Tin tức

Những món ăn tốt cho đường ruột nên có trong thực đơn mỗi ngày

Ngày 01/07/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Khẩu phần ăn hàng ngày ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe hệ tiêu hoá, đặc biệt đối với người thường xuyên gặp tình trạng khó tiêu, đầy bụng,... Vậy nên dùng những món ăn tốt cho đường ruột nào và đâu là những loại thực phẩm cần tránh?

1. Những món ăn tốt cho đường ruột

Các loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hoá thường chứa nhiều chất xơ cũng như các vi khuẩn có lợi cho đường ruột như:

Những món ăn tốt cho đường ruột cần được ưu tiên, nhất là với những có hệ tiêu hóa yếu

Những món ăn tốt cho đường ruột cần được ưu tiên, nhất là với những có hệ tiêu hóa yếu

1.1. Sữa chua

Sữa chua là một trong những món ăn mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể, đặc biệt là hệ tiêu hoá, trong đó có đường ruột. Đặc điểm của sản phẩm này được lên men từ sữa với nhiều vi khuẩn có lợi như S. thermophilus và Bifidobacterium animalis tốt cho đường ruột. 

Các loại men vi sinh từ sữa chua khi hấp thụ vào hệ tiêu hoá sẽ giúp hạn chế tình trạng táo bón và tiêu chảy, tăng cường đề kháng đường ruột,... Sử dụng đều đặn sữa chua từ 2 - 3 lần mỗi tuần giúp hỗ trợ cải thiện vấn đề tiêu hoá và giúp cân bằng lợi khuẩn đường ruột.

Men vi sinh trong sữa chua giúp cân bằng hệ vi khuẩn tiêu hoá

Men vi sinh trong sữa chua giúp cân bằng hệ vi khuẩn tiêu hoá

1.2. Yến mạch

Yến mạch (Oat) là một loại ngũ cốc giàu dinh dưỡng. Loại thực phẩm này không chỉ có tác dụng giúp hỗ trợ quá trình ăn kiêng, giảm cân mà còn thuộc nhóm những món ăn tốt cho đường ruột. Thành phần dinh dưỡng trong 100g yến mạch chứa khoảng 10.6g chất xơ và giàu các loại vitamin nhóm B nhưng lượng calo ít khoảng 389 kcal. 

Chất xơ trong yến mạch có tác dụng thúc đẩy quá trình tạo phân và đào thải ra ngoài cơ thể dễ dàng hơn, nhất là khi bạn sử dụng yến mạch đều đặn trong chế độ ăn. Loại chất xơ này còn là nguồn dinh dưỡng chất lượng cho các vi khuẩn có lợi phát triển trong đường ruột. 

Ngoài ra, hàm lượng beta glucan của yến mạch khi hấp thụ vào cơ thể sẽ tạo thành một lớp gel phủ trên dạ dày và đường ruột, giúp bảo vệ hệ tiêu hoá khỏi tác nhân gây bệnh. Yến mạch có thể chế biến thành món ăn như cháo, kết hợp sữa chua và trái cây, sữa, bánh yến mạch,... phù hợp cho nhiều đối tượng khác nhau.

Chất xơ trong yến mạch giúp hạn chế táo bón hiệu quả

Chất xơ trong yến mạch giúp hạn chế táo bón hiệu quả

1.3. Thức uống kombucha

Kombucha là thức uống được tạo ra trong quá trình lên men con giấm scoby chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho sức khỏe đường ruột. Thức uống có vị chua ngọt tự nhiên, khi kết hợp với hoa quả như táo, chanh, cam, gừng,... vừa giúp giải khát vừa tăng cường đề kháng đường ruột hiệu quả. 

Nhờ chứa axit axetic và axit lactic, kombucha giúp cải thiện tình trạng khó tiêu, táo bón, hạn chế viêm nhiễm đường ruột, rối loạn tiêu hoá, viêm dạ dày,...

1.4. Rau củ xanh

Các loại rau củ có màu xanh đậm cũng thuộc nhóm những món ăn tốt cho đường ruột nhờ nguồn cung chất xơ dồi dào. Hàm lượng chất xơ của rau xanh khi đưa vào cơ thể giúp thúc đẩy nhanh quá trình tiêu hoá, tạo phân và đào thải ra ngoài. Nhờ đó, người thường xuyên dùng rau xanh trong khẩu phần ăn có thể hạn chế tối đa tình trạng táo bón. 

Ngoài ra, chất xơ trong rau cũng giúp kiểm soát đường huyết cũng như hạn chế hấp thụ chất béo gây thừa cân, béo phì. Một số loại rau xanh đậm tốt cho sức khoẻ như: rau cải xoăn, rau chân vịt, súp lơ xanh, xà lách, cải xanh,...

Rau củ xanh chứa nhiều chất xơ nên đảm bảo có trong khẩu phần ăn hàng ngày

Rau củ xanh chứa nhiều chất xơ nên đảm bảo có trong khẩu phần ăn hàng ngày

1.5. Cá hồi

Thực tế, cá hồi là nguồn đạm động vật mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho cơ thể nói chung và hệ tiêu hoá nói riêng. Thịt cá hồi giàu axit omega 3 và protein có chức năng cải thiện tình trạng viêm dạ dày, viêm ruột cũng như hồi phục sức khoẻ trong quá trình điều trị bệnh tiêu hoá. 

