Tin tức
Dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt, cần đi khám ngay
- 10/08/2014 | Ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt bằng thực phẩm
- 19/05/2020 | Các bệnh phổ biến nhất liên quan đến tuyến tiền liệt
- 23/04/2021 | Phì đại tuyến tiền liệt: triệu chứng điển hình và phương pháp điều trị
- 21/05/2022 | Chuyên gia giải đáp: Bệnh nhân viêm tuyến tiền liệt nên ăn gì để bệnh sớm khỏi?
- 23/05/2022 | Những điều cần biết và giá trị của sinh thiết tuyến tiền liệt
- 01/03/2023 | Ung thư tuyến tiền liệt: các dấu ấn sinh học, sinh thiết lỏng và điều trị đích
1. Tổng quan về ung thư tuyến tiền liệt
Tuyến tiền liệt là là bộ phận quan trọng của cơ quan sinh giục phái mạnh, vị trí dưới đáy bàng quang và vây quanh đoạn đầu niệu đạo. Chỉ riêng nam giới có tuyến này. Ở người trưởng thành, tuyến tiền liệt dài khoảng 30mm, rộng 40mm và có đường kính khoảng 20mm. Nhưng ở độ tuổi 50 trở lên, cơ quan này có khuynh hướng tăng sản lành tính hoặc phát triển thành ung thư tuyến tiền liệt.
Nếu được phát hiện sớm, người bệnh ung thư tuyến tiền liệt hoàn toàn có thể khỏi bệnh và trở lại cuộc sống bình thường. Theo nghiên cứu của Viện Ung thư Quốc gia Mỹ (NCI), bệnh nhân được phát hiện bệnh sớm và điều trị có cơ hội sống trên 5 năm gần như 100%.
Nếu khối u đã di căn, tỷ lệ này giảm còn 31%. Mức độ của ung thư tuyến tiền liệt càng nặng, tỷ lệ sống sót và điều trị bệnh càng giảm. Ở giai đoạn tiến triển, ung thư đã di căn đến nhiều cơ quan khác nhau như ruột, dạ dày, đại tràng,... Trong những trường hợp này, tiên lượng bệnh rất xấu và thời gian sống của người bệnh cũng bị rút ngắn lại.
Ở độ tuổi 50 trở lên, tuyến tiền liệt có khuynh hướng tăng sản lành tính hoặc phát triển thành ung thư tuyến tiền liệt.
Khoa học ngày nay vẫn chưa thể xác định nguyên nhân chủ yếu gây bệnh, một số tác nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt bao gồm: tuổi tác, yếu tố di truyền, chế độ ăn uống không lành mạnh, hút thuốc lá và thói quen quan hệ tình dục không an toàn dẫn tới viêm tuyến tiền liệt tiến triển thành ung thư.
2. Dấu hiệu nhận biết nam giới đã bị ung thư tuyến tiền liệt
Để phát hiện bệnh từ khi mới xuất hiện và gia tăng cơ hội điều trị, các đấng mày râu nên nhận biết được những dấu hiệu cơ thể đã mắc ung thư tuyến tiền liệt. Khi các tế bào ung thư mới phát triển tại tuyến tiền liệt, chúng không gây ra những biểu hiện cụ thể. Sau khi chúng phát triển mạnh mẽ, thậm chí là di căn thì cơ thể mới có những triệu chứng đặc trưng của ung thư tuyến tiền liệt.
Tình trạng rối loạn khi đi tiểu là dấu hiệu thường gặp. Bệnh nhân thường xuyên muốn đi tiểu nhưng nước tiểu chỉ chảy chậm hoặc nhỏ giọt. Vào ban đêm cảm giác buồn tiểu xảy ra nhiều khiến nam giới phải thường xuyên thức dậy đi vệ sinh. Hoặc có thể bị tiểu rắt, són tiểu không kiểm soát khiến chất lượng đời sống người mắc bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, nam giới bị rối loạn cương dương, bị tiểu ra máu, tinh trùng có lẫn máu cũng là những đặc điểm bất thường cảnh báo mắc ung thư tuyến tiền liệt. Những triệu chứng này ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống tình dục, cụ thể như: dương vật khó cương cứng, dương vật cương kéo dài, khó xuất tinh, tinh dịch màu sắc bất thường, lẫn máu,...
Nam giới mắc ung thư tuyến tiền liệt ảnh hưởng lớn đến đời sống tình dục
Người bị ung thư tuyến tiền liệt còn phải đối mặt với một số triệu chứng khác, đó là: đau khi quan hệ tình dục, đau khi xuất tinh, đau tinh hoàn, đau ở lưng, hông, đùi trên thường xuyên, đáng chú ý nhất là cơn đau vùng đáy chậu. Tình trạng này cho thấy tế bào ung thư đã nhân lên với số lượng lớn, tạo thành các khối u. Nghiêm trọng hơn, tế bào ác tính có thể đã di căn tới xương.
3. Người bị ung thư tuyến tiền liệt có thể gặp biến chứng nào?
Bệnh ung thư tuyến tiền liệt gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như bí tiểu, mất khả năng đi tiểu, nhiễm trùng đường tiểu, tiểu ra máu. Cùng với đó, người bệnh bị giảm cân và mệt mỏi do đó thiếu máu, suy dinh dưỡng, suy thận…
Ở giai đoạn muộn, ung thư đã lan ra khu vực hệ bài tiết gây nên tình trạng ung thư tuyến tiền liệt di căn bàng quang, lỗ tiểu, hoặc di căn xương gây đau đớn trong xương, nếu ung thư xâm lấn cột sống có thể làm bệnh nhân bị liệt. Ung thư tuyến tiền liệt còn có thể di căn hạch bạch huyết vùng chậu với biểu hiện chân sưng phù, hoặc gây ra vô sinh nếu tế bào ung thư xâm lấn túi tinh.
