Tin tức

Dầu dừa có tác dụng gì - Những ai không nên dùng dầu dừa?

Ngày 14/12/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Dầu dừa là một trong những nguyên liệu được nhiều chị em yêu thích và sử dụng. Vậy dầu dừa có tác dụng gì? Cùng MEDLATEC khám phá ngay những thông tin bổ ích xoay quanh công dụng của dầu dừa trong bài viết sau đây nhé!

1. Dầu dừa có tác dụng gì?

Nếu bạn vẫn chưa biết dầu dừa có tác dụng gì thì dưới đây chính là câu trả lời dành cho bạn:

Tốt cho tim mạch

Trong dầu dừa có chứa nhiều chất chống oxy hóa nên rất tốt cho tim mạch. Loại thực phẩm này cũng giúp cung cấp omega-3 và cholesterol tốt cũng giúp phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, giãn nở mạch máu, hạ huyết áp, giảm viêm,...

Điều trị mụn

Nhờ các thành phần chống oxy hóa cao như vitamin E, dầu dừa khi sử dụng trên có tác dụng với việc làm thông thoáng lỗ chân lông, điều chỉnh sản xuất bã nhờn, tẩy tế bào chết. Đặc biệt là khả năng ngăn ngừa mụn trứng cá.

Ngoài ra, các nghiên cứu cho thấy trong dầu dừa nguyên chất còn chứa 2 axit béo quan trọng với tác dụng là giữa ẩm da, kháng nấm và kháng khuẩn tự nhiên.

Dầu dừa có tác dụng hiệu quả trong điều trị mụn Dầu dừa có tác dụng hiệu quả trong điều trị mụn

Chính bởi vậy, dầu dừa là một trong những nguyên liệu làm đẹp tự nhiên được nhiều chị em ưa chuộng và thường xuyên sử dụng

Nuôi dưỡng tóc và da đầu

Dầu dừa có tác dụng gì với tóc và da dầu? Theo các nghiên cứu, dầu dừa có khả năng cung cấp một hàm lượng lớn protein với khả năng đi sâu vào chân tóc và da đầu. Thậm chí là cao hơn khi so sánh với dầu hướng dương. Do đó, việc sử dụng thường xuyên dầu dừa nguyên chất trong chăm sóc tóc giúp bạn có được một mái tóc chắc khỏe, mềm mượt.

Cách dưỡng tóc đơn giản nhất mà bạn có thể thực hiện là ủ tóc với dầu dừa sau gội dầu. Xả tóc sạch sau khi ủ được 5 phút.

Ngừa sâu răng

Câu trả lời tiếp theo với câu hỏi dầu dừa có tác dụng gì chính là khả năng ngăn ngừa sâu răng hiệu quả khi được sử dụng đúng cách. Các thành phần có trong dầu dừa có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn có hại tại miệng, giảm hôi miệng, từ đó cải thiện sức khỏe của răng miệng

Với dầu dừa, bạn có thể sử dụng như nước súc miệng và dùng hàng ngày. Cũng có thể kết hợp sử dụng với baking soda để đánh răng giúp làm sáng và nâng tone màu của răng.

Ủ tóc với dầu dừa

Ủ tóc với dầu dừa

Làm mềm các lớp biểu bì

Khả năng làm mềm các lớp biểu bì cứng là một trong những tác dụng của dầu dừa mà bạn có thể sử dụng.. Nguyên nhân chính là do trong dầu dừa có chứa nhiều axit béo ngậm nước, có khả năng cấp ẩm, dưỡng ẩm tốt cho da. Ví dụ như tẩy tế bào chết trên da, làm mềm kẽ chân – tay, làm mềm môi,...

Bên cạnh đó, các dầu dừa cũng mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho làn da như:

  • Làm sạch sâu.

  • Tăng sức đề kháng cho da.

  • Cung cấp độ ẩm.

  • Làm chậm lại quá trình lão hóa, ngăn ngừa nếp nhăn.

Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc về việc sử dụng tinh chất này ở mức độ vừa phải. Bởi việc sử dụng quá nhiều hoặc sai cách gây phản tác dụng, khiến da khô và bị bí hơn.

