Tin tức
Nếu không muốn mắc bệnh xương khớp, hãy làm ngay những điều sau
- 08/11/2022 | Mách bạn địa chỉ khám xương khớp uy tín tại Hà Nội
- 12/05/2023 | Thuốc giảm đau xương khớp có mấy loại?
- 01/12/2023 | Phương pháp hỗ trợ điều trị xương khớp là gì?
- 01/12/2023 | Trị xương khớp đau nhức tại nhà bằng cách nào?
- 01/10/2023 | Khám xương khớp gồm những gì, nên khám ở đâu?
1.
Khái niệm bệnh về xương khớp
Các bệnh lý về xương khớp xảy ra khi hệ thống dây chằng, cơ xương khớp, các dây thần kinh liên quan bị suy giảm chức năng. Biểu hiện chung của các bệnh lý này thường sẽ là khiến bệnh nhân khó vận động, di chuyển, đau nhức và gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống.
Bệnh xương khớp được phân loại theo 2 nhóm chính đó là:
● Bệnh xương khớp do chấn thương: té ngã, ẩu đả, tai nạn giao thông, tai nạn trong lao động và sinh hoạt, chấn thương khi tập luyện thể thao,...
● Bệnh xương khớp do nguyên nhân bệnh lý: bệnh gout (viêm khớp tinh thể), viêm gân, u xương, thoái hóa xương khớp, bệnh hệ thống (viêm khớp dạng thấp, viêm khớp cột sống, xơ cứng bì, lupus ban đỏ, viêm cơ tự miễn,...).
Khi bị bệnh xương khớp, bạn sẽ luôn có cảm giác đau nhức, khó chịu
2. Điểm danh xương khớp phổ biến
2.1. Thoái hóa khớp
Khi các phần xương dưới sụn ở khớp hoặc sụn khớp bị tổn thương sẽ gây tràn dịch khớp cùng các phản ứng viêm. Tình trạng này được gọi là bệnh thoái hóa khớp. Nguyên nhân chính dẫn tới bệnh thoái hóa khớp đó là do tuổi tác cùng những yếu tố khác như thừa cân, di truyền, tai nạn, chấn thương tại khớp, nhiễm trùng khớp, bệnh gout,...
Thoái hóa khớp thường có biểu hiện như sau:
● Biến dạng khớp.
● Cứng khớp.
● Suy giảm vận động.
● Lạo xạo khớp.
● Khớp ở các vị trí như cột sống thắt lưng, cột sống cổ, bàn tay, đầu gối và khớp háng bị đau âm ỉ.
2.2. Đau dây thần kinh tọa
Cơn đau dây thần kinh tọa sẽ bắt đầu từ mông xuống phía dưới, men theo đường đi của loại dây thần kinh tọa. Đây chính là hệ quả do những bệnh xương khớp khác gây ra, đơn cử là thoái hóa cột sống thắt lưng, chấn thương, thoát vị đĩa đệm hay trượt đốt sống,...
2.4. Bệnh gout
Nguyên nhân hình thành bệnh gout là do quá trình chuyển hóa của nhân purin gặp rối loạn khiến hàm lượng axit uric tăng cao trong máu. Tình trạng này khiến các tinh thể urat hiện diện ở nhiều cơ quan trong cơ thể (khớp, tim, da, thận,...) bị lắng đọng, tích tụ tại các khớp gây ra hiện tượng viêm khớp.
Các triệu chứng điển hình của bệnh gout thường là khớp bị sưng viêm, nóng đỏ, đau dữ dội, kéo dài từ một tới vài ngày và sẽ tự hết. Vị trí khớp dễ bị gout nhất thường là khớp bàn chân, ngón chân, khớp gối hoặc cổ chân,...
Khi bị bệnh gout, các khớp sẽ bị biến dạng, lâu ngày chúng dần bị phá hủy khiến cho bệnh nhân trở nên tàn phế, không thể đi lại và kéo theo nhiều biến chứng nghiêm trọng khác như suy tim, suy thận,...
Tuổi càng cao nguy cơ mắc những bệnh về xương khớp càng lớn
2.5. Thoát vị đĩa đệm cột sống
Bệnh xảy ra khi lớp nhân nhầy trong đĩa đệm bị chệch ra khỏi cột sống, chèn ép vào các dây thần kinh ở quanh nó. Sở dĩ gọi là thoát vị đĩa đệm cột sống bởi vì đây là phần xương phải chịu nhiều áp lực và vận động nhiều, bao gồm bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và cột sống cổ.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thường là do ngồi lâu một chỗ, lão hóa, thừa cân béo phì, mang vác vật nặng,... Dấu hiệu của bệnh sẽ là:
● Vùng lưng dưới hoặc vùng cổ có cảm giác đau âm ỉ.
