Tin tức

Cúm B: Nhận biết triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Ngày 09/02/2025
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Phương Dung
Cúm B có khả năng lây lan tương đối nhanh, dễ bùng phát thành dịch. Trẻ em, người lớn tuổi, người đang mắc bệnh nền bị nhiễm virus cúm B có rủi ro gặp các biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị sớm. Bên cạnh chú ý theo dõi nhận biết triệu chứng, điều trị kịp thời, bạn nên chủ động áp dụng biện pháp phòng ngừa sự xâm nhập của virus gây cúm B.

1. Tìm hiểu chung về cúm B

Cúm B gây ra bởi virus cúm B, được xếp vào nhóm Orthomyxoviridae. Loại virus này có khả năng lây lan dễ dàng giữa người với người. Trong phần lớn trường hợp, người bị nhiễm cúm B thường tự phục hồi sau thời gian ngắn do cúm B ít có sự biến đổi hơn so với cúm A. Tuy nhiên người có thể trạng yếu, sức đề kháng không cao như người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ mang thai, bệnh nhân đang mắc bệnh nền, người chưa tiêm phòng,... dễ bị nhiễm bệnh và diễn biến nghiêm trọng hơn. 

Cúm B có thể bùng phát thành dịch

Cúm B có thể bùng phát thành dịch 

Virus cúm B dễ gây nhiễm trùng đường hô hấp. Nhiều trường hợp, bệnh lý diễn biến nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng người bệnh.

2. Triệu chứng khi bị cúm B

Người bị nhiễm cúm B có thể biểu hiện triệu chứng tại đường hô hấp, triệu chứng tại dạ dày và trên toàn cơ thể. Cụ thể:

2.1. Triệu chứng tại đường hô hấp 

Khi bị nhiễm cúm B, triệu chứng tại đường hô hấp thường gặp ở người bệnh phải kể đến là: 

  • Viêm họng. 
  • Vùng họng đau rát. 
  • Ho khan hoặc ho ra đờm. 
  • Hắt hơi liên hồi. 
  • Mũi bị ngạt. 
  • Sổ mũi. 

Những triệu chứng trên thường khiến người bệnh nhầm lẫn với một số bệnh lý khác liên quan đến đường hô hấp. Trường hợp không phát hiện và điều trị kịp thời, người bị nhiễm cúm B có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe. 

Chảy nước mũi là triệu chứng thường gặp khi bị cúm B

Chảy nước mũi là triệu chứng thường gặp khi bị cúm B 

Nếu triệu chứng tại đường hô hấp diễn biến dai dẳng, ảnh hưởng đến sinh hoạt thường nhật, bạn tốt nhất nên đi kiểm tra sức khỏe tại các cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn hướng xử lý phù hợp, hiệu quả.

2.2. Triệu chứng tại dạ dày

Virus cúm B có thể ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột vào nói chung với một số triệu chứng như: 

  • Mất cảm giác ngon miệng. 
  • Buồn nôn, nôn ói. 
  • Đau bụng. 
  • Đi ngoài ra phân lỏng. 

2.3. Triệu chứng biểu hiện trên toàn cơ thể

Dưới đây là những triệu chứng biểu hiện trên toàn cơ thể hay gặp ở người mắc cúm B: 

  • Cơ thể mệt mỏi.
  • Có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao. 
  • Cảm thấy ớn lạnh. 
  • Đau đầu. 
  • Đau nhức cơ. 
  • Tứ chi yếu ớt,...

3. Biến chứng nguy hiểm khi mắc cúm B

Mọi người không thể xem thường khi bị mắc cúm B, do người bị nhiễm cúm có thể phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm vùng cơ tim, viêm tai giữa,... Trường hợp nhiễm cúm nặng, không phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có nguy cơ bị tử vong.

Trong đó, đối tượng người cao tuổi từng bị cúm có nguy cơ đối mặt với biến chứng đột quỵ, tim mạch cao hơn người bình thường.

Cúm B có thể làm suy giảm chức năng tim mạch ở người cao tuổi

Cúm B có thể làm suy giảm chức năng tim mạch ở người cao tuổi 

4. Khi nào người bị nhiễm cúm B cần đi khám? 

Nếu nhận thấy cơ thể sốt cao trên 39 độ C, đáp ứng chậm với thuốc hạ sốt, triệu chứng diễn biến trên 2 ngày, có xu hướng tái phát,... bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được khám và điều trị. 

Với trẻ nhỏ, khi nhận thấy trẻ sốt mệt mỏi, bỏ ăn, tứ chi lạnh, khó thở, thở gấp, rơi vào trạng thái li bì,... ba mẹ hãy mang trẻ đến thăm khám bác sĩ, không tự ý chữa trị tại nhà. 

5. Cách chẩn đoán và điều trị cúm B

Cúm B có thể được chẩn đoán thông qua thăm khám lâm sàng, kiểm tra cận lâm sàng. Khi đã xác định chính xác bệnh lý, bác sĩ mới tiến hành chỉ định phương pháp điều trị cụ thể. 

