Tin tức

Đánh giá: Chỉ số SpO2 bao nhiêu là suy hô hấp với người bệnh!

Ngày 07/09/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
SpO2 là một trong những chỉ số, dấu hiệu giúp nhận biết tình trạng suy hô hấp ở người bệnh. Vậy chỉ số SpO2 bao nhiêu là suy hô hấp? Cùng xem ngay giải đáp đến từ chuyên gia trong bài viết dưới đây nhé!

1. Chỉ số SpO2 là gì?

Trước khi đưa ra đáp án cho câu hỏi “SpO2 bao nhiêu là suy hô hấp” cùng MEDLATEC tìm hiểu rõ khái niệm về chỉ số SpO2 trước nhé.

SpO2 là tên viết tắt của cụm từ Saturation of Peripheral Oxygen. Chỉ số Sp02 được hiểu là chỉ số bão hòa của oxy có trong máu ngoại vi. Chỉ số được đo một cách gián tiếp qua da bởi thiết bị đo lường chuyên dụng.

Thông thường, để đo được chỉ số SpO2, bác sĩ sẽ kẹp thiết bị đo vào đầu ngón tay, ngón chân hoặc cũng có thể là dái tai của người bệnh. Qua quá trình phát và hấp thu làn sóng ánh sáng qua mạch máu sẽ cho kết quả về chỉ số SpO2 của người bệnh.

Cách đo chỉ số SpO2

Cách đo chỉ số SpO2

2. Chỉ số SpO2 bao nhiêu là suy hô hấp?

Theo các chuyên gia, chỉ số SpO2 dưới 95% là dấu hiệu của tình trạng suy hô hấp có thể đang xảy ra với người bệnh. Cụ thể như sau:

  • Chỉ số SpO2 dao động từ 90 - 93%: chỉ số oxy trong máu là thấp.

  • Chỉ số Sp02 dưới 92% với người bệnh không thở oxy và dưới 95% với người bệnh đang thở oxy: đây chính là dấu hiệu của suy hô hấp.

  • Chỉ số SpO2 dưới 90%: người bệnh bị suy hô hấp và cần được cấp cứu trên lâm sàng.

Chỉ số SpO2 của người bị suy hô hấp

Chỉ số SpO2 của người bị suy hô hấp

3. Chỉ số SpO2 mang ý nghĩa gì trong y khoa?

Cùng với việc tìm hiểu chỉ số SpO2 bao nhiêu là suy hô hấp thì ý nghĩa của chỉ số này trong y học cũng được rất nhiều quan tâm. Trong đó, các vai trò quan trọng của SpO2 có thể kể đến như sau:

Sử dụng trong quá trình hồi sức cấp cứu

Trong quá trình hồi sức cấp cứu, chỉ số SpO2 được đánh là chỉ số quan trọng nhất để bác sĩ xác định được tình trạng của người bệnh, đặc biệt là với các trường hợp người bệnh đang phải sử dụng bình thở oxy hoặc máy thở.

Phát hiện tình trạng giảm thông khí

Giảm thông khí thường xảy ra rất phổ biến với người bệnh bị suy hô hấp. Do đó, để đánh giá tình trạng thông khí của người bệnh có bình thường hay không, chỉ số SpO2 sẽ được sử dụng.

Điều trị và theo dõi các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp

Chỉ số SpO2 là chỉ số đánh giá vô cùng quan trọng với người mắc bệnh hô hấp. Dựa trên chỉ số SpO2, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp xử lý tình trạng cho người bệnh như có cần thêm oxy hay không, cần sử dụng phương pháp điều trị nào.

Chỉ số SpO2 giúp theo dõi các tình trạng của người mắc bệnh về đường hô hấp

Chỉ số SpO2 giúp theo dõi các tình trạng của người mắc bệnh về đường hô hấp

Phát hiện về tình trạng trạng ngộ độc CO

CO là một dạng khí độc, thường được tìm thấy trong quá trình đốt than và rất độc hại đối với sức khỏe.

CO khiến giảm sự bão hòa của oxy trong máu, làm tăng các nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe. Thông thường, khi cần đánh giá bệnh nhân có bị nhiễm độc CO hay không, bác sĩ sẽ sử dụng chỉ số SpO2 để chẩn đoán và đánh giá.

