Tin tức
Triệu chứng viêm bao hoạt dịch khớp và giải pháp điều trị bệnh
- 04/10/2022 | Viêm bao hoạt dịch có nguy hiểm không? Những điều bạn cần biết
- 26/11/2024 | Viêm bao hoạt dịch khớp gối: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
- 11/12/2024 | Viêm bao hoạt dịch cổ tay: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp chẩn đoán
1. Viêm bao hoạt dịch là bệnh gì? Có triệu chứng như thế nào?
Màng hoạt dịch ở phía trong của bao khớp là một lớp đệm mỏng có chứa chất nhầy được gọi là dịch khớp - đảm nhiệm việc cung cấp dinh dưỡng cho sụn khớp, bôi trơn hệ thống xương khớp và phòng ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn. Khi những khớp lớn trên cơ thể bị viêm nhiễm sẽ dẫn đến viêm bao hoạt dịch.
Người lớn tuổi là đối tượng dễ bị viêm bao hoạt dịch
Đây là bệnh lý xương khớp phổ biến thường xảy ra ở các khớp thường xuyên vận động như khớp cổ tay, khớp gối, khớp vai, khớp háng,.. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp:
- Đau nhức tại khớp viêm: Viêm bao hoạt dịch xuất hiện ở khớp nào thì cơn đau sẽ xuất hiện ở vị trí khớp đó. Khi bệnh nhân hoạt động mạnh, cơn đau sẽ dữ dội hơn.
- Khô khớp và cứng khớp khiến bệnh nhân đi lại, hoạt động khó khăn: Nếu vận động tại những khớp viêm này, người bệnh có thể nghe được âm thanh lục cục và có cảm giác như các khớp trở nên lỏng lẻo hơn.
- Những khớp viêm có biểu hiện sưng đỏ hoặc bầm tím.
2. Nguyên nhân gây bệnh
Viêm bao hoạt dịch có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Trong đó, thói quen vận động quá sức là nguyên nhân thường gặp nhất. Ngoài ra, có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh bao gồm:
- Tuổi tác: Hệ thống cơ xương khớp cũng tuân theo quy trình lão hóa của tự nhiên. Do vậy, tuổi càng cao thì chức năng của cơ xương khớp càng giảm và nguy cơ mắc các bệnh về cơ xương khớp càng tăng.
- Thực hiện lặp đi lặp lại quá nhiều lần một động tác nào đó cũng có thể gây áp lực lên bao hoạt dịch tại các khớp và tăng nguy cơ viêm nhiễm. Chẳng hạn như thói quen tựa khuỷu tay, thường xuyên gõ bàn phím khiến khớp cổ tay phải hoạt động quá mức,...
Nếu thường xuyên hoạt động khớp cổ tay, bạn sẽ có nguy cơ bị viêm bao hoạt dịch tại vị trí khớp này
- Những người mắc bệnh tiểu đường, gout, viêm khớp dạng thấp,… có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những đối tượng khác.
3. Viêm bao hoạt dịch có nguy hiểm không?
Viêm bao hoạt dịch gây ra những triệu chứng khó chịu đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh nhưng nếu điều trị sớm thì thường không ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe của người bệnh. Ngược lại, nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như sau:
- Yếu cơ: Tình trạng viêm không được xử trí sớm có thể khiến cho lượng dịch khớp ngày càng tăng và khiến bệnh nhân bị cứng và đau nhức khớp. Chính vì thế, việc đi lại hay một số hoạt động khác của bệnh nhân sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Nếu không chữa trị, kiểm soát bệnh tốt, bệnh nhân có thể bị yếu cơ, teo cơ.
- Bại liệt, tàn phế: Dịch khớp tăng lên có thể dẫn đến tràn dịch khớp, yếu khớp, thậm chí, ở những trường hợp nghiêm trọng có thể khiến cho cấu trúc các khớp bị phá hủy. Đặc biệt là những trường hợp viêm bao hoạt dịch khớp gối. Bệnh chính là nguyên nhân khiến người bệnh đi lại rất khó khăn và có nguy cơ cao bị bại liệt nếu không nhận biết sớm và điều trị đúng phương pháp.
- Tăng nguy cơ gặp phải các bệnh xương khớp: Những bệnh nhân không được điều trị viêm bao hoạt dịch sớm có thể gặp phải một số vấn đề về xương khớp như thoái hóa khớp hay viêm khớp,…
4. Điều trị viêm bao hoạt dịch khớp
Tùy từng bệnh nhân cụ thể, bác sĩ có thể lên phác đồ điều trị khác nhau. Thông thường, để tăng hiệu quả điều trị, bác sĩ sẽ kết hợp một số phương pháp. Dưới đây là những cách điều trị bệnh phổ biến:
4.1. Dùng thuốc
Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng một số loại thuốc giảm viêm, giảm đau để cải thiện triệu chứng đau nhức do bệnh gây ra. Tuy nhiên, nếu bệnh tiến triển nặng hơn với những cơn đau nghiêm trọng, bệnh nhân có thể được chỉ định tiêm thuốc corticosteroid tại vị trí bị viêm.
4.2. Vật lý trị liệu
Phương pháp này có thể giúp bệnh nhân khắc phục triệu chứng, cải thiện bệnh và phòng tránh nguy cơ tái phát. Các kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn người bệnh thực hiện những bài tập nhằm tăng cường sức mạnh cơ bắp tại các vùng khớp đang bị tổn thương màng hoạt dịch. Người bệnh cần lưu ý tập với mức độ vừa phải, không nên tập quá sức để tránh gây phản tác dụng.
4.3. Phẫu thuật
Sau khi đã áp dụng các phương pháp nội khoa nhưng tình trạng của người bệnh vẫn nghiêm trọng, dịch khớp vẫn tăng,... bác sĩ có thể xử trí bằng kỹ thuật chọc hút dịch để loại bỏ dịch khớp dư thừa, phòng ngừa thoái hóa và hư tổn sụn khớp. Để tránh nhiễm trùng khớp, bạn không nên thực hiện chọc hút dịch quá thường xuyên mà chỉ nên được thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên hạn chế mang vác vