Tin tức

Nhiễm trùng đường ruột do virus là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Ngày 01/07/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Cũng như một số căn bệnh tiêu hóa khác, nhiễm trùng đường ruột do virus ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và có thể gây ra những biến chứng xấu. Bệnh thường do một số loại virus như virus Noro, virus Rota,... gây nên.

1. Tìm hiểu về bệnh nhiễm trùng đường ruột do virus

Nhiễm trùng đường ruột do virus được hiểu là tình trạng tổn thương tại đường tiêu hóa bởi sự tác động của một số loại virus, thường gặp nhất là virus Noro và virus Rota. 

  • Virus Noro: Loại virus này có thể xâm nhập vào cơ thể qua thực phẩm, nguồn nước ô nhiễm. Chúng còn có khả năng lây từ người sang người. 
  • Virus Rota: Loại virus này là tác nhân chính gây ra tình trạng nhiễm trùng đường ruột ở trẻ nhỏ. Chúng thường bám vào đồ vật, dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua hoạt động tiếp xúc, như virus bám vào tay và xâm nhập lên miệng khi bạn chạm tay vào miệng. 

Tình trạng nhiễm trùng đường ruột có thể do virus gây nên

Tình trạng nhiễm trùng đường ruột có thể do virus gây nên

Tình trạng nhiễm trùng đường ruột do virus có thể xảy ra với bất cứ ai và việc nắm được biểu hiện bệnh để thăm khám sớm, hạn chế những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe là rất cần thiết. 

2. Dấu hiệu ở người bị nhiễm trùng đường ruột do virus

Khi bị nhiễm trùng đường ruột do virus, người bệnh sẽ có một số biểu hiện như sau:

  • Nôn ói. 
  • Đi ngoài ra phân lỏng. 
  • Bụng xuất hiện cơn đau. 
  • Cơ thể sốt cao hoặc ớn lạnh. 
  • Đau nhức đầu. 
  • Phân lẫn máu. 

Hay cảm thấy buồn nôn là một trong những biểu hiện cần lưu ý

Hay cảm thấy buồn nôn là một trong những biểu hiện cần lưu ý

3. Khi nào người bệnh cần đi khám, can thiệp y tế? 

Người bệnh cần được can thiệp y tế khi triệu chứng của bệnh lý dần trở nên nghiêm trọng, có nguy cơ tiến triển nặng. Đặc biệt là khi xuất hiện những dấu hiệu dưới đây: 

  • Sốt cao trên 39 độ. 
  • Bụng đau ngày càng dữ dội. 
  • Liên tục đi ngoài ra phân lỏng, khó kiểm soát (tình trạng tiêu chảy kéo dài trên 2 ngày). 
  • Cơ thể có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng (khát nước, nước tiểu chuyển sang màu sẫm, cơ thể suy nhược, choáng váng,...),… 

Khi bị tiêu chảy trên 2 ngày, bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế kiểm tra

Khi bị tiêu chảy trên 2 ngày, bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế kiểm tra 

Những dấu hiệu trên cho thấy bệnh đã bắt đầu tiến triển nặng. Nếu không được điều trị kịp thời thì sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng xấu, nguy hiểm hơn, tính mạng có thể bị đe dọa. 

4. Biến chứng có thể gặp phải ở người bị nhiễm trùng đường ruột

Ở người trưởng thành, sức đề kháng tốt, nhiễm trùng thường không gây biến chứng nghiêm trọng. Thế nhưng với trẻ nhỏ và người cao tuổi, tình trạng bệnh lý này có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như suy thận, nhu động ruột mất kiểm soát, cơ thể thiếu máu, đường ruột bị chảy máu,... 

5. Cách chẩn đoán và hướng điều trị

5.1. Cách chẩn đoán

Tương tự như khi chẩn đoán bệnh lý đường ruột khác, đầu tiên, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng, điều tra triệu chứng và yếu tố dịch tễ. 

Sau đó để khẳng định kết quả, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện thêm các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu khác như nội soi, xét nghiệm phân, xét nghiệm máu,... tùy theo triệu chứng cụ thể khai thác từ bệnh nhân. 