4. Ai là người cần thực hiện quá trình đo chỉ số SpO2?

Đo chỉ số SpO2 được sử dụng rất phổ biến với người cần được chẩn đoán, đánh giá sức khỏe người bệnh, đặc biệt là với người bệnh mắc bệnh lý về hô hấp. Bên cạnh đó, các đối tượng sau đây cũng cần thực hiện đo chỉ số SpO2, gồm:

  • Người mắc các bệnh về tĩnh mạch.

  • Người mắc Covid-19.

  • Trẻ sơ sinh hay trẻ sinh non.

  • Người bệnh đang thực hiện quá trình phẫu thuật.

  • Người bị tai biến, đột quỵ đang trong quá trình hồi sức.

5. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đo SpO2

Trên thực tế, không phải lúc nào các kết quả đo SpO2 cũng là chính xác. Bởi kết quả này còn ảnh hưởng bởi các yếu tố liên quan như:

  • Người bệnh liên tục cử động khi đo.

  • Người bệnh đang sử dụng các loại thuốc gây co thắt mạch máu.

  • Người bệnh mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, hạ thân nhiệt.

  • Người bệnh đang gặp các vấn đề về nồng độ hemoglobin trong máu.

  • Người bệnh sử dụng mỹ phẩm hoặc sơn móng tay cũng có thể gây ảnh hưởng tới kết quả đo.

6. Các cách làm tăng nồng độ SpO2

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, để làm tăng nồng độ SpO2, người bệnh cần lưu ý tới các vấn đề như sau:

Điều trị hoặc kiểm soát tốt bệnh nền

Điều trị hoặc kiểm soát tốt các bệnh nền mắc phải, đặc biệt là bệnh lý phổi mạn tính. Bởi đây là những nguyên nhân ảnh hưởng đến nồng độ SpO2 trong máu, khiến chỉ số này giảm.

Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh

Chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp tăng lượng Oxy có trong máu, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, quá trình trao đổi chất,... Từ đó cải thiện hiệu quả mức độ bão hoà oxy trong máu của cơ thể.

Một chế độ ăn uống lành mạnh nếu bạn cân bằng tốt các chất dinh dưỡng, ưu tiên sử dụng nhiều rau xanh - hoa quả, các thực phẩm chứa chất chống oxy hóa, chất béo không no và các loại khoáng chất, vitamin.

Người bị suy hô hấp nên ưu tiên rau xanh trong chế độ ăn của mình

Người bị suy hô hấp nên ưu tiên rau xanh trong chế độ ăn của mình

Tập luyện thể dục - thể thao

Tập thể dục thể thao thường xuyên giúp cơ hoành mở tốt hơn từ đó làm tăng quá trình tuần hoàn - lưu thông máu tới các cơ quan, tăng cường sức đề kháng và cải thiện tinh thần cho người bệnh.

Với người bị suy hô hấp nặng hoặc đang trong giai đoạn SpO2 có xu hướng giảm, chỉ nên luyện tập ở mức độ nhẹ, không tập luyện các bài tập quá sức.

Người bệnh nên tập luyện với các bài tập nhẹ nhàng, không quá gắng sức

Người bệnh nên tập luyện với các bài tập nhẹ nhàng, không quá gắng sức

Luyện cách thở sâu đúng cách

Luyện thở sâu đúng cách là cách giúp tăng chỉ số SpO2 đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả. Hít thở sâu giúp phổi có nhiều hơn oxy để cung cấp và phân phối tới các cơ quan khác nhau trong cơ thể.

Mỗi ngày, bạn chỉ cần tập luyện bằng cách hít một hơi đủ dài để không khí tràn vào làm căng lồng ngực và bụng căng ra. Sau đó thở ra một hơi một cách từ từ và chậm rãi. Mỗi ngày, người bệnh nên tập luyện từ 20 - 30 phút. Có thể tập luyện chia thành nhiều lần trong một ngày.

Một vài cách khác

  • Đứng và nằm đúng tư thế. Tránh tình trạng đổi tư thế quá nhanh và đột ngột.

  • Không sử dụng thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích.

  • Tăng cường chất lượng không khí trong nhà.

  • Hạn chế việc tiếp xúc thường xuyên với môi trường ô nhiễm không khí, nhiều bụi bẩn,...

Hy vọng với những thông tin có trong bài viết, bạn đọc có thể tự đưa ra cho mình đáp án cho câu hỏi “SpO2 bao nhiêu là suy hô hấp” cũng như hiểu rõ hơn về chỉ số này. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì cần được giải đáp, tư vấn hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ thăm khám tại MEDLATEC, vui lòng liên hệ ngay 1900 56 56 56 đê được hỗ trợ.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.