Tin tức

Chụp CT có cản quang là gì và một số lưu ý liên quan

Ngày 05/02/2020
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Văn Thụ
Có lẽ có rất nhiều bệnh nhân vẫn đang băn khoăn không biết chụp CT có cản quang là gì. Bài viết hôm nay của MEDLATEC sẽ giúp các bạn phân tích về kỹ thuật chụp CT cản quang hiện nay cũng như các lưu ý cần nắm được phục vụ cho quá trình thực hiện nhé!

1. chụp CT có cản quang là gì?

Khái niệm thuốc cản quang dùng trong chụp CT 

Để lý giải được Chụp CT có cản quang là gì trước hết chúng ta cần tìm hiểu xem cản quang được sử dụng trong trường hợp này là loại thuốc ra sao.

Về cơ bản thuốc cản quang là một loại thuốc mà bác sĩ chỉ định đưa vào cơ thể bệnh nhân trước khi thực hiện chụp CT nhằm thu về kết quả hình ảnh tốt hơn. Cụ thể là chúng nhờ vào thành phần i-ốt của mình mà làm sáng lên các cấu trúc hoặc nội tổn thương bắt được thuốc. Nhờ vào điều này mà bác sĩ sẽ phân biệt được và dễ dàng phân tích chúng hơn so với các bộ phận xung quanh. 

Thuốc cản quang sẽ giúp một bộ phận sáng hơn, dễ quan sát trên hình ảnh thu về

Thuốc cản quang sẽ giúp một bộ phận sáng hơn, dễ quan sát trên hình ảnh thu về

Thuốc cản quang không giới hạn khu vực mô hoặc tổn thương cần kiểm tra của người bệnh nên việc sử dụng là rất hiệu quả.

Thuốc cản quang có tác dụng phụ hay không?

Sử dụng phương pháp chụp CT có dùng thuốc cản quang cũng có một số nhược điểm nhất định. Bệnh nhân sau khi được đưa thuốc cản quang vào cơ thể sẽ gặp một số tác dụng phụ nhất định. 

Vậy tác dụng phụ từ việc chụp CT có cản quang là gì và có hại nhiều không?

Các tác dụng phụ đem lại do thuốc cản quang về cơ bản chỉ gây ra một số khó chịu và bất tiện cho bệnh nhân chứ không có gì nguy hiểm cho sức khỏe. Thường thì chỉ dừng lại ở mức độ bị đỏ da, buồn nôn, sốt nhẹ hoặc mẩn ngứa, nổi mề đay,...

Có một số bệnh nhân bị dị ứng với thuốc cản quang thì nghiêm trọng hơn và sẽ không được chỉ định dùng loại thuốc này. Việc nhận biết có bị dị ứng với thuốc này hay không thường thông qua việc bệnh nhân có dị ứng với i-ốt hay không.

2. Thuốc cản quang sẽ sử dụng trong các trường hợp bệnh lý nào?

  • Các bệnh nhân cần chụp CT vùng bụng đều sẽ được yêu cầu sử dụng thêm thuốc cản quang vì khoang bụng rộng và khá khó để quan sát. 

  • Bệnh nhân đang bị nghi ngờ có khối u sẽ được chỉ định thêm thuốc cản quang để đánh giá rõ hơn bề mặt và cấu trúc của khối u.

  • Các bệnh nhân bị viêm nhiễm nội tạng hoặc bị áp xe đều cần bổ sung thêm thuốc cản quang thì mới chẩn đoán chính xác được.

  • Các bệnh lý liên quan đến mạch máu như bị dị dạng mạch máu, phình mạch hoặc bóc tách mạch máu không rõ nguyên nhân đều cần được chẩn đoán kỹ càng thông qua phương pháp chụp CT.

  • Ngoài ra có một số các trường hợp các bệnh đặc biệt cần độ chính xác cao trong hình ảnh chẩn đoán như xác định vùng cần tưới máu, tìm nguồn mạch nuôi hay kiểm tra mức độ vôi hóa,... đều cần chụp CT để kiểm tra.

3. Lưu ý trước khi thực hiện chụp CT có cản quang là gì?

Trước khi thực hiện chụp CT cản quang bạn nên thảo luận từ trước với bác sĩ. Nội dung của cuộc thảo luận này nên xoay quanh việc chuẩn bị từ trước cho việc xét nghiệm. Trong đó bạn nên chủ động báo với bác sĩ nếu bản thân đang mắc các loại bệnh như tiểu đường, hen suyễn, suy giảm chức năng gan, thận cũng như có tiền sử dị ứng thuốc từ trước. 

