Tin tức
Điểm danh 7 nhóm thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp phổ biến
- 03/02/2025 | Các khớp nào thường bị bong gân và biện pháp phòng tránh
- 12/02/2025 | Trật khớp vai khi ngủ: Các biện pháp xử trí mang lại hiệu quả cao
- 16/02/2025 | Trật khớp vai tái diễn: Nên và không nên làm gì?
- 17/02/2025 | Viêm khớp nhiễm khuẩn: Phương án điều trị phù hợp và khả năng phục hồi
- 17/02/2025 | Triệu chứng viêm bao hoạt dịch khớp và giải pháp điều trị bệnh
1. Tìm hiểu chung về thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý liên quan đến tình trạng rối loạn tự miễn, khởi phát khi hệ miễn dịch phản kháng lại màng hoạt dịch quanh khớp của chính cơ thể do sự nhầm lẫn nào đó. Hệ quả là các khớp bị viêm, dẫn đến tình trạng sưng, đau.
Thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp gồm nhiều loại
Bên cạnh ảnh hưởng đến hệ thống khớp, bệnh lý này còn gây tổn thương da cùng nhiều cơ quan khác như tim, phổi, mạng lưới mạch máu,... Thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp thường giúp kìm hãm tốc độ viêm, giảm đau, ngăn chặn tình trạng tổn thương khớp.
2. Một số nhóm thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp phổ biến
Thuốc điều trị bệnh lý viêm khớp dạng thấp trên thị trường hiện nay gồm nhiều loại. Trong đó, thường gặp hơn cả là 7 nhóm thuốc sau đây.
2.1. Nhóm thuốc NSAID
Đây là nhóm thuốc chống viêm không Steroid với tác dụng giảm cơn đau, giảm hiện tượng viêm khớp. Mặc dù vậy, các loại thuốc này thường không thể ngăn chặn tốc độ tiến triển của bệnh lý.
Các loại thuốc NSAID giúp làm giảm cơn đau
Thuốc Steroid sử dụng trong điều trị viêm khớp dạng thấp hiện bao gồm 2 nhóm cơ bản. Cụ thể là:
- Thuốc ức chế COX ngẫu nhiên: Chẳng hạn như Diclofenac, Ibuprofen,... nhưng chúng có thể gây tác dụng phụ tại đường tiêu hóa.
- Thuốc ức chế chọn lọc COX-2: Nổi bật phải kể đến Meloxicam, Etoricoxib,... dễ gây tác dụng phụ tại đường tiêu hóa nhưng người bị bệnh lý tim mạch cũng cần thận trọng khi sử dụng nhóm thuốc này.
2.2. Nhóm thuốc DMARD
Các loại thuốc thuộc nhóm DMARD có tác dụng kiểm soát triệu chứng, làm chậm tốc độ tiến triển của bệnh lý. Tuy vậy, nhóm thuốc này có thể khiến cơ thể phải đối mặt với nhiều tác dụng phụ. Vì thế, người bệnh chỉ nên dùng thuốc khoảng 1 đến 2 lần/tuần. Ngoài ra, thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp DMARD có nguy cơ ảnh hưởng đến chức năng gan và bệnh nhân cần kiểm tra sức khỏe kỹ trước khi được kê đơn sử dụng.
Người bị viêm khớp dạng thấp chỉ nên dùng thuốc DMARD từ 1 đến 2 lần/tuần
Một số loại thuốc trong nhóm DMARD như Sulfasalazine thích hợp uống trong hoặc sau khi ăn để hạn chế tác dụng phụ. Trong khi dùng thuốc, bạn hãy chú ý uống nhiều nước, nhằm hạn chế hiện tượng cơ thể mất nước.
2.3. Nhóm thuốc ức chế JAK
Trường hợp thuốc DMARD hoặc một số loại thuốc sinh học không phát huy hiệu quả điều trị, bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp có thể được chỉ định dùng thuốc ức chế JAK. Đây là nhóm thuốc có khả năng tác động tới gen, cũng như hệ miễn dịch. Nhờ vậy sau khi dùng thuốc, tình trạng viêm và tổn thương khớp sẽ phần nào được kiểm soát.
Nhóm thuốc ức chế JAK có khả năng tác động tới gen
Thường thì trước khi dùng thuốc ức JAK, bệnh nhân cần tiêm vắc xin phòng Zona. Trong quá trình điều trị viêm khớp bằng các loại thuốc này, người bệnh có nguy cơ gặp phải những tác dụng phụ như ngạt mũi, chảy nước mũi, viêm họng,...
2.4. Nhóm giảm đau Opioid
Tác dụng chính của thuốc Opioid trong điều trị viêm khớp dạng thấp là giảm đau. Những loại thuốc này thường điều chế theo dạng viên uống hoặc dạng tiêm. Trường hợp bị đau nặng, người bệnh sẽ được điều trị bằng thuốc giảm đau Opioid.
