Tin tức

Chuyên gia tiết lộ những cách phòng tránh ung thư bàng quang

Ngày 07/10/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Trong số các bệnh lý hệ tiết niệu sinh dục thì ung thư bàng quang là bệnh ác tính hay gặp và vô cùng nguy hiểm. Bệnh ít xảy ra ở nữ giới nhưng một khi đã phát hiện thì thường là khi bệnh đã đến giai đoạn muộn, so với nam giới thì mức độ nghiêm trọng cũng cao hơn. Vậy cách phòng tránh ung thư bàng quang là gì? Chuyên gia của MEDLATEC sẽ giải đáp qua bài viết sau!

​​1. Khái quát về ung thư bàng quang

Có thể nói mọi lứa tuổi đều có khả năng mắc bệnh ung thư bàng quang, nhưng phổ biến hơn cả là đối tượng người trung niên và cao tuổi, nam giới cũng có tỷ lệ bị ung thư bàng quang cao hơn so với nữ giới. 

Khởi nguồn dẫn tới ung thư bàng quang là do sự sinh trưởng không theo quy luật của các tế bào bất thường tạo thành khối u ác tính ở bàng quang - đây là một cơ quan có cấu tạo giống như một chiếc túi rỗng nằm ở khu vực vùng bụng dưới và có nhiệm vụ chứa nước tiểu thải ra từ thận. Mặc dù các tế bào ung thư hiện diện nhiều nhất tại bàng quang nhưng nó cũng có thể phát triển tại các tổ chức khác thuộc hệ thống thoát nước tiểu. 

Ung thư bàng quang nếu được phát hiện ra sớm ở giai đoạn đầu thì khả năng được chữa khỏi là rất cao, nhưng vẫn có những trường hợp bị tái phát bệnh sau khi điều trị. Do đó, những bệnh nhân bị ung thư bàng quang vẫn cần phải khám sức khỏe định kỳ, làm xét nghiệm thường xuyên để kiểm tra xem ung thư có trở lại hoặc có phát triển sang giai đoạn nặng hơn hay không. 

2. Bệnh nhân bị ung thư bàng quang thường có những biểu hiện gì?

Khi bệnh mới chớm thường không để lộ nhiều dấu hiệu đặc trưng nên rất khó để nhận ra. Tuy nhiên nếu để ý và cảm nhận kỹ, người bệnh có thể phát hiện ra một số triệu chứng sau đây:

  • Cơ thể trở nên mệt mỏi, gầy sụt cân, chán ăn, da dẻ xanh xao thiếu sức sống.

  • 80% các trường hợp bị đi tiểu ra máu và có biểu hiện đái máu đại thể, toàn bãi, đái máu từng đợt.

  • Triệu chứng xảy ra đầu tiên dễ nhận thấy nhất: tiểu bí, tiểu khó, tiểu rắt, tiểu không tự chủ, nước tiểu có màu sậm. Nguyên nhân là bởi bàng quang bị kích thích, khối u làm giảm thể tích của bàng quang.

  • Cảm giác đau mỗi lần đi tiểu.

  • Biểu hiện tắc nghẽn đường tiểu, nhiễm trùng đường tiểu do có cục máu đông hoặc bị khối u xâm chiếm.

  • Phù chi dưới.

  • Bụng đau, sờ nắn thấy có khối u vùng hạ vị.

  • Các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu, tắc nghẽn đường tiểu do u xâm lấn hay do cục máu đông.

Cách phòng tránh ung thư bàng quang

Các triệu chứng bất thường đường tiểu có thể đang ngầm cảnh báo nguy cơ ung thư bàng quang

Khi bệnh tiến triển sang giai đoạn muộn, khối u ác tính bắt đầu di căn tới các cơ quan khác, cơ thể sẽ xuất hiện những triệu chứng như sau:

  • Đau vùng hạ vị.

  • Đau tầng sinh môn.

  • Đau xương.

  • Đau trên xương mu.

  • Đau hông lưng.

  • Đau đầu.

3. Các nhân tố làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư bàng quang

Trước khi tìm hiểu về những cách phòng tránh ung thư bàng quang thì cần biết nguồn gốc dẫn tới căn bệnh này là gì. Mặc dù nguyên nhân gây nên các bệnh ung thư nói chung và ung thư bàng quang nói riêng vẫn chưa được làm rõ, tuy nhiên thực chất cũng có những tác nhân khác gây gia tăng sự phát triển của khối u bàng quang, chẳng hạn như:

  • Người hay hút thuốc lá và duy trì sở thích này trong nhiều năm. Theo nghiên cứu thì những người này có khả năng bị ung thư bàng quang cao gấp 2 - 3 lần so với người không hút thuốc lá.

  • Bị nhiễm ký sinh trùng.

  • Niêm mạc bàng quang bị tình trạng kích thích mạn tính.

