụp khoảng 20 - 30 phút. Trường hợp cần hội chẩn thì thời gian sẽ kéo dài lâu hơn. Sau khi có kết quả, bệnh nhân có thể yêu cầu bác sĩ trả lời những thắc mắc liên quan tới kết quả chụp của mình.
3.3. Quy trình chụp cắt lớp vi tính
- Trước khi chụp bệnh nhân cần:
+ Tháo bỏ các vật dụng kim loại có trên cơ thể bởi chúng sẽ gây nhiễu ảnh.
+ Thông báo với bác sĩ nếu đang mắc các bệnh: dị ứng thuốc, thận, hen suyễn, tiểu đường, tĩnh mạch; hoặc đang có thai, nghi ngờ có thai.
+ Thân nhân hoặc bệnh nhân ký vào bản cam kết tiêm thuốc cản quang (nếu được chỉ định tiêm thuốc cản quang).
Bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hướng dẫn bệnh nhân trước khi chụp cắt lớp
- Trong khi chụp
+ Bệnh nhân nằm ngửa trên bàn chụp hoặc nằm theo tư thế được bác sĩ yêu cầu.
+ Bệnh nhân nằm yên, nếu được yêu cầu nín thở thì hãy làm theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
- Sau khi chụp
+ Bệnh nhân không phải tiêm thuốc cản quang có thể hoạt động bình thường trở lại.
+ Bệnh nhân phải tiêm thuốc cản quang cần đè tay vào vị trí kim tiêm thuốc cản quang khoảng 5 - 10 phút để cầm máu. Sau khi chụp 24h, bệnh nhân cần uống nhiều nước để thuốc cản quang bị đào thải ra khỏi cơ thể.
+ Thông báo ngay với nhân viên y tế nếu phát hiện các triệu chứng: đỏ da, ngứa, khó thở, sốt, buồn nôn, nôn, chóng mặt,... để được thăm khám và có hướng xử trí (nếu cần).
Chụp cắt lớp vi tính là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại, đem lại nhiều lợi ích thiết thực. Tuy nhiên, đây là dịch vụ có chi phí khá cao, vẫn có những rủi ro tiềm ẩn dù rất ít; vì thế không nên lạm dụng kĩ thuật này. Nếu bạn cần tìm hiểu hoặc có nhu cầu chụp cắt lớp, tốt nhất nên gặp bác sĩ chuyên khoa để có được chỉ định đúng đắn. Hoặc bạn cũng có thể gọi tới tổng đài 1900 56 56 56, chuyên viên y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ tư vấn kỹ lưỡng để bạn biết trường hợp của mình có nên chụp cắt lớp hay không.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!