Tin tức

Cẩm nang thông tin về bệnh giãn phế quản

Ngày 30/05/2022
Phế quản là ống dẫn khí, có chức năng chính là dẫn khí vào phổi. Hiện nay tỉ lệ người mắc bệnh giãn phế quản ngày càng tăng, đặc biệt là ở người lớn. Để có thêm kiến thức y khoa về căn bệnh này, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau.

1. Tổng quan về bệnh

Giãn phế quản là tình trạng phế quản không còn đủ khả năng đàn hồi, do bị biến đổi về đường kính của đường dẫn khí. Nếu phát hiện sớm và điều trị tích cực thì bệnh không quá lo ngại. Nếu chủ quan có thể sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

  Hình ảnh mô phỏng phổi của người bình thường (bên trái) và phổi của người bị giãn phế quản (bên phải)  Hình ảnh mô phỏng phổi của người bình thường (bên trái) và phổi của người bị giãn phế quản (bên phải)

Tác nhân gây bệnh thường là do thành phế quản bị nhiễm trùng. Tình trạng này có thể do một số bệnh lý gây nên như: bệnh viêm phổi, bệnh lao, bệnh sởi, ho gà,...

  • Nếu bệnh nhân đã từng bị lao phổi, trong quá trình điều trị sẽ để lại những xơ sẹo, những sơ sẹo này lâu ngày sẽ bị biến dạng, gây tổn thương lên thành phế quản. Ngoài ra, nếu kèm theo triệu chứng ho dai dẳng cũng khiến cho phế quản bị giãn ra.

  • Viêm đường hô hấp dai dẳng: Nếu bệnh nhân đã từng mắc các bệnh về tai mũi họng như: viêm tai giữa, viêm mũi, viêm xoang, viêm họng,… sẽ để lại hậu quả nặng nề cho phế quản. Dịch nhầy ở thành họng sẽ tích tụ lại gây nhiễm trùng và và tổn thương trực tiếp lên thành phế quản.

  • Giãn phế quản do hóa chất: Trong trường hợp người bệnh đã tiếp xúc trực tiếp với hóa chất như sử dụng thuốc trừ sâu,… Các hóa chất này theo đường dẫn khí vào phổi sẽ làm tổn thương cấu trúc thành phế quản.

2. Giãn phế quản có nguy hiểm không?

Nếu người bệnh phát hiện sớm và điều trị tích cực sẽ cho kết quả khả quan và không quá lo ngại. Tuy nhiên, trong trường hợp người bệnh thờ ơ với các dấu hiệu nhận biết, hoặc phát hiện bệnh khi ở giai đoạn muộn thì hậu quả để lại sẽ rất nghiêm trọng, khi ấy ổ giãn phế quản tràn rộng ra sẽ rất khó kiểm soát.

Ổ giãn phế quản lan rộng khắp sẽ khiến phổi bị tổn thương nặng nề, thậm chí là bị áp xe phổi, ngoài ra phổi có thể bị chảy máu, lâu ngày có thể sưng to dẫn đến chảy mủ khiến cho người bệnh khó thở. 

Không những ảnh hưởng trực tiếp đến phổi mà ngay cả tim của người bệnh cũng có thể bị tổn thương nghiêm trọng. Ngoài ra, nếu xem nhẹ bệnh thì hậu quả mang đến là vô cùng nặng nề như: ho ra máu dai dẳng hoặc ho ra máu nặng đe doạ tính mạng, đặc biệt là giãn phế quản còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tinh thần cũng như tâm lý của người bệnh. 

Khi có dấu hiệu của ho ra máu bạn đừng nên chủ quan vì đó có thể là dấu hiệu bệnh giãn phế quản

Khi có dấu hiệu của ho ra máu bạn đừng nên chủ quan vì đó có thể là dấu hiệu bệnh giãn phế quản

3. Phòng ngừa

  • Để ngăn ngừa tình trạng giãn phế quản thì việc đầu tiên là phải thận trọng với tình trạng nhiễm trùng phổi, ngăn ngừa được nhiễm trùng phổi và tránh tuyệt đối được các tổn thương về phổi.

