Tin tức

Đau vùng chậu - Triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý chị em không nên xem thường

Ngày 25/11/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Đau vùng chậu thường là biểu hiện của một số bệnh lý khác nhau và không nên chủ quan khi cơ thể xuất hiện triệu chứng này. Đặc biệt, khi nhận thấy cơn đau xuất hiện liên tục, ngày càng dữ dội, bạn nên chủ động đi khám để bác sĩ xác định nguyên nhân, áp dụng biện pháp điều trị phù hợp kịp thời.

1. Thế nào là đau vùng chậu? 

Cơn đau vùng chậu thường xuất hiện tại vùng bụng dưới, cụ thể là dưới rốn. Triệu chứng này có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý hoặc cơn đau bình thường khi đến kỳ kinh. 

Đau vùng chậu khiến cơ thể khó chịu

Đau vùng chậu khiến cơ thể khó chịu

2. Đau vùng chậu là dấu hiệu của bệnh gì? 

2.1. Viêm ruột thừa

Trường hợp bị đau tại vùng bụng dưới bên phải kèm triệu chứng sốt cao, nôn ói, khả năng cao bạn đã bị viêm ruột thừa. Lúc này, bạn phải nhanh chóng nhờ người thân đưa đến cơ sở y tế. Bởi nếu không được xử lý kịp thời, tình trạng viêm nhiễm dễ lan ra toàn ổ bụng, gây nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Đau vùng chậu bên phải có thể là dấu hiệu của viêm ruột thừa

Đau vùng chậu bên phải có thể là dấu hiệu của viêm ruột thừa

2.2. Hội chứng ruột kích thích (IBS)

Đau vùng chậu là một trong những dấu hiệu cảnh báo hội chứng ruột kích thích. Bên cạnh triệu chứng đau tại vùng bụng dưới, người mắc phải hội chứng này còn bị đầy hơi, đường tiêu hóa nối lại gây tình trạng tiêu chảy hoặc táo bón, chuột rút. 

Hiện nay, vẫn chưa thể xác định chính xác căn nguyên dẫn đến hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên, chế độ ăn uống thiếu khoa học, căng thẳng dài ngày, lạm dụng thuốc,... có thể là tác nhân gia tăng sự xuất hiện của hội chứng IBS. 

2.3. Bệnh lây truyền qua đường tình dục

Trong nhiều trường hợp, đau vùng chậu là triệu chứng cảnh báo của những bệnh lý liên quan đến đường tình dục, điển hình là bệnh lậu hay bệnh Chlamydia. Thậm chí, nhiều người sẽ bị mắc hai căn bệnh đồng thời. 

Bên cạnh bị đau tại vùng chậu, người mắc bệnh lý về đường tình dục còn biểu hiện nhiều triệu chứng khá đặc trưng khác như tiểu khó, âm đạo bị chảy máu, tiết dịch âm đạo diễn ra bất thường. 

2.4. Viêm vùng chậu

Viêm vùng chậu được biết đến như một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng vô sinh ở nữ giới. Bệnh lý này khiến các cơ quan như tử cung, vòi trứng, buồng trứng bị tổn thương. 

Viêm vùng chậu không chỉ gây đau mà còn có thể dẫn đến vô sinh

Viêm vùng chậu không chỉ gây đau mà còn có thể dẫn đến vô sinh 

Người bị viêm vùng chậu sẽ biểu hiện một vài triệu chứng như đau vùng chậu, sốt nhẹ hoặc sốt cao, đau khi giao hợp, dịch âm đạo thay đổi,... Nếu muốn hạn chế tối đa tổn thương, bệnh nhân cần thăm khám và điều trị sớm. 

2.5. U nang buồng trứng

Chức năng cơ bản của buồng trứng là giải phóng trứng trong giai đoạn rụng trứng. Tuy nhiên vẫn có một vài trường hợp, nang lại không thể phát triển bình thường thành trứng. Đây là nguyên nhân hình thành khối chất lỏng tập trung trong buồng trứng, dẫn đến u nang buồng trứng. 

Trong phần lớn trường hợp, các khối u nang buồng trứng đều không gây hại và sẽ tiêu biến sau một thời gian. Tuy nhiên, chị em phụ nữ có thể sẽ bị đau vùng chậu kèm triệu chứng đầy hơi, chướng bụng. Trường hợp u nang phát triển lớn, cơn đau lại càng dữ dội. 

2.6. U xơ tử cung

Nữ giới trong độ tuổi 30 đến 40 là đối tượng dễ bị u xơ tử cung. Các khối u này không gây nguy hiểm. Tuy nhiên ở một số chị em, khối u lại gây chèn ép dẫn đến cơn đau tại vùng chậu và vùng thắt lưng. Cơn đau ảnh hưởng đến cảm giác khi quan hệ tình dục và gây khó chịu khi mang thai. 