5.2. Hướng điều trị

Hướng điều trị cho người bị nhiễm trùng đường ruột tùy thuộc vào nguyên nhân, tình trạng bệnh cụ thể. Trong đó, một số biện pháp điều trị phổ biến cho bệnh nhân bị nhiễm trùng đường ruột do virus là:

  • Bù nước: Tích cực bổ sung nước, dung dịch điện giải theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, người bệnh cũng nên ưu tiên bổ sung thực phẩm dễ tiêu như cháo, súp,... 
  • Dành thời gian nghỉ ngơi: Nhằm giúp cơ thể lấy lại sức, phục hồi nhanh hơn sau thời gian điều trị. 
  • Chia thành nhiều bữa trong ngày: Bạn có thể ăn thành nhiều bữa trong ngày, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng giúp cơ thể phục hồi. 
  • Điều trị bằng một số loại thuốc theo đơn bác sĩ: Khi đó, người bệnh phải tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn về liều lượng và thời gian dùng thuốc. 

Người bệnh dùng thuốc kê đơn như hướng dẫn của bác sĩ

Người bệnh dùng thuốc kê đơn như hướng dẫn của bác sĩ

Lưu ý: Thuốc kháng sinh không có tác dụng điều trị nhiễm trùng nếu tác nhân gây bệnh là virus. Trong một vài trường hợp, nhóm thuốc này sẽ kéo dài tình trạng bệnh, làm tăng tỷ lệ tái phát, dẫn các biến chứng nghiêm trọng. Chính vì thế, bạn tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc kháng sinh tại nhà mà không theo chỉ định của cụ thể của bác sĩ. 

6. Hướng dẫn biện pháp phòng ngừa

Muốn phòng ngừa hiệu quả tình trạng nhiễm trùng đường ruột do một số loại virus gây ra, bạn cần duy trì thói quen vệ sinh đúng cách, ăn uống hợp vệ sinh. Cụ thể: 

  • Chú ý rửa tay sau mỗi lần đi vệ sinh, trước khi ăn, sau khi tiếp xúc với vật nuôi hoặc người bệnh. 
  • Không nên tiêu thụ món ăn chế biến theo kiểu tươi sống như gỏi cá, tiết canh, Sashimi,...
  • Ưu tiên sử dụng nguồn nước sạch, uống nước đun sôi hoặc đã được xử lý bằng máy lọc chuyên dụng. 
  • Vệ sinh cá nhân hàng ngày, không dùng chung bất kỳ vật dụng cá nhân nào với người khác. 
  • Tiến hành giặt chăn, ga, gối thường xuyên để loại bỏ mầm bệnh. 
  • Vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, khử trùng bề mặt dễ bị bám virus (sàn nhà, bồn tắm, nhà vệ sinh, tay nắm cửa, remote,...). 
  • Sơ chế kỹ thực phẩm trước khi chế biến, không nên để lẫn thực phẩm tươi sống và thực phẩm chín với nhau. 
  • Hạn chế ăn uống tại hàng quán vỉa hè, những nơi không đảm bảo điều kiện vệ sinh. 

Bạn không nên ăn đồ tươi sống chưa qua chế biến

Bạn không nên ăn đồ tươi sống chưa qua chế biến 

Khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu nghi ngờ, bạn nên nhanh chóng tìm đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị sớm. Một trong những địa chỉ uy tín, bạn có thể lựa chọn để khám bệnh là chuyên khoa Tiêu hóa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Đây là đơn vị y tế đã có bề dày kinh nghiệm gần 30 năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Thế mạnh nổi bật của MEDLATEC thể hiện ở nhiều khía cạnh như:

  • Các chuyên gia đầu ngành, cùng đội của bác sĩ giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm.
  • Trung tâm Xét nghiệm đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, được Hội Bệnh học Hoa Kỳ cấp chứng chỉ CAP. 
  • Hệ thống trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh tiên tiến như siêu âm, X-quang, nội soi, chụp CT, chụp cộng hưởng từ MRI,... được nhập khẩu từ Hoa Kỳ, Đức, Thụy Sĩ. 

Tình trạng nhiễm trùng đường ruột do virus có thể diễn biến từ nhẹ đến nặng, do vậy, để hạn chế tối đa biến chứng không mong muốn, bạn tốt nhất nên chủ động thăm khám, chữa trị kịp thời theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Để đặt lịch khám tại Hệ thống Y tế MEDLATEC, Quý khách vui lòng gọi vào số 1900 56 56 56

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