Tin tức
Đau nhức xương khớp có nguy hiểm không? Giải đáp chi tiết từ bác sĩ
- 01/02/2024 | Nếu không muốn mắc bệnh xương khớp, hãy làm ngay những điều sau
- 01/12/2023 | Trị xương khớp đau nhức tại nhà bằng cách nào?
- 27/09/2024 | Phát hiện trẻ 3 tuổi mắc bệnh hiếm gặp ở xương khớp
- 18/11/2024 | Ngồi nhiều, nam nhân viên văn phòng đi khám phát hiện bệnh lý ít gặp về cơ xương khớp
- 20/03/2025 | Cách bấm huyệt Phong Thị giúp giảm đau nhức xương khớp nhanh chóng
- 07/05/2025 | Sưng khớp ngón chân cái là gì? - Triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh lý xương khớp
1. Đau nhức xương khớp là gì?
Đau nhức xương khớp là hiện tượng người bệnh cảm thấy ê ẩm, tê mỏi hoặc đau buốt tại các khớp và vùng xương lân cận. Triệu chứng này có thể xuất hiện ở một khớp hoặc lan rộng ra nhiều vị trí khác nhau, gây ảnh hưởng đến khả năng vận động và chất lượng cuộc sống nếu kéo dài. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến mất ngủ, đau đầu, suy nhược cơ thể, chóng mặt,…
Tình trạng đau nhức có thể do vận động quá mức, sai tư thế hoặc là dấu hiệu ban đầu của các bệnh lý nguy hiểm như viêm khớp, thoái hoá khớp, gout. Việc hiểu rõ nguyên nhân và nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo sẽ giúp người bệnh chủ động trong điều trị, đồng thời phòng ngừa biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe sau này.
2. Nguyên nhân gây nhức mỏi hệ vận động
Đau nhức xương khớp có thể liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm lão hoá tự nhiên, vận động sai tư thế, thiếu hụt dinh dưỡng hoặc các bệnh lý nguy hiểm. Dựa vào tính chất và mức độ biểu hiện, tình trạng này được chia thành hai nhóm chính: đau nhức do nguyên nhân sinh lý và đau nhức do nguyên nhân bệnh lý. Dưới đây là thông tin chi tiết:
Nguyên nhân sinh lý
- Lão hoá tự nhiên: Tuổi tác càng cao, sụn khớp và xương dưới sụn bị bào mòn, khiến khớp hoạt động kém linh hoạt, dễ gây đau nhức.
- Vận động quá mức hoặc sai tư thế: Khiêng vác nặng, tập luyện cường độ cao khiến khớp chịu áp lực lớn, dẫn đến hình thành các cơn đau nhức khó chịu.
- Thiếu hụt dinh dưỡng: Việc không cung cấp đủ các dưỡng chất thiết yếu như canxi, vitamin D, omega-3,... có thể làm giảm mật độ xương, khiến sụn khớp nhanh thoái hóa, từ đó làm tăng nguy cơ đau nhức.
- Thay đổi thời tiết: Sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ và độ ẩm, đặc biệt khi chuyển sang thời tiết lạnh hoặc ẩm thấp, có thể khiến dịch khớp bị biến đổi, làm co thắt mạch máu quanh khớp và kích thích cơn đau bùng phát, đặc biệt ở những người có bệnh lý xương khớp mạn tính.
Vận động quá mức hoặc sai tư thế có thể gây đau nhức xương khớp
Nguyên nhân bệnh lý
Tình trạng đau nhức cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm như: thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, gout,.. Cụ thể:
- Thoái hóa khớp: Là quá trình sụn khớp bị hao mòn dần theo thời gian, làm giảm khả năng đàn hồi và bảo vệ đầu xương. Tình trạng này thường gây ra đau nhức, khô cứng khớp và hạn chế vận động, đặc biệt phổ biến ở người trung niên và người lớn tuổi.
- Viêm khớp dạng thấp: Là bệnh tự miễn, gây viêm, sưng đau, có thể dẫn đến biến dạng khớp nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
- Gout: Rối loạn chuyển hoá axit uric gây tích tụ tinh thể trong khớp, khiến người bệnh đau nhức dữ dội, đặc biệt ở ngón chân cái.
- Loãng xương: Khi mật độ xương giảm, xương trở nên giòn, dễ tổn thương và gây các cơn đau âm ỉ kéo dài.