Đối với phụ nữ, nếu bạn đang mang thai hoặc nghi ngờ chuẩn bị bước vào thai kỳ thì cũng nên thảo luận với bác sĩ trước khi đồng ý thực hiện chụp CT cản quang. Lý do là vì phụ nữ mang thai thường được chống chỉ định cho phương pháp kiểm tra này.

Riêng với phụ nữ, nếu bạn đang nghi ngờ mình chuẩn bị bước vào thai kỳ thì nên báo lại ngay với bác sĩ chụp CT cản quang

Riêng với phụ nữ, nếu bạn đang nghi ngờ mình chuẩn bị bước vào thai kỳ thì nên báo lại ngay với bác sĩ chụp CT cản quang

Bệnh viện sẽ yêu cầu bạn hoặc thân nhân đọc và xác nhận vào một mẫu cam kết tự nguyện tiêm hoặc sử dụng thuốc cản quang. Đây chỉ là một thủ tục cơ bản nên bạn cũng không cần quá lo lắng.

Người bệnh sẽ được bác sĩ yêu cầu nhịn ăn trước khi chụp CT cản quang từ 5 giờ đồng hồ trở lên. Tuy nhiên bạn vẫn có thể uống nước với liều lượng nhỏ. Tốt nhất là bạn cũng nên tạm ngưng uống nước trước khi chụp CT cản quang khoảng 2 giờ đồng hồ để kết quả thu về khách quan nhất.

4. Lưu ý trong khi thực hiện chụp CT cản quang

Tùy vào yêu cầu của việc chẩn đoán bệnh lý mà bạn sẽ được bác sĩ yêu cầu các tư thế nằm chụp CT nhất định. Thông thường tư thế cơ bản là nằm ngửa trên mặt bàn chụp.

Bệnh nhân sẽ được bác sĩ hướng dẫn các tư thế chụp CT cản quang phù hợp

Bệnh nhân sẽ được bác sĩ hướng dẫn các tư thế chụp CT cản quang phù hợp

Chụp CT có cản quang không đau nên bệnh nhân cần thả lỏng tinh thần và tập trung làm theo các hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Thường thì lưu ý quan trọng nhất khi chụp CT có cản quang là gì? Đó là bạn phải giữ tư thế nằm yên tuyệt đối. Thậm chí bạn còn cần phải nín thở trong 1 khoảng thời gian nếu bác sĩ có yêu cầu. Việc hô hấp có thể gây chuyển động tại vùng ngực làm nhiễu hình ảnh chụp CT.

Một số bệnh nhân đã ghi nhận việc họ có cảm giác hơi khó chịu do tác dụng phụ của thuốc cản quang trong quá trình thực hiện chụp CT. Nếu bạn có cảm giác bị nóng trong người hoặc cảm giác khó chịu nhẹ thì vẫn hoàn toàn bình thường.

5. Lưu ý sau khi thực hiện chụp CT có cản quang là gì?

Với các bệnh nhân thực hiện chụp CT có bổ sung thêm thuốc cản quang thì chưa ăn uống hay hoạt động bình thường trở lại ngay mà cần được theo dõi thêm trong khoảng 30 phút. Việc theo dõi này để đảm bảo rằng bạn không phải đối mặt với bất cứ vấn đề bất thường nào do sử dụng thuốc.

Trong vòng 24 giờ đồng hồ tiếp theo bạn sẽ được khuyến khích uống nhiều nước hơn bình thường để cơ thể đào thải hết thuốc ra ngoài theo đường bài tiết. Thuốc cản quang đúng là đã được cân nhắc để sử dụng với liều lượng hợp lý nhưng nếu nó không được bài tiết ra ngoài kịp thời thì rất có thể gan và thận của bạn sẽ bị quá tải, về lâu về dài gây suy giảm chức năng.

Đặc biệt nếu bạn có các dấu hiệu nôn ói nghiêm trọng hoặc bị mẩn ngứa, sốt cao kèm khó thở sau khi chụp CT cản quang thì cần liên lạc lại ngay với bác sĩ chuyên khoa hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được tiến hành theo dõi và xử lý.

MEDLATEC đã vừa tư vấn cho các bạn vấn đề chụp CT có cản quang là gì cùng với các lưu ý cơ bản và quan trọng nhất khi thực hiện thủ thuật xét nghiệm này. Tất cả các thắc mắc cũng như yêu cầu thực hiện chụp CT các bạn có thể gửi đến chúng tôi thông qua đường dây nóng 1900 56 56 56 hoặc tại quầy lễ tân tại tất cả các cơ sở khám chữa bệnh MEDLATEC hiện nay.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