Thịt cá hồi mềm, ít xương phù hợp với người lớn tuổi và trẻ nhỏ. Loại thực phẩm này có thể sử dụng hàng ngày với các món ăn dễ chế biến như cháo cá, cá hồi áp chảo, salad cá hồi,...

1.6. Gừng

Từ xa xưa, gừng là nguyên liệu không chỉ giúp tăng hương vị cho món ăn mà còn là có tác dụng hỗ trợ cải thiện vấn đề tiêu hoá cũng như tăng cường sức khỏe đường ruột hiệu quả. Thành phần tinh dầu trong gừng giúp ngăn ngừa tình trạng buồn nôn khi dạ dày hoặc đường ruột có vấn đề. 

Trà gừng chứa chất cay như zingeron, zingerola, shogaola… tạo cảm giác nóng ấm giúp giảm triệu chứng đau bụng co thắt đường ruột. Ngoài ra, gừng chứa nhiều chất kháng viêm tự nhiên có chức năng hạn chế viêm dạ dày, viêm ruột đồng thời tăng sức đề kháng cho hệ tiêu hoá. Khi có dấu hiệu co thắt dạ dày, co thắt ruột, buồn nôn,... bạn có thể uống tách trà gừng, ngậm mứt gừng để giúp cải thiện triệu chứng khó chịu. 

1.7. Bơ

Khi nhắc đến danh sách những món ăn tốt cho đường ruột thì không thể thiếu quả bơ. Đây là thực phẩm được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo sử dụng đều đặn từ 2 - 3 quả mỗi tuần để bảo vệ sức khoẻ. 

Bơ chứa nhiều chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hoá cùng khả năng cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, từ đó cải thiện các triệu chứng táo bón, khó tiêu, đầy hơi, viêm đau dạ dày,... Ngoài ra, bơ còn chứa nhiều chất béo có lợi cho tim mạch, tốt cho người đang giảm cân, ăn kiêng,... Bơ cũng là thực phẩm có khả năng chống oxy hóa cao giúp cải thiện sức khỏe làn da và đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh ung thư cho cơ thể.

1.8. Táo

Chắc hẳn táo không còn là loại trái cây xa lạ trong khẩu phần ăn hàng ngày với hương vị ngọt, dễ dùng. Loại trái cây này có chứa đồng thời 2 loại chất xơ có lợi cho sức khỏe gồm chất xơ không hòa tan và chất xơ hoà tan (pectin). 

Táo giàu chất xơ và vitamin hỗ trợ tăng cường miễn dịch tiêu hoá

Táo giàu chất xơ và vitamin hỗ trợ tăng cường miễn dịch tiêu hoá

Chất xơ không hòa tan có tác dụng giữ nước, hỗ trợ làm mềm phân và thúc đẩy đào thải phân ra ngoài hiệu quả hơn. Còn chất xơ hoà tan giúp hạn chế hấp thu chất béo ngăn ngừa tích tụ và hình thành mỡ thừa trong cơ thể, phù hợp với người đang giảm cân. Nguồn dinh dưỡng prebiotic trong táo cũng có chức năng thúc đẩy hệ lợi khuẩn đường ruột phát triển và loại bỏ vi khuẩn có hại gây kích thích ruột, viêm ruột, rối loạn tiêu hoá,...

2. Đường ruột yếu nên tránh thực phẩm nào?

  • Thực phẩm tái, chưa qua chế biến có nguy cơ chứa các loại vi khuẩn, ký sinh trùng có hại cho hệ tiêu hoá. 
  • Thức ăn có nhiều gia vị cay, nóng như ớt, tiêu dễ gây khó tiêu, rối loạn tiêu hoá.
  • Hạn chế rượu bia, chất kích thích.
  • Sữa và sản phẩm làm từ sữa có nguy cơ gây nên tình trạng không dung nạp lactose đối với người có cơ địa dị ứng thành phần này với biểu hiện như: khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy, nổi mề đay,...
  • Đồ ăn nhiều dầu mỡ luôn là khắc tinh của dạ dày và hệ đường ruột, nhất là đối với người có hệ tiêu hoá yếu.
  • Thực phẩm kém vệ sinh tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hoá, vì thế người dùng cần kiểm tra kỹ về vấn đề vệ sinh, nguồn gốc xuất của thức ăn trước khi sử dụng.

Có thể thấy, để sở hữu hệ tiêu hoá khoẻ mạnh thì việc bổ sung thêm những món ăn tốt cho đường ruột vào khẩu phần ăn hàng ngày là điều cần thiết. Tuy nhiên, ngoài chế độ ăn khoa học thì chúng ta nên kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện và điều trị kịp thời các vấn đề tiêu hóa nói riêng và các vấn đề về sức khỏe nói chung (nếu có) để duy trì thể trạng tốt nhất. 

Một địa chỉ thăm khám sức khỏe uy tín bạn có thể lựa chọn là Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.