Tin tức
Đau dây thần kinh chẩm: Nguyên nhân và cách điều trị
- 16/05/2022 | Chuyên gia hướng dẫn điều trị đau dây thần kinh liên sườn nhiều người mắc phải
- 28/12/2022 | Tìm hiểu tổng quan về bệnh đau dây thần kinh thiệt hầu
- 16/12/2022 | Chèn ép dây thần kinh là gì? Cách nhận biết và phòng ngừa
- 17/04/2023 | Liệt dây thần kinh số 4 và những nguyên nhân gây bệnh
- 31/10/2023 | Bài tập liệt dây thần kinh số 7: công dụng và cách thực hiện
1. Đau dây thần kinh chẩm là do đâu?
Khi dây thần kinh chẩm bị viêm, tổn thương, người bệnh có thể xuất hiện tình trạng đau dây thần kinh chẩm.
Vị trí của dây thần kinh chẩm.
Nguyên nhân khiến dây thần kinh chẩm bị đau có thể là do bị chèn ép hay xảy ra tình trạng căng cơ cổ trong một thời gian dài. Hoặc có thể do chấn thương vùng đầu, cổ. Có những trường hợp đau thần kinh chẩm nguyên phát nhưng cũng có một số trường hợp là đau thứ phát do liên quan đến một số bệnh lý khác, đã có từ trước đó.
Ngoài những nguyên nhân kể trên, một số nguyên nhân dưới đây cũng có thể gây ra đau dây thần kinh chẩm:
- Tình trạng thoái hóa khớp cột sống cổ trên nhưng không rõ nguyên nhân.
- Người bệnh bị chấn thương dây thần kinh chẩm lớn, chẩm nhỏ vì nhiều nguyên nhân khác nhau.
- Xảy ra tình trạng chèn ép dây thần kinh chẩm lớn, chẩm nhỏ hoặc một số rễ thần kinh C2/C3 hoặc cả 2 do tình trạng thoái hóa cột sống cổ.
- Bên cạnh đó, một số bệnh rối loạn chuyển hóa cũng có thể dẫn đến tình trạng đau dây thần kinh chẩm, chẳng hạn như bệnh gout, bệnh tiểu đường, tình trạng viêm mạch máu, nhiễm trùng,...
2. Đau dây thần kinh chẩm có biểu hiện như thế nào?
Khi bị đau dây thần kinh chẩm, người bệnh thường có một số biểu hiện như sau:
- Đau nhức đầu, có cảm giác đau nhói liên tục, những cơn đau có thể xảy ra theo từng cơn liên tục, giống như điện súng giật.
Đau dây thần kinh chẩm gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh
- Ban đầu, cơn đau ở phần thấp ở vùng cổ, sau đó cơn đau bắt đầu lan ra ở phía da đầu hoặc cả 2 bên đầu.
- Người bệnh thường bị đau sau mắt.
- Nhạy cảm với ánh sáng.
- Khi cử động cổ, cơn đau sẽ càng rõ ràng.
- Khi đau dây thần kinh chẩm, dù chỉ một động tác nhẹ như chải đầu cũng khiến người bệnh vô cùng khó chịu và khiến cơn đau tăng lên.
3. Phương pháp chẩn đoán bệnh đau dây thần kinh chẩm
Những triệu chứng đau dây thần kinh chẩm rất giống với những cơn đau nửa đầu thông thường. Do đó, 2 căn bệnh này thường dễ bị nhầm lẫn với nhau. Chính vì thế, nếu thấy có biểu hiện bất thường như đau cổ, đau nhói ở da đầu hay kèm theo một số triệu chứng như nhạy cảm với ánh sáng hay nôn và buồn nôn, bệnh nhân không nên chủ quan mà hãy đi khám sớm.
Trên thực tế, việc chẩn đoán đau dây thần kinh chẩm là một quy trình phức tạp và hiện tại không có một xét nghiệm cụ thể nào có thể chẩn đoán chính xác tình trạng này. Do đó, bác sĩ cần thăm khám triệu chứng lâm sàng và kết hợp nhiều phương pháp cần thiết mới có thể đưa ra kết luận chính xác về tình trạng sức khỏe của người bệnh.
4. Điều trị đau dây thần kinh chẩm
Để cải thiện tình trạng đau dây thần kinh chẩm, bác sĩ cần căn cứ vào mức độ bệnh, thể trạng sức khỏe của người bệnh để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến hiện nay:
Dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ
- Điều trị không phẫu thuật, bao gồm:
+ Điều trị bằng nhiệt: Có thể đặt một miếng đệm hay thiết bị sưởi vào vùng bị đau của người bệnh. Thực hiện cách này, bệnh nhân có thể giảm đau khá nhanh, hiệu quả và cảm thấy thư giãn hơn nhưng không phải là cách điều trị bệnh triệt để.
+ Thực hiện vật lý trị liệu, xoa bóp: Biện pháp này cần được áp dụng lâu dài mới có thể mang lại hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên cũng không phải là cách có thể giúp điều trị bệnh triệt để.
Vật lý trị liệu cũng là một cách điều trị đau dây thần kinh chẩm
+ Phong bế thần kinh chẩm: Được áp dụng trong chẩn đoán và điều trị chứng đau dây thần kinh chẩm.
+Tiêm botox: Biện pháp này đường dùng để giảm viêm dây thần kinh.
- Kích thích dây thần kinh chẩm qua da
- Phẫu thuật: Nếu như những phương pháp trên không mang lại hiệu quả tích cực, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện phẫu thuật, cụ thể:
+ Kích thích tủy sống: Các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để đặt điện kích giữa các đốt sống và tủy sống. Sử dụng các loại thiết bị để tạo ra các xung điện để từ đó chặn những tín hiệu đau từ tủy sống đến não. Lợi ích của phương pháp này là xâm lấn ít, đảm bảo dây thần kinh và những cấu trúc xung quanh không bị tổn thương vĩnh viễn. Do đó, phương pháp này luôn được ưu tiên thực hiện.
+ Giải ép mạch máu vi phẫu: Các chuyên gia sẽ xác định các mạch máu có thể chèn ép các dây thần kinh và sau đó nhẹ nhàng tách chúng ra khỏi vị trí chèn ép. Từ đó, giúp dây thần kinh bớt nhạy cảm. Những dây thần kinh này cũng có thể tự phục hồi và không còn cảm thấy đau nữa. Trong đó, các dây thần kinh có thể điều trị bao gồm, rễ thần kinh C2, hạch hay thần kinh hậu hạch.
Đau dây thần kinh chẩm không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng gây ra nhiều phiền toái, làm giảm chất lượng sống của người bệnh. Phần lớn các trường hợp bệnh nhân đều có thể giảm đau hiệu quả bằng cách dùng thuốc hay nghỉ ngơi.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khác, những cơn đau này có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác và cần được điều trị sớm để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm. Do đó, nếu xuất hiện triệu chứng đau đầu dữ dội kèm theo một số biểu hiện như sốt cao, buồn nôn, hàm dưới không cử động, thậm chí hôn mê, co giật,... người bệnh cần được đưa đi khám ngay lập tức.
Để được giải đáp mọi thắc mắc hoặc có nhu cầu thăm khám sức khỏe, quý khách hàng có thể liên hệ đến Chuyên khoa Thần kinh của Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!