5.1. Chẩn đoán

Trước tiên, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng, kiểm tra triệu chứng, điều tra về tiền sử bệnh lý và yếu tố dịch tễ học. Người bị nhiễm cúm B có xu hướng biểu hiện triệu chứng gần tương tự như các loại cúm khác. Vì vậy, để đưa ra được chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ tiến hành làm thêm một số xét nghiệm khẳng định như: 

  • Xét nghiệm RT-PCR. 
  • Xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang. 
  • Kiểm tra kháng nguyên. 
  • Tiến hành nuôi cấy virus. 

Xét nghiệm RT-PCR giúp chẩn đoán cúm B

Xét nghiệm RT-PCR giúp chẩn đoán cúm B

Lưu ý rằng, độ nhạy cũng như độ đặc hiệu của các xét nghiệm kiểm tra chuyên sâu ảnh hưởng khá lớn bởi những yếu tố như thiết bị tại cơ sở y tế thực hiện, đội ngũ kỹ thuật viên phân tích, chất lượng mẫu bệnh phẩm, thời điểm nhiễm virus. 

5.2. Điều trị 

Phần lớn trường hợp bị nhiễm cúm B thường tự khỏi sau thời gian nghỉ ngơi kết hợp chế độ dinh dưỡng khoa học. Trường hợp phải dùng thuốc, người bệnh cần chú ý áp dụng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Trong đó, những loại thuốc thường dùng cho người bị cúm B là thuốc kháng virus, thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt. 

Nếu muốn cơ thể nhanh phục hồi, người bị nhiễm cúm cần dành thời gian nghỉ ngơi, không làm việc quá sức, hạn chế di chuyển ra ngoài trời. Để loại bỏ bớt chất nhầy bên trong cổ họng khi nhiễm cúm, người bệnh có thể súc họng bằng nước muối sinh lý 0.9%. Bên cạnh làm sạch chất nhờn, phương pháp này cũng giúp giảm tình trạng đau rát, viêm họng. 

Khi mắc cúm, cơ thể có xu hướng bị mất nước do triệu chứng nôn ói, tiêu chảy. Vì vậy, người bệnh nên cố gắng bổ sung nước điện giải. 

Đồ ăn cho người nhiễm cúm B cần đảm bảo dễ tiêu hóa. Do vậy trong thời gian điều trị, bạn nên ưu tiên ăn cháo, súp, đồ hầm mềm. Nếu muốn cơ thể phục hồi nhanh, không ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc điều trị, bạn không nên dùng đồ uống dễ gây kích thích như rượu, bia hay đồ uống có cồn khác. 

6. Cách phòng ngừa cúm B 

Cách phòng ngừa cúm gây hiệu quả nhất vẫn là tiêm vắc xin phòng cúm hằng năm theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Hầu hết vắc xin phòng cúm tại nước ta hiện nay đều có thể hỗ trợ phòng ngừa hai chủng cúm A (H5N1 và H3N2) cùng hai chủng cúm B (Yamagata và Victoria). Trẻ trên 6 tháng tuổi đã đủ điều kiện tiêm vắc xin phòng cúm cơ bản. Bạn có thể lựa chọn tiêm phòng cúm tại những cơ sở uy tín như Trung tâm Tiêm chủng của Hệ thống Y tế MEDLATEC.

Bên cạnh tiêm vắc xin phòng cúm, bạn nên kết hợp áp dụng những thói quen tốt như: 

  • Rửa tay hàng ngày bằng xà phòng diệt khuẩn, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với người lạ, chạm vào bề mặt vật dụng tại nơi công cộng. 
  • Vệ sinh cơ thể mỗi ngày để loại bỏ vi khuẩn, mầm bệnh bám vào da. 
  • Rửa mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối loãng. 
  • Không nên thường xuyên lui tới khu vực đông người. Nếu phải ra ngoài, bạn tốt nhất hãy đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người lạ. 
  • Áp dụng chế độ dinh dưỡng lành mạnh đủ chất.
  • Chú ý mặc ấm, giữ ấm vùng đầu khi nhiệt độ bắt đầu xuống thấp. 
  • Tập luyện thể dục thể thao để nâng cao khả năng đề kháng, phòng ngừa bệnh tật tốt hơn. 

Mọi người nên tiêm vắc xin phòng cúm hằng năm theo khuyến cáo của Bộ Y tế

Mọi người nên tiêm vắc xin phòng cúm hằng năm theo khuyến cáo của Bộ Y tế 

Nếu nghi ngờ bản thân bị nhiễm cúm B, bạn hãy thận trọng theo dõi, đi khám và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Một địa chỉ y tế uy tín với lịch sử phát triển gần 30 năm bạn có thể lựa chọn nếu muốn thăm khám sức khỏeHệ thống Y tế MEDLATEC. Ngoài việc khám và xét nghiệm tại viện, Quý khách có thể lựa chọn dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm cúm B tại nhà tiện lợi của MEDLATEC.

Để đặt lịch khám, xét nghiệm cụ thể, Quý khách vui lòng liên hệ với MEDLATEC theo hotline tư vấn 1900 56 56 56 để được hỗ trợ. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