Tin tức

Chụp X - quang răng giúp chẩn đoán chính xác các bệnh về nha khoa

Ngày 14/03/2020
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thạch Thảo
Chụp X-quang răng giúp nha sĩ quan sát rõ ràng hình ảnh hàm răng của bạn, biết về vị trí, sự sắp xếp của những chiếc răng. Ngoài ra, hình ảnh chụp giúp chẩn đoán các bệnh nha chu, áp xe, u, nang,... ở răng miệng chính xác và dễ dàng hơn.

1. Chụp X-quang răng có vai trò gì?

Chụp X-quang sử dụng tia X để đưa ra hình ảnh về răng, cấu trúc, sự sắp xếp và các mô mềm xung quanh. Theo đó, bác sĩ có thể quan sát được vị trí, tình trạng của những chiếc răng sâu, áp xe, nướu răng, u, nang hay những bất thường khác.

Nhờ cung cấp những hình ảnh, thông tin mà mắt thường không nhìn thấy được nên chụp X-quang hỗ trợ rất tốt trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh nha khoa. Cụ thể, chụp X-quang phù hợp để:

Tìm ra vấn đề về răng

Phát hiện những vấn đề sớm trước khi triệu chứng bệnh bộc phát hoặc đánh giá tình trạng bệnh tiến triển: sâu răng, chấn thương răng, gãy chân răng, tổn thương xương hỗ trợ răng,...

Tìm vị trí răng mọc sai chỗ, hoặc răng mọc sâu vào trong nướu

Răng khôn và răng mọc sai vị trí nếu có thể ảnh hưởng đến răng và sức khỏe thì cần sớm được điều trị. Những răng mọc sát nhau, xuyên qua nướu răng gọi là răng cấm.

Kiểm tra vị trí của răng vĩnh viễn

Trẻ đang trong thời kỳ thay răng có thể chụp X-quang để kiểm tra vị trí răng vĩnh viễn phát triển trong hàm, kịp thời nắn chỉnh nếu mọc sai vị trí.

Phát hiện u nang

U nang bất thường, mụn nhọt,... có thể mọc và phát triển ở răng hoặc nướu.

Tìm phương pháp điều trị, nắn chỉnh

Với răng mọc không thẳng hàng, không thẩm mỹ thì chụp X-quang giúp bác sĩ đưa ra phương pháp chỉnh nha tốt nhất.

Chụp X-quang để tìm phương pháp chỉnh nha tốt nhất

Chụp X-quang để tìm phương pháp chỉnh nha tốt nhất

Với răng sâu, nếu lỗ sâu lớn, nguy hiểm thì chụp X-quang giúp bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị như: cấy ghép nha khoa, phẫu thuật tủy răng, nhổ răng khó,...

Theo dõi sau điều trị

Như vậy, rất nhiều bệnh lý, vấn đề răng miệng hay chỉnh nha thẩm mỹ cần sử dụng ảnh chụp X-quang răng để hỗ trợ. Tuy nhiên, với kỹ thuật lấy cao răng, tẩy trắng răng,... thường không cần dùng kỹ thuật chẩn đoán này.

2. Chụp X-quang răng có hại không?

Phương pháp chụp X-quang chẩn đoán hình ảnh hiện được sử dụng rất phổ biến trong khám và điều trị bệnh. Ở kỹ thuật này, một lượng nhỏ tia bức xạ X được sử dụng, chiếu xuyên qua cơ thể và cho hình ảnh phản hồi.

Tia X này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nếu tiếp xúc nhiều và thường xuyên. Tuy nhiên, với kỹ thuật chụp X-quang thì lượng tia X sử dụng rất nhỏ, trong tầm kiểm soát, cũng không chụp thường xuyên nên không đáng lo ngại. 

Thời gian chụp phim ngắn cùng phim tốc độ cao nên bệnh nhân được hạn chế tối thiểu sự nhiễm tia. Khi chụp X-quang, chỉ vùng răng miệng được chiếu tia chụp, nên sẽ không ảnh hưởng sang các vùng khác. Phòng chụp X-quang cũng được áo và vách chì bảo vệ, hấp thu tốt các tia tán xạ.

Ngoài ra, thường chỉ trong trường hợp cần thiết bác sĩ mới chỉ định chụp X-quang.

Như vậy, bạn đọc có thể yên tâm là chụp X-quang không nguy hiểm. Kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn kĩ và giúp bạn giảm thiểu rủi ro ở mức tối thiểu.

Kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn tư thế chụp X-quang phù hợp nhất

Kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn tư thế chụp X-quang phù hợp nhất

3. Các loại chụp X-quang răng

Tùy theo mục đích chụp X-quang răng mà bác sĩ hoặc kỹ thuật viên sẽ thực hiện các tư thế/loại chụp khác nhau. Cụ thể:

Chụp biên cắn

Đây là loại chụp phổ biến nhất¸ hình ảnh chụp cho thấy chiều cao của xương giữa các răng cũng như phần thân răng phía trên nướu. 

Chụp toàn bộ

Cách chụp toàn bộ thường dùng để chẩn đoán u nang, sâu răng, răng bị ảnh hưởng, áp xe hay khối u,... Với cách chụp này, bạn sẽ thấy được toàn bộ những chiếc răng và xương xung quanh.

Chụp vòng quanh răng

Phương pháp chụp này cho thấy hình ảnh toàn bộ và rộng lớn của hàm và răng. Theo đó, người chụp không cần đề phim X-quang mà có máy quét quay quanh và chụp ảnh rộng toàn bộ hàm răng.

Chụp vòng quanh răng rất tiện dụng và dễ đánh giá vì thấy hình ảnh cả hàm trên và dưới, dễ dàng thấy được khớp cắn, các răng ảnh hưởng, răng ẩn,... mà chụp biên cắn và toàn bộ không thấy.

X-quang quanh đỉnh PA

Chụp X-quang quanh đỉnh được chụp để định chính xác vùng cần quan tâm. Cách chụp này thường để đánh giá bị bệnh nhân đau răng.

Chụp X-quang 3 chiều

Chụp X-quang 3 chiều, hay chụp CT hình nón là phương pháp chụp mới, kết hợp với máy tính kỹ thuật số, giúp đưa ra ảnh cấu trúc răng miệng chân thực mà mắt nhìn thường không thấy được. Hình ảnh mô mềm, cơ, xương, mạch máu cũng được hiển thị rõ ràng.

Chụp X-quang 3 chiều là phương pháp mới

Chụp X-quang 3 chiều là phương pháp mới

4. Chụp X-quang răng bao nhiêu tiền?

Chụp X-quang răng giá bao nhiêu hiện là câu hỏi được nhiều khách hàng quan tâm tới dịch vụ này thắc mắc. Hiện nay dịch vụ chụp này khá phổ biến ở các phòng khám, cơ sở nha khoa hay bệnh viện. Do đó chụp X-quang răng hết bao nhiêu tiền còn phụ thuộc vào cơ sở, cũng như các hình thức chụp khác nhau.

Chi phí chụp X-quang hiện khá rẻ, chỉ khoảng từ 40.000 - 100.000đ cho mỗi lần chụp. Nếu bạn chụp nhiều lần chi phí cũng cao hơn. Tại một số phòng khám nha khoa, chụp X-quang nằm trong gói dịch vụ khám, thẩm mỹ, chỉnh nha,... nên sẽ được miễn phí cho khách hàng. Do đó, hãy tìm hiểu kĩ các gói dịch vụ này và lựa chọn cho phù hợp các bạn nhé.

5. Lưu ý khi chụp X-quang răng

Ngoài ra, cần lưu ý với những đối tượng đặc biệt có nguy cơ khi chụp X-quang:

Phụ nữ mang thai

Thông báo cho kỹ thuật viên chụp X-quang nếu bạn mang thai hoặc nghi ngờ mang thai. Mặc dù chụp X-quang  răng không ở vùng bụng nhưng bạn vẫn sẽ được mặc áo chì, yếm chì để hạn chế tác động của tia X tới thai nhi.

Phụ nữ mang thai chỉ nên chụp X-quang cũng như các bộ phận khác khi thực sự cần thiết, không nên lạm dụng sẽ ảnh hưởng đến trẻ. Hãy thông báo rằng mình đang mang thai để bác sĩ có cân nhắc tốt nhất mẹ nhé.

Phụ nữ mang thai cần cân nhắc trước khi chụp X-quang

Phụ nữ mang thai cần cân nhắc trước khi chụp X-quang

Trẻ em

Trẻ em có thể được yêu cầu chụp X-quang khi kiểm tra quá trình mọc răng hoặc chỉnh nha từ sớm, phát hiện lỗ sâu răng. Trẻ em sẽ được đeo các dụng cụ bảo vệ bằng chì để hấp thụ các tia X tán xạ, hạn chế ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

Như vậy, chụp X-quang là công cụ, phương pháp chẩn đoán hình ảnh vô cùng quan trọng cho nha sĩ và bệnh nhân gặp phải các vấn đề về răng miệng. Đừng ngần ngại chụp để khám chữa bệnh sớm nhất, đạt hiệu quả tốt nhất. 

Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.