Tin tức
Chuyên gia tư vấn: chụp CT có phát hiện u não hay không?
- 14/07/2020 | Chụp CT não, những vấn đề được nhiều người quan tâm
- 06/02/2020 | Hỏi đáp: Chụp CT não có ảnh hưởng gì không
- 25/07/2020 | Chụp CT não có thể giúp chẩn đoán các bệnh lý nào?
1. U não và chẩn đoán u não
U não được hiểu là khối u bất thường nằm trong não, có thể là u lành tính hoặc khối u ác tính do ung thư. U não có thể nguyên phát (nghĩa là phát triển bắt đầu trong não) hoặc thứ phát (do ung thư di căn từ bộ phận khác của cơ thể lên não).
Chụp CT cho hình ảnh giải phẫu não chi tiết
Khối u não gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của các cơ quan, đặc biệt là mạch máu và hệ thần kinh bởi não chứa rất nhiều dây thần kinh và mạch máu nuôi dày đặc. Khối u não có thể gây ra các triệu chứng đặc trưng như:
- Đau đầu dai dẳng, thường xuyên, mức độ trầm trọng tăng dần, nhất là vào buổi sáng, khi ho hoặc vận động.
- Buồn nôn, nôn, mờ mắt,…
- Rối loạn nhận thức, gặp khó khăn trong khả năng nói, giao tiếp hàng ngày, trí nhớ kém, hành vi và nhân cách thay đổi.
- Triệu chứng động kinh,...
Tùy vào ảnh hưởng của u não đến khu vực nào mà triệu chứng bệnh sẽ khác nhau, đặc điểm chung là triệu chứng ngày càng nặng dần và không đáp ứng với thuốc điều trị, kể cả thuốc giảm đau. Dựa vào các dấu hiệu triệu chứng và xét nghiệm lâm sàng khác, khi nghi ngờ có u não, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các kĩ thuật chẩn đoán.
Trong đó, chẩn đoán hình ảnh có ý nghĩa quan trọng trong phát hiện u não và đánh giá đặc điểm u, tiêu biểu là chụp cắt lớp vi tính (CT).
2. Chụp CT có phát hiện u não không?
Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh chụp CT đã được ứng dụng trong y học từ rất lâu, trong đó có chỉ định chụp khu vực sọ não. Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn tư thế chụp đầu phù hợp, đưa vào máy chụp CT để các tia X được chiếu qua đầu bệnh nhân.
Hình ảnh chụp được gửi đến máy vi tính xử lý, cuối cùng đưa ra các ảnh cắt ngang 2D hoặc 3D khu vực đầu - não của người bệnh và những tổn thương nếu có. Một trong những tổn thương, bất thường có thể nhận biết rõ khi chụp CT đó chính là các khối u, dị vật và cả mức độ lan rộng của khối u.
Như vậy, chụp CT có phát hiện u não, ngoài ra còn giúp đánh giá các đặc điểm u như: kích thước khối u, vị trí trong ảnh chụp 2D hoặc vị trí chính xác trong không gian 3 chiều, mức độ ảnh hưởng đến các vùng trong não, phán đoán u lành hay u ác và tình trạng ung thư não,…
So với các bệnh ung thư khác thì ung thư não ít gặp hơn, tuy nhiên lại vô cùng nguy hiểm do triệu chứng bệnh khó nhận biết, can thiệp điều trị gặp nhiều hạn chế do cấu trúc não vô cùng phức tạp, hệ thống dây thần kinh và mạch máu dày đặc.
Chụp CT có khả năng phát hiện u não tới 90% kể cả các u nhỏ chưa có triệu chứng
Theo các chuyên gia, chụp CT đầu là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh rất hiệu quả để phát hiện hoặc đánh giá tình trạng u trong não với tỷ lệ phát hiện lên tới 90%. Đời máy chụp CT cao (64 lát hoặc 128 lát) với các lát cắt mỏng tránh bỏ sót tổn thương hoặc khối u não nhỏ.
Kết quả chụp CT não cần kết hợp với thăm khám lâm sàng, kết quả xét nghiệm chẩn đoán khác để đưa ra kết luận cuối cùng về bản chất khối u (lành tính hay ác tính), kích thước, tính chất, vị trí,… Chụp cộng hưởng từ MRI, chụp cắt lớp phát xạ positron (PET), điện não đồ, sinh thiết u não,… là những thăm dò cần thiết trong chẩn đoán u não cũng như đánh giá ung thư não.
3. Các trường hợp nào không nên chụp CT chẩn đoán u não?
Mặc dù chụp cắt lớp vi tính được đánh giá cao trong chẩn đoán, hỗ trợ điều trị u não, đặc biệt là khối u ung thư song các đối tượng sau được khuyến cáo không nên thực hiện:
3.1. Phụ nữ mang thai
Chụp cắt lớp đầu sử dụng tia bức xạ X nên có nguy cơ gây nhiễm xạ, ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Phụ nữ mang thai hoặc nghi ngờ mang thai được cân nhắc dùng kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh khác, trong trường hợp bắt buộc cần áp dụng biện pháp bảo vệ thai nhi.
Trẻ nhỏ thường nhạy cảm với tia X hơn người lớn
3.2. Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ
Trẻ em có sức đề kháng cơ thể yếu, vì thế khi tiếp xúc với tia X trong chụp cắt lớp có thể bị ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển sau này. Vì thế chụp CT cũng không được khuyến cáo cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, chỉ thực hiện khi thực sự cần thiết.
3.3. Bệnh nhân dị ứng với thuốc cản quang
Để đánh giá tổn thương não cũng như tình trạng u não hiệu quả, bệnh nhân thường được tiêm thuốc cản quang qua đường tĩnh mạch. Thuốc chứa iod nên nhiều trường hợp bệnh nhân bị dị ứng với thuốc không nên thực hiện, cần xem xét đến kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác như chụp cộng hưởng từ MRI.
Ngoài ra, bệnh nhân chụp CT đầu có thuốc cản quang cần được theo dõi y tế sát sao trong suốt quá trình chụp và sau đó khoảng thời gian nhất định, đảm bảo có thể can thiệp kịp thời nếu không may xảy ra sốc phản vệ.
Những bệnh nhân nặng, đặc biệt là suy thận nặng cũng không thể dùng thuốc cản quang tiêm tĩnh mạch để chụp CT. Khi đó bệnh nhân có thể được chỉ định chụp CT không có thuốc cản quang kết hợp với xét nghiệm chẩn đoán khác hỗ trợ.
MEDLATEC thực hiện chụp u não trên thiết bị hiện đại
Như vậy, chụp CT có phát hiện u não với kích thước nhỏ và tính chất u não là lành tính hoặc ác tính, song cần thực hiện với máy chụp đời mới hiện đại để hình ảnh rõ nét, không bỏ sót tổn thương hoặc khối u não nhỏ.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với hệ thống máy chụp CT hiện đại cũng đang thực hiện chụp tìm và chẩn đoán khối u não cho bệnh nhân khắp cả nước.
Nếu cần tư vấn thêm về chụp CT u não với các chuyên gia MEDLATEC, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!