  • Tiêm phòng là biện pháp rất cần thiết, nhất ở đối với trẻ nhỏ. Trẻ sơ sinh cần tiêm phòng ngay sởi, ho gà để tránh nguy cơ mắc bệnh cũng như giảm thiểu những biến chứng nguy hiểm khi mắc, đặc biệt là bệnh giãn phế quản.

  • Đối với đàn ông nếu có thói quen hút thuốc lá thì nên từ bỏ ngay thói quen này. Những chất độc hại như khí ga thì nên tránh tuyệt đối không được hít để bảo vệ lá phổi của mình.

  • Bảo vệ thật tốt lá phổi của mình, để phổi đảm bảo tốt chức năng hoạt động trong cơ thể. Nếu chẳng may bị mắc các bệnh khiến cho phổi bị tổn thương thì nên điều trị thật tốt để tránh nguy cơ gây nhiễm trùng phổi. 

  • Đối với trẻ nhỏ nên theo dõi sát sao tránh trường hợp để bé nuốt những vật dị vào đường thở.

Tránh những tác nhân gây hại cho lá phổi

Tránh những tác nhân gây hại cho lá phổi

4. Điều trị

Điều trị bệnh giãn phế quản không quá khó nếu phát hiện sớm và có phác đồ điều trị phù hợp. Theo các bác sĩ chuyên khoa, để điều trị bệnh giãn phế quản thì trước tiên phải điều trị những tổn thương ở phổi trước, nhằm tránh tình trạng nhiễm trùng phổi, từ đó mới giúp người bệnh thuyên giảm các triệu chứng, giảm thiểu tối đa biến chứng nguy hiểm và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

Đối với bệnh lý giãn phế quản thì các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định điều trị thông qua 02 phương pháp phổ biến là: điều trị nội khoa và vật lý trị liệu. Trong đó, kháng sinh cũng là loại thuốc không thể thiếu trong điều trị giãn phế quản. Trong quá trình điều trị nếu như bệnh nhân thường xuyên ho, ho không dứt cơn thì bác sĩ có thể kê thêm thuốc ho hoặc thuốc corticoid dạng xịt nhằm giảm viêm.

Để chữa bệnh viêm phế quản, đối với những trường hợp nhẹ có thể dùng phương pháp vật lý trị liệu. Các bác sĩ sẽ làm thông thoáng đường thở cho bệnh nhân bằng cách sử dụng bàn tay phải khum chặt rồi cho bệnh nhân khom người vỗ vào lưng để bệnh nhân có thể nhanh chóng khạc được đờm ra ngoài. Ngoài ra bệnh nhân cần luyện một số bài tập về đường thở, hô hấp rất hữu ích dưới sự hướng dẫn và theo dõi của các bác sĩ chuyên khoa.  

Bệnh nhân cần tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ để quá trình điều trị nhanh chóng đạt kết quả

Bệnh nhân cần tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ để quá trình điều trị nhanh chóng đạt kết quả

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh cũng như biểu hiện ở mỗi người sẽ có cách điều trị khác nhau. Những bệnh nhân có ổ giãn phế quản đã bị lan rộng ra thì bác sĩ có thể sử dụng những phương pháp thở oxy. Còn đối với những bệnh nhân khi có những biểu hiện bị suy hô hấp, phổi bị tổn thương nặng nề, chảy máu ở phổi thì người nhà sẽ phải tính đến chuyện thay phổi. 

Giãn phế quản là bệnh lý không nên xem nhẹ bởi những hậu quả nghiêm trọng gây ra cho người bệnh. Nếu không được chữa trị kịp thời, triệt để thì không chỉ phế quản bị tổn thương mà cả phổi, tim mà rất nhiều cơ quan trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng. 

Với những kiến thức vừa chia sẻ, chúng tôi hy vọng bạn đọc có thể hiểu rõ về tính chất nghiêm trọng của bệnh. Nếu có triệu chứng hay nghi ngờ về bệnh giãn phế quản, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi qua đường dây nóng 1900 56 56 56 để được các bác sĩ bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn chi tiết hơn.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