3. Dấu hiệu nhận biết không nên bỏ qua
Bạn không nên chủ quan khi xuất hiện các dấu hiệu như:
- Đau kéo dài hơn 1 tuần và không có dấu hiệu thuyên giảm dù đã nghỉ ngơi.
- Cứng khớp vào buổi sáng, khó duỗi thẳng hoặc xoay khớp.
- Sưng đỏ, nóng tại các khớp.
- Cảm giác đau tăng khi vận động hoặc thay đổi thời tiết.
- Có tiếng lạo xạo, lục cục khi cử động khớp.
- Mệt mỏi, sốt nhẹ hoặc sụt cân không rõ nguyên nhân.
Lưu ý, nếu gặp một hoặc nhiều dấu hiệu kể trên, đặc biệt khi tình trạng kéo dài trên 1 tuần, bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. Việc phát hiện sớm có thể giúp làm chậm quá trình tổn thương khớp và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Bạn nên đến thăm khám bác sĩ nếu cơn đau kéo dài trên 1 tuần và không có dấu hiệu giảm dù đã nghỉ ngơi
4. Đau nhức xương khớp có nguy hiểm không?
Nếu chỉ do nguyên nhân sinh lý và được kiểm soát tốt, tình trạng đau nhức xương khớp không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu đó là biểu hiện của các bệnh lý nghiêm trọng, nó có thể để lại nhiều rủi ro ảnh hưởng đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống nếu không được điều trị kịp thời. Cụ thể:
- Suy giảm chức năng vận động, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.
- Teo cơ, biến dạng khớp, thậm chí là tàn phế nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, đặc biệt với viêm khớp dạng thấp hoặc gout do tình trạng viêm kéo dài làm rối loạn chuyển hoá, ảnh hưởng đến chức năng nội tạng hoặc hệ miễn dịch.
- Tác động tiêu cực đến tâm lý, gây stress, trầm cảm do đau nhức kéo dài.
5. Cách cải thiện và phòng ngừa
Bạn hoàn toàn có thể cải thiện và phòng ngừa các cơn đau nhức bằng một số biện pháp sau:
- Thay đổi lối sống khoa học: Duy trì lối sống lành mạnh là nền tảng quan trọng giúp cải thiện tình trạng đau nhức và ngăn ngừa bệnh tiến triển. Bạn nên duy trì cân nặng hợp lý, vận động thường xuyên, ngồi đúng tư thế và hạn chế mang vác vật nặng hoặc thực hiện các động tác xoay, cúi gập người đột ngột.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Dinh dưỡng cân đối đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe hệ xương khớp ổn định. Một chế độ ăn cân bằng nên bao gồm: thực phẩm giàu canxi (sữa, hải sản, các loại rau màu xanh đậm,…), vitamin D (từ ánh nắng mặt trời,…), omega-3 (cá hồi, cá thu, hạt chia,…). Đồng thời, bạn cũng cần lưu ý hạn chế các thực phẩm nhiều đường, muối, chất béo bão hoà, rượu bia và thuốc lá.
- Sử dụng thực phẩm chức năng: Bên cạnh chế độ ăn, bạn có thể bổ sung thêm các thực phẩm chức năng hỗ trợ xương khớp. Tuy nhiên, nên sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ để bảo đảm hiệu quả và an toàn.
- Thăm khám định kỳ: Việc kiểm tra sức khoẻ định kỳ giúp phát hiện sớm các bệnh lý về xương khớp và có hướng can thiệp kịp thời. Đặc biệt, nếu bạn thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao như: người làm văn phòng, vận động viên, người trên 40 tuổi hoặc có tiền sử bệnh khớp trong gia đình, nên chủ động đi khám chuyên khoa ít nhất 6 - 12 tháng/lần.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp ổn định sức khoẻ hệ vận động
Bài viết trên đây là tổng hợp thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu cảnh báo và cách phòng đau nhức xương khớp hiệu quả. Tình trạng đau nhức không chỉ là biểu hiện sinh lý thông thường, mà còn là lời cảnh báo bệnh lý nguy hiểm. Bạn không nên chủ quan với những cơn đau kéo dài hoặc tái phát thường xuyên. Việc điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống và thăm khám sớm sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe hệ vận động toàn diện, duy trì cuộc sống năng động, linh hoạt.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan hoặc nhu cầu thăm khám sức khoẻ, có thể liên hệ Tổng đài MEDLATEC 1900 56 56 56 để được giải đáp nhanh chóng và đặt lịch thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