● Da có cảm giác châm chích hoặc tê bì.
● Cơn đau có thể làm ảnh hưởng tới những vùng khác như mông, đùi, bắp chân, bàn chân (trong trường hợp bị thoát vị vùng thắt lưng), nếu là thoát vị vùng cổ thì cơn đau còn lan ra tai, cánh tay, bàn tay,...
● Khi đĩa đệm chèn vào tủy sống còn khiến 2 chân bị mất cảm giác, yếu liệt, thậm chí là rối loạn chức năng tiểu tiện.
2.6. Viêm khớp dạng thấp
Là hiện tượng nhiều khớp trong cơ thể đều bị viêm và có thể khiến các cơ quan ngoài khớp cùng bị ảnh hưởng. Bệnh nhân sẽ có biểu hiện nóng, sưng đau các khớp và những vị trí này sẽ bị hạn chế vận động.
Một điều cần lưu ý khác là sau khi thức dậy vào buổi sáng, người bệnh sẽ bị cứng khớp trong vòng 30 phút. Ở những trường hợp nặng có thể bị biến dạng khớp bàn tay, khó cử động, khô mắt, khô miệng, có các nốt dưới da, ảnh hưởng tới các nội quan khác như tim, phổi, thậm chí là tử vong.
2.7. Loãng xương
Là khi chất lượng và khối lượng của xương bị suy giảm. Mật độ xương sẽ thấp hơn bình thường khiến cho xương trở nên giòn và dễ gãy hơn ngay cả khi chỉ gặp chấn thương nhẹ. Triệu chứng lâm sàng của loãng xương khá ít khi bộc lộ rõ, bệnh nhân thường phát hiện bệnh muộn khi gặp phải hiện tượng gãy xương, biến dạng cột sống (giảm chiều cao, vẹo hay gù lưng).
Bị gãy xương do loãng xương có thể chèn vào tủy sống, từ đó gây mất cảm giác, rối loạn đi tiểu, yếu liệt 2 chân rất nguy hiểm.
3. Làm thế nào để phòng ngừa các bệnh xương khớp?
Các bệnh xương khớp thường rất khó để điều trị khỏi hoàn toàn, nhiều trường hợp còn cần phải can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật. Do đó, để không bị mắc phải các bệnh xương khớp nêu trên, mỗi người nên thực hiện ngay những điều dưới đây:
● Kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý: béo phì, thừa cân là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp. Vì vậy bạn nên đưa cân nặng của cơ thể về mức ổn định, thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao và hạn chế dung nạp chất béo có hại để giảm bớt áp lực đè nặng lên xương khớp.
● Quan tâm tới thực đơn dinh dưỡng: nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin D, canxi từ sữa, tôm, cá, trứng, các loại hạt và rau củ quả,...
● Chế độ làm việc, sinh hoạt: không nên đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu, hãy chăm chỉ vận động, không làm việc quá sức và dành ra những khoảng thời gian hợp lý trong ngày để cơ thể được nghỉ ngơi.
● Chế độ vận động: thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao như đi bộ, tập yoga, chạy bộ,... sẽ rất tốt cho hệ cơ xương khớp.
Hãy đi khám khi cơ thể bạn có các dấu hiệu cảnh báo bệnh xương khớp
Mong rằng những thông tin về xương khớp và cách phòng ngừa chúng trong bài viết trên đây sẽ hữu ích đối với bạn. Trong trường hợp cơ thể bạn đang biểu hiện những triệu chứng nghi ngờ bệnh lý về xương khớp thì bạn nên đi khám ngay.
Hệ thống Y tế MEDLATEC là địa chỉ thăm khám đáng tin cậy bạn có thể tham khảo. Không chỉ quy tụ đội ngũ bác sĩ, chuyên gia đầu ngành, MEDLATEC còn sở hữu hệ thống máy móc tiên tiến, cơ sở vật chất hiện đại cùng Trung tâm Xét nghiệm đạt 2 chứng chỉ quốc tế là ISO 15189:2012 và CAP giúp mang lại chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
Bạn hãy liên hệ ngay tới hotline 1900565656 của MEDLATEC để được tổng đài viên tư vấn chi tiết hơn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!