4. Chẩn đoán và điều trị ung thư tuyến tiền liệt
Để xác định bệnh ung thư tuyến tiền liệt, người bệnh được thăm khám và chỉ định các xét nghiệm, phương pháp chẩn đoán hình ảnh sau:
Xét nghiệm PSA:
Tuyến tiền liệt tiết ra một loại kháng nguyên đặc hiệu tên PSA. Chỉ số PSA càng cao thì nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt càng lớn.
Xét nghiệm PSA giúp sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt
Với người không mắc bệnh, hàm lượng PSA trong máu dưới 4ng/mL. Tuy nhiên đây không phải chỉ số tiêu chuẩn để xác định bệnh bởi càng lớn tuổi hàm lượng PSA càng tăng. Hàm lượng PSA trong giới hạn bình thường như sau:
- 40 - 49 tuổi: hàm lượng PSA ≤ 2.5 ng/mL
- 50 – 59 tuổi: hàm lượng PSA ≤ 3.5 ng/mL
- 60 – 69 tuổi: hàm lượng PSA ≤ 4.5 ng/mL
- 70 – 79 tuổi: hàm lượng PSA ≤ 6.5 ng/mL
Khoảng tham chiếu chính xác có thể còn dựa vào chủng tộc, hệ thống máy xét nghiệm,... và thường được thể hiện trong phiếu trả kết quả.
Xét nghiệm PSA giúp chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt từ khi bệnh khởi phát và thường được sử dụng để tầm soát căn bệnh này. Bên cạnh tác dụng chẩn đoán bệnh, xét nghiệm PSA còn giúp theo dõi tốc độ phát triển của ung thư cũng như đánh giá tác dụng của các phương pháp chữa trị trên bệnh nhân.
Khám tuyến tiền liệt qua trực tràng
Thông qua trực tràng, bác sĩ có thể dễ dàng tiếp cận tuyến tiền liệt bằng cách dùng ngón tay để thăm dò. Dù biện pháp này dễ thực hiện nhưng thường khiến người bệnh không thoải mái. Ngoài ra, biện pháp này không giúp chẩn đoán sớm bệnh ung thư.
Siêu âm
Có 2 cách siêu âm được sử dụng để xác định bệnh ung thư tuyến tiền liệt:
- Siêu âm trên xương mu: giúp phát hiện những bất thường quanh khu vực tuyến tiền liệt. Cụ thể là: thành bàng quang dày, xuất hiện cột hõm, giãn niệu quản, giãn bể thận, thận ứ nước do u chèn ép, kích thước tuyến tiền liệt to bất thường.
- Siêu âm trực tràng: đem lại kết quả hình ảnh chính xác hơn phương pháp trên. Bác sĩ sẽ sử dụng đầu dò siêu âm trực tràng, qua đó có thể phát hiện những khối u kích thước từ 2-4 mm. Với những trường hợp có nguy cơ cao, bác sĩ cũng có thể dùng thiết bị gắn tại đầu dò để lấy mẫu tuyến tiền liệt đem đi sinh thiết.
Chụp cộng hưởng từ MRI:
So với những kỹ thuật khác, MRI là phương pháp hiện đại và đem lại kết quả chính xác trong việc ung thư cũng như xác định mức độ lan rộng của khối u, giúp ích cho phương pháp sinh thiết.
Sinh thiết tuyến tiền liệt
Nếu chỉ số PSA cao bất thường hoặc phát hiện những định bệnh.dấu hiệu lạ qua kết quả siêu âm, người bệnh có thể được chỉ định sinh thiết để xác định bệnh qua một số con đường sau:
- Con đường hậu môn: Được sử dụng nhiều nhất vì nằm gần tuyến tiền liệt.
- Con đường đáy chậu: Kim sinh thiết sẽ đi qua tầng sinh môn đến thẳng tuyến tiền liệt.
- Con đường niệu đạo: Sử dụng ống soi mềm đi qua niệu đạo đến tuyến tiền liệt.
Mỗi bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện sinh thiết tuyến tiền liệt qua con đường nào dựa trên chỉ định của bác sĩ. Sau khi xác định bệnh, người bệnh sẽ được lên phác đồ chữa trị thích hợp.
Chắc hẳn bài viết này đã giúp bạn nhận biết các dấu hiệu khi mắc ung thư tuyến tiền liệt. Nếu xuất hiện các dấu hiệu trên, các đấng mày râu nên đi khám, bệnh ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn đầu có thể điều trị và bảo toàn chức năng sinh sản. Một trong những địa chỉ khám bệnh nam giới có thể đặt trọn niềm tin là Hệ thống Y tế MEDLATEC.
Hệ thống Y tế MEDLATEC cho khách hàng trải nghiệm khám chữa bệnh tối ưu.
Ngoài quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, MEDLATEC còn trang bị nhiều trang thiết bị tân tiến như:
- Trung tâm Xét nghiệm theo tiêu chuẩn ISO 15189:2012 và CAP (Hoa Kỳ).
- Hệ thống các thiết bị nhập khẩu từ Mỹ, Đức và Thụy Sỹ như X-quang, siêu âm, nội soi, MRI, CT Scan,...
Để đặt lịch thăm khám, Quý khách có thể liên hệ hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ nhanh nhất.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!