Tốt cho não bộ

Theo các chuyên gia, các thành phần chính trong dầu dừa nguyên chất giúp cung cấp năng lượng cho các tế bào não. Từ đó, có tác dụng cải thiện tình trạng, chức năng của não bộ, đặc biệt là với tình trạng mất trí nhớ của người bị Alzheimer.

Các tác dụng khác của dầu dừa

  • Xây dựng cơ bắp.

  • Nhờ vào đặc tính kháng nấm – kháng viêm, dầu dừa còn được sử dụng trong quá trình điều trị nấm men.

  • Giảm cân, đốt cháy mỡ thừa bằng cách sử dụng một lượng dầu dừa nhất định trong khẩu phần ăn. Các axit béo có trong dầu dừa sẽ giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, cũng như chuyển hóa thành xeton làm giảm cảm giác thèm ăn.

  • Dầu dừa có khả năng H. Pylori nên có tác dụng phòng ngừa và giảm các nguy cơ mắc ung thư dạ dày.

  • Nữ giới có thể sử dụng dầu dừa để cân bằng nội tiết tố estrogen trong cơ thể.

  • Dầu dừa khi được kết hợp với với các tinh dầu massage là một phương pháp giảm stress, giảm căng thẳng vô cùng hiệu quả.

  • Mẹ bầu có thể sử dụng dầu dừa để hỗ trợ, cải thiện tình trạng rạn da xảy ra trong quá trình mang thai. Cách đơn giản nhất để thực hiện là mẹ bầu sử dụng một lượng tinh dầu vừa đủ thoa và massage nhẹ nhàng lên vùng dạ bị rạn.

Dầu dừa được sử dụng với nhiều tác dụng, lợi ích khác nhau

Dầu dừa được sử dụng với nhiều tác dụng, lợi ích khác nhau

2. Những ai không nên sử dụng dầu dừa?

Bên cạnh việc quan tâm dầu dừa thì những đối tượng không nên sử dụng loại thực phẩm này cũng cần được chú trọng. Bởi việc sử dụng sai cách có thể mang đến những tác dụng ngoài ý muốn.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, sau đây là các đối tượng không nên sử dụng dầu dừa, gồm có:

Người bị bệnh về tim mạch

Trong dầu dừa có có chất béo bão hòa và không bão hòa. Do đó, quá lạm dụng thực phẩm này có thể gây ra các tác động xấu với sức khỏe tim mạch. Đặc biệt là với người đang có tiền sử mắc các bệnh về tim mạch.

Người bị tiêu chảy hoặc đang gặp các vấn đề về tiêu hóa

Nếu sử dụng không quen, dầu dừa có thể gây ra tình trạng tiêu chảy hoặc các vấn đề tiêu hóa. Do đó, người đang gặp hai vấn đề nói trên tuyệt đối không nên sử dụng dầu dừa.

Không sử dụng dầu dừa với người đang gặp các vấn đề về tiêu hóa

Không sử dụng dầu dừa với người đang gặp các vấn đề về tiêu hóa

Với một số người, khi mới sử dụng dầu dừa có thể gặp phải một số triệu chứng liên quan đến tiêu hóa trong tuần đầu tiên. Tuy nhiên, bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách dùng lượng tinh dầu dừa ít hơn để cơ thể quen dần. Các triệu chứng sẽ hết dần sau một tuần đầu tiên sử dụng.

Người có cơ địa dễ dị ứng

Với người dễ nhạy cảm, cơ địa dễ bị dị ứng khi sử dụng dầu dừa có thể gây ra một số phản ứng dị ứng như phát ban, ngứa, sốc phản vệ.

Trên đây là tổng hợp các giải đáp xoay quanh thắc mắc dầu dừa có tác dụng gì mà MEDLATEC muốn gửi tới bạn đọc. Hy vọng với những chia sẻ nói trên, bạn có thể yên tâm cũng như có các sử dụng đúng nhất để mang đến những lợi ích cho sức khỏe.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