Tin tức

Đau do co thắt ruột (đại tràng): Cách chẩn đoán, điều trị và phòng tránh

Ngày 04/07/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Đau do co thắt ruột có xu hướng xuất hiện bất chợt và có thể sẽ thuyên giảm sau một thời gian. Thế nhưng cũng có trường hợp, đau do co thắt ruột lại diễn biến theo hướng nghiêm trọng, cảnh báo bệnh lý nguy hiểm mà bạn cần lưu ý.

1. Đau do co thắt ruột (đại tràng) là gì? 

Đau do co thắt ruột hay đại tràng thường xuất hiện đột ngột. Đây là hệ quả của những cơn co thắt đại tràng bất chợt. 

Đau do co thắt ruột thường xuất hiện một cách bất chợt

Đau do co thắt ruột thường xuất hiện một cách bất chợt

Quá trình co bóp cơ đại tràng giúp vận chuyển phân theo đường dọc của đại tràng. Khi xuất hiện cơn co thắt, phần cơ đại tràng có xu hướng bị thắt lại, không còn duy trì hoạt động nhịp nhàng, từ đó gây nên cảm giác đau. 

2. Nguyên nhân và triệu chứng của cơn đau

2.1. Nguyên nhân

Các cơn đau co thắt ruột có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý liên quan đến đường ruột như:

  • Bệnh viêm loét đại tràng. 
  • Hội chứng ruột kích thích. 
  • Tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột. 
  • Viêm ruột mạn tính từng vùng (bệnh Crohn). 
  • Tắc ruột. 

Viêm loét đại tràng có thể là nguyên nhân làm tăng nguy cơ tắc ruột

Viêm loét đại tràng có thể là nguyên nhân làm tăng nguy cơ tắc ruột 

Cơn đau có xu hướng diễn biến nghiêm trọng khi người bệnh lo lắng, căng thẳng quá mức. Bên cạnh đó, việc ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất béo cũng là tác nhân gây co thắt đại tràng, khiến người bệnh đau quặn khó chịu. 

2.2. Triệu chứng

Triệu chứng đặc trưng ở người bị co thắt đại tràng là hay bị đau dữ dội tại vùng bụng (bụng dưới và bụng trái). Cơn đau thường xuất hiện đột ngột, cường độ đau phụ thuộc theo mức độ co thắt của đại tràng. 

Ngoài cơn đau tại vùng bụng, người bệnh còn gặp phải một vài triệu chứng khác như: 

  • Chướng bụng, đầy hơi. 
  • Buồn đi vệ sinh một cách bất chợt, do nhu động ruột bị tắc bởi các cơn co thắt. 
  • Tình trạng táo bón và đi ngoài ra phân lỏng xuất hiện theo hướng đan xen. 
  • Phân lỏng hơn bình thường. 
  • Phân có chứa chất nhầy màu trắng. 

3. Biến chứng của co thắt ruột 

Thông thường, cơn đau do co thắt ruột có thể xuất hiện một cách bất chợt và biến mất cũng tương đối nhanh. Thế nhưng trong một vài trường hợp, co thắt ruột có khả năng dẫn đến biến chứng tắc ruột, nguy hiểm đến tính mạng. 

Tắc ruột - biến chứng nguy hiểm cần cẩn trọng

Tắc ruột - biến chứng nguy hiểm cần cẩn trọng

Theo đó khi nhận thấy dấu hiệu như đau bụng dữ dội, nôn mửa, không thể đi vệ sinh,... người bệnh cần gọi trợ giúp để được can thiệp y tế kịp thời. 

4. Phương pháp chẩn đoán và điều trị co thắt ruột

Sau khi khám lâm sàng, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân làm xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh cần thiết như: 

  • Xét nghiệm dung nạp Lactose: Kỹ thuật kiểm tra hơi thở, giúp kiểm tra tình trạng không dung nạp Lactose. 
  • Xét nghiệm máu: Phương pháp kiểm tra loại trừ nguyên nhân của bệnh lý Celiac. 
  • Xét nghiệm phân: Cho phép kiểm tra sự tồn tại của một số loại vi khuẩn, ký sinh trùng có khả năng gây viêm đại tràng hoặc lý liên quan đến đường tiêu hóa khác. 
  • Nội soi: Kỹ thuật này giúp bác sĩ kiểm phải chính xác tình trạng tổn thương tại vùng đại tràng. Theo đó thông qua camera gắn tại đầu ống mềm, bác sĩ có thể quan sát hình ảnh thực tế bên trong đại tràng, tìm kiếm yếu tố gây bệnh. 

4.2. Điều trị

4.2.1. Điều trị y tế

Phác đồ điều trị co thắt đại tràng cụ thể tùy thuộc theo tình trạng thực tế của mỗi người bệnh. Thông thường, người bệnh sẽ được chỉ định dùng một loại thuốc như thuốc chống tiêu chảy, thuốc chống co thắt. 

  • Thuốc chống tiêu chảy: Giúp giảm triệu chứng tiêu chảy ở người bị co thắt ruột (đại tràng). 
  • Thuốc chống co thắt: Có tác dụng làm giúp giãn cơ, hạn chế các cơn co thắt. 