Song song với dùng thuốc giảm đau, người bị viêm khớp dạng thấp nên áp dụng thêm một số cách thức điều trị khác. Bởi về bản chất, thuốc Opioid chỉ giúp giảm triệu chứng đau chứ không kiểm soát tốc độ tiến triển của bệnh lý.
2.5. Nhóm thuốc ức chế miễn dịch
Đây là nhóm thuốc hỗ trợ ngăn chặn ảnh hưởng tiêu cực của viêm khớp dạng thấp, liên quan đến rối loạn tự miễn. Mặc dù vậy khi dùng loại ức chế miễn dịch, người bệnh có thể phải đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng. Do đó, quá trình dùng thuốc cần phải được theo dõi chặt chẽ, kịp thời điều chỉnh, tránh ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
Thuốc ức chế miễn dịch dùng trong điều trị viêm khớp dạng thấp thường điều chế theo dạng viên uống hoặc thuốc tiêm.
2.6. Nhóm thuốc Corticoid
Thuốc Corticoid dùng trong điều trị viêm khớp dạng thấp thường bào chế theo dạng thuốc uống hoặc thuốc tiêm. Tác dụng chính của chúng là hỗ trợ giảm đau, giảm tình trạng tổn thương do viêm.
Tuy nhiên, thuốc Corticoid không phù hợp sử dụng trong thời gian dài. Bởi những loại thuốc này dễ khiến người dùng phải đối mặt với một vài tác dụng phụ như tăng huyết áp, lượng đường huyết tăng cao, loãng xương, thị lực suy giảm,... Vì vậy khi điều trị viêm khớp dạng thấp bằng thuốc Corticoid, người bệnh cần thận trọng theo dõi biểu hiện của cơ thể, kịp thời thông báo tình hình cho bác sĩ.
2.7. Acetaminophen
Đây là loại thuốc giảm triệu chứng đau, cụ thể là cơn đau nhẹ hoặc đau vừa. Tuy vậy, Acetaminophen không hỗ trợ chống viêm. Do đó, chúng hầu như không có tác dụng trị bệnh mà chỉ giúp kiểm soát phần nào triệu chứng.
Bên cạnh đó, Acetaminophen dễ ảnh hưởng đến gan, có thể dẫn đến suy gan. Để hạn chế tác dụng phụ, ảnh hưởng không mong muốn, người bị viêm khớp dạng thấp không nên quá lạm dụng Acetaminophen.
3. Lưu ý khi dùng các loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp
Để thuốc để hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp phát huy hiệu quả tối ưu, mỗi người bệnh hãy áp dụng một vài nguyên tắc cơ bản sau:
- Nên đi thăm khám và chỉ dùng thuốc khi được bác sĩ kê đơn: Nếu nhận thấy cơ thể biểu hiện triệu chứng của viêm khớp dạng thấp, bạn hãy đi khám để được bác sĩ kiểm tra, tư vấn điều trị và dùng thuốc đúng cách.
- Không tự động điều chỉnh liều dùng: Liều lượng sử dụng các loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp không phải lúc nào cũng giống nhau. Thông qua tình trạng bệnh lý, khả năng đáp ứng điều trị, bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng phù hợp. Trong quá trình điều trị bằng thuốc, bạn tuyệt đối không điều chỉnh tăng hay giảm liều khi chưa tham khảo tư vấn của bác sĩ.
- Áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học: Người bị viêm khớp dạng thấp nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là nhóm thực phẩm giàu khoáng chất như canxi, vitamin K, vitamin D, chất béo Omega 3,.... tốt cho xương khớp. Đồng thời, bạn nên hạn chế tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ dễ gây tăng cân, không sử dụng thuốc lá, rượu bia,...
- Tập luyện thể dục hàng ngày: Việc duy trì vận động thể chất hàng ngày là cách hiệu quả để duy trì tính dẻo dai của xương khớp. Trước khi thực hiện bài tập tác động đến khu vực đang đau, bạn cần khởi động đúng cách.
- Thông báo tiền sử bệnh lý cho bác sĩ: Khi được bác sĩ thăm khám, bạn cần thông báo chính xác tiền sử bệnh lý như bệnh lý về tim mạch, tiểu đường, dạ dày,... Ngoài ra, bạn cần kịp thời thông báo tác dụng phụ trong thời gian dùng thuốc để bác sĩ hướng dẫn cách thức xử lý.
Mọi người nên đi khám trước khi dùng thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp
MEDLATEC vừa tổng hợp 7 nhóm thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp phổ biến trên thị trường hiện nay. Trong nhiều trường hợp, bên cạnh dùng thuốc, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định một vài phương pháp chữa trị khác. Vì vậy, thay vì tự ý mua thuốc về dùng tại nhà, bạn hãy tìm đến cơ sở y tế uy tín thăm khám như chuyên khoa Cơ Xương Khớp thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách có thể liên hệ MEDLATEC theo số 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