  • Những người có tiền sử ung thư bàng quang và bị tái phát, hoặc bị ung thư ở cơ quan khác di căn tới bàng quang.

  • Yếu tố di truyền: có người thân trong gia đình mắc ung thư bàng quang.

  • Làm những nghề phải tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất gây ung thư như: thuộc da, làm cao su, thợ làm tóc, thợ dệt, thợ in, thợ kim khí, nhà máy sản xuất hóa chất, tài xế xe tải,...

  • Mắc các bệnh lý nhiễm trùng đường tiết niệu lặp đi lặp lại nhiều lần, nhất là các bệnh lây truyền qua đường tình dục, viêm bàng quang mạn tính, dùng ống thông tiểu lâu ngày.

Hút thuốc lá làm tăng khả năng mắc nhiều bệnh lý ác tính, trong đó có ung thư bàng quang

Hút thuốc lá làm tăng khả năng mắc nhiều bệnh lý ác tính, trong đó có ung thư bàng quang

Việc lựa chọn phương án điều trị ung thư bàng quang còn phải phụ thuộc vào vị trí khối u, mức độ lan rộng và giai đoạn của bệnh. Các biện pháp xử lý ung thư bàng quang thường được áp dụng bao gồm: phẫu thuật, kết hợp xạ trị và hoá trị, liệu pháp miễn dịch, liệu pháp quang động học hoặc liệu pháp sinh học.

4. Gợi ý 6 cách phòng tránh ung thư bàng quang

Dựa trên các yếu tố nguy cơ nêu trên, dưới đây là các cách phòng tránh ung thư bàng quang được các chuyên gia khuyến cáo nên áp dụng ngay:

  • Không hút thuốc lá và tránh xa nguồn khói thuốc từ người khác để không bị hít phải khói thuốc một cách thụ động.

  • Đối với nguồn nước được sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày, cần kiểm tra thường xuyên để xác định xem trong nước có chất độc hại hoặc thành phần kim loại nặng nào hay không.

  • Mỗi ngày nên bổ sung đủ ít nhất 2 lít nước giúp đào thải và bài tiết độc tố có hại ra khỏi cơ thể.

  • Tuân thủ quy trình bảo hộ lao động khi làm việc trong môi trường nhiều hóa chất độc hại.

  • Kiểm tra sức khỏe theo lịch hẹn định kỳ 2 lần/năm. Điều này giúp tầm soát ung thư và phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường, từ đó nâng cao cơ hội được chữa khỏi bệnh. 

Áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh cũng là một cách phòng tránh ung thư bàng quang:

  • Bổ sung rau củ quả trong khẩu phần ăn hàng ngày: đây là những  loại thực phẩm chứa nhiều khoáng chất cũng như vitamin bổ dưỡng cần thiết cho cơ thể. Một số những loại rau họ cải như cải brussels, cải xoăn và bông cải xanh, trái cây họ cam quýt, các loại quả mọng nên có trong thực đơn vì chúng chứa hàm lượng các chất chống oxy hóa cao. Trái cây và rau củ cung cấp nhiều chất xơ có tác dụng tăng cường sức khỏe cho hệ tiêu hoá của mỗi người.

  • Ăn các chất béo lành mạnh: chất béo giúp cơ thể sản xuất hormone, hấp thụ một số loại vitamin và sửa chữa các tế bào. Ngoài ra chất béo còn có tác dụng cải thiện kết cấu và hương vị của thực phẩm. Bạn có thể tìm thấy chất béo lành mạnh trong bơ, cá, các loại hạt, quả hạch, oliu và dầu oliu,...

  • Đảm bảo cung cấp đủ protein mỗi ngày: protein có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hệ miễn dịch và duy trì khối lượng cơ, phục vụ các hoạt động sống của cơ thể. Protein có trong gà, thịt, cá, trứng, sữa, đậu, đậu nành và các loại hạt.  

Tăng cường bổ sung các vitamin thiết yếu từ các loại hoa quả tươi cũng là một cách phòng tránh ung thư bàng quang

Tăng cường bổ sung các vitamin thiết yếu từ các loại hoa quả tươi cũng là một cách phòng tránh ung thư bàng quang

Nhìn chung, thăm khám sức khỏe thường xuyên và phát triển một lối sống với chế độ ăn uống lành mạnh sẽ là các cách phòng tránh ung thư bàng quang chủ động và hiệu quả nhất. Nhằm giúp quý khách hàng kiểm tra và theo dõi tình trạng bệnh một cách thuận tiện, BVĐK MEDLATEC đã cho ra đời những gói khám tầm soát ung thư được thực hiện bằng công nghệ cao, kết quả được tư vấn bởi đội ngũ y bác sĩ giỏi và dịch vụ khám chuyên nghiệp, nhanh chóng. Để đặt lịch khám với bác sĩ chuyên khoa, xin vui lòng liên hệ tới hotline 1900565656 của MEDLATEC ngay hôm nay!

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.