Người bệnh cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Người bệnh cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Lưu ý, người bệnh tuyệt đối không nên tự mua và sử dụng thuốc tại nhà nếu chưa tham khảo tư vấn của bác sĩ chuyên môn. Trong thời gian dùng thuốc, bạn cần nghiêm túc tuân thủ hướng dẫn về liều lượng, thời gian dùng định của bác sĩ. 

4.2.2. Điều chỉnh lối sống

Bên cạnh dùng thuốc, người bệnh cũng được khuyên là nên điều chỉnh lối sống theo hướng lành mạnh, khoa học. Cụ thể như:

  • Duy trì tâm trạng thoải mái: Bạn nên cố gắng duy trì tâm trạng thoải mái, hạn chế căng thẳng. Bởi các cơn đau do co thắt ruột có xu hướng xuất hiện khi cơ thể gặp phải căng thẳng, lo lắng thái quá. 
  • Duy trì thói quen vận động: Người bị co thắt ruột cần duy trì thói quen vận động, hoạt động thể chất mỗi ngày. Đây là phương pháp hiệu quả giúp kích thích hoạt động của đường ruột. 
  • Không hút thuốc, không uống rượu bia: Thuốc lá, rượu, bia đều là những chất kích thích không tốt cho hệ tiêu hóa. Để hạn chế sự xuất hiện của cơn đau do co thắt đại tràng, bạn tốt nhất không nên sử dụng rượu bia hay thuốc lá. 
  • Chú ý bổ sung thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ là nhóm chất quan trọng hỗ trợ hoạt động của đường ruột, giúp giảm hiện tượng táo bón. Vì vậy, bạn nên tích cực bổ sung thực phẩm giàu chất xơ vào khẩu phần ăn hàng ngày. 
  • Cắt giảm lượng chất béo: Bên cạnh bổ sung chất xơ, người bị co thắt đại tràng nên cắt giảm lượng chất béo tiêu thụ hàng ngày. Đây là một trong những cách giúp làm dịu cơn quặn thắt, hạn chế tình trạng tái phát.

5. Cách phòng ngừa co thắt ruột

5.1. Áp dụng chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Để phòng ngừa co thắt ruột, bạn cần chú ý áp dụng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hạn chế nhóm thực phẩm khó tiêu. Trong đó, nhóm thực phẩm nên bổ sung bao gồm:

  • Thực phẩm giàu đạm dễ tiêu: Protein dễ tiêu tập trung nhiều trong thịt nạc, cá và đậu nành. 
  • Trái cây tươi, lau xanh: Đây là nhóm thực phẩm giàu vitamin, chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa, phòng ngừa hiệu quả tình trạng táo bón. 
  • Thực phẩm chứa lợi khuẩn tốt cho đường ruột: Chẳng hạn như sữa chua. Bạn nên ăn sữa chua hàng ngày để bổ sung lợi khuẩn tốt cho đường tiêu hóa. 

Bạn nên ưu tiên bổ sung chất xơ từ loại rau củ, trái cây

Bạn nên ưu tiên bổ sung chất xơ từ loại rau củ, trái cây 

Bên cạnh ưu tiên những nhóm thực phẩm kể trên, bạn cần chú ý tránh tiêu thụ các loại thực phẩm như: 

  • Thực phẩm khó tiêu, dễ gây đầy bụng: Dưa muối chua, thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều chất béo và chất bảo quản, thực phẩm chưa qua chế biến kỹ,... 
  • Đồ uống dễ gây kích thích: Rượu, bia, các loại đồ uống chứa caffein, nước ngọt chứa gas. 
  • Thực phẩm dễ gây kích thích dạ dày, đại tràng: Đồ ăn chứa nhiều gia vị, đồ ăn cay nóng,... 

Trường hợp đang bị tiêu chảy, bạn không nên ăn đồ ăn cứng, đồ ăn lên men, các loại hải sản, sữa, đồ ngọt,... Bởi những loại thực phẩm này dễ gây chướng bụng, làm tình trạng tiêu chảy diễn biến nghiêm trọng hơn. 

Bên cạnh đó, mỗi ngày bạn nên uống đủ nước. Ở một người trưởng thành, lượng nước cần bổ sung trong ngày dao động từ 2 đến 2.5 lít.

5.2. Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày

Người bị chứng co thắt đại tràng cần tập vận động thể dục thể thao mỗi ngày. Bởi đây là phương pháp đơn giản giúp làm giảm triệu chứng đầy hơi, đau bụng. Đồng thời, tập luyện thể dục thể thao còn giúp kích thích hoạt động của nhu động ruột, hỗ trợ chức năng tiêu hóa. 

Khi nhận thấy cơn đau do co thắt ruột diễn biến bất thường, không thuyên giảm, bạn nên chủ động đi kiểm tra tại cơ sở y tế uy tín và Chuyên khoa Tiêu hóa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC là địa chỉ y tế bạn có thể lựa chọn. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng gọi vào số 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.

Từ khoá: đau bụng

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.