U xơ tử cung có khả năng gây chèn ép khiến vùng bụng xuất hiện cơn đau

U xơ tử cung có khả năng gây chèn ép khiến vùng bụng xuất hiện cơn đau

2.7. Lạc nội mạc tử cung

Tình trạng mô niêm mạc trong buồng tử cung phát triển lan ra bên ngoài tử cung gọi là lạc nội mạc tử cung. Lạc nội mạc tử cung ảnh hưởng đến nhiều hệ cơ quan như buồng trứng, vòi trứng, bàng quang,... 

Cứ đến đến kỳ kinh, các khối mô lại có xu hướng bị vỡ ra. Thế nhưng, khối mô không thể tự đào thải ra bên ngoài. Tuy không gây nguy hiểm nhưng lạc nội mạc tử cung sẽ gây ra tình trạng đau vùng chậu, làm giảm khả năng thụ thai. 

Để điều trị tình trạng bệnh lý này, bác sĩ thường chỉ định cho người bệnh dùng thuốc giảm đau, thuốc ngừa thai hoặc tiến hành phẫu thuật nội soi, cắt bỏ tử cung nếu cần thiết. 

2.8. Sỏi thận 

Sỏi thận là hỗn hợp muối, khoáng chất cơ thể cần loại bỏ thông qua nước tiểu. Khi mới hình thành, kích thước của chúng có thể chỉ như hạt cát. Tuy nhiên theo thời gian, chúng có xu hướng lớn dần. 

Triệu chứng khá đặc trưng ở người bị sỏi thận là nước tiểu chuyển sang màu hồng hoặc màu đỏ giống màu máu, bụng đau quặn thắt, đau ở vùng chậu, tiểu rắt hoặc rối loạn tiểu tiện. Nếu nhận thấy triệu chứng nghi ngờ, bạn hãy đi kiểm tra để được hướng dẫn cách thức điều trị loại bỏ sỏi thận càng sớm càng tốt. 

2.9. Viêm bàng quang kẽ

Viêm bàng quang kẽ là một trong những nguyên nhân gây ra cơn đau vùng chậu. Nữ giới trong độ tuổi từ 30 đến 40 là đối tượng có nguy cơ mắc phải bệnh lý này. 

Bên cạnh triệu chứng đau tại vùng chậu hay vùng xương mu, người bệnh còn có xu hướng đi tiểu nhiều. Cơn đau hay xuất hiện khi đi tiểu hoặc quan hệ. 

2.10. Hội chứng tắc nghẽn vùng chậu

Xảy ra trong trường hợp máu vận chuyển ngược dòng trong hệ thống tĩnh mạch dẫn đến hiện tượng sưng, đau. Bệnh lý này tương đối khó chẩn đoán và điều trị. Cơn đau diễn biến dữ dội hơn khi người bệnh ngồi hoặc đứng. Trong khi đó nếu chuyển sang tư thế nằm, cơn đau sẽ dịu bớt. 

3. Nguyên nhân khác gây đau vùng chậu

Ngoài 10 bệnh lý kể trên, cơn đau tại vùng chậu còn có thể đến từ những nguyên nhân khác như:

  • Kỳ kinh nguyệt: Cơn đau sẽ lặp lại hàng tháng nhưng biến mất sau một vài ngày. 
  • Mang thai ngoài tử cung: Thai phát triển trong ống dẫn trứng gây ra cơn đau, co thắt tại vùng chậu kèm theo triệu chứng chảy máu âm đạo, cơ thể choáng váng, buồn nôn,... Nếu không được can thiệp kịp thời, tính mạng của người bệnh có nguy cơ bị đe dọa. 
  • Đường tiết niệu bị nhiễm trùng: Nhiều loại vi khuẩn, nấm xâm nhập vào sâu bên trong âm đạo gây nhiễm trùng dẫn đến cơn đau ở một bên lưng dưới. Người bệnh lúc này lên cơn sốt, buồn nôn. 
  • Sa bàng quang: Bệnh thường gặp ở người lớn tuổi. Bàng quang lúc này bị sa xuống gần âm đạo, khiến thành âm đạo phải chịu thêm áp lực gây ra cơn đau ở phần bụng dưới. 
  • Mô sẹo xơ dính sau phẫu thuật vùng bụng dưới hoặc sau điều trị nhiễm trùng. 

Khi đến ngày rụng trứng, cơn đau vùng chậu thường xuất hiện một cách chớp nhoáng

Khi đến ngày rụng trứng, cơn đau vùng chậu thường xuất hiện một cách chớp nhoáng

Như vậy, đau vùng chậu đến từ khá nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi xác định chính xác nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp. Điều quan trọng nhất là bạn cần đi thăm khám tại cơ sở y tế uy tín ngay khi nhận thấy những biểu hiện nghi ngờ để tăng khả năng hồi phục, việc phát hiện bệnh sớm sẽ giúp giảm thời gian và chi phí điều trị. 

Một địa chỉ y tế uy tín, có bề dày phát triển gần 30 năm mà bạn có thể lựa chọn khi cần kiểm tra sức khỏe là Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám hoặc giải đáp thắc mắc, Quý khách hãy liên hệ với MEDLATEC theo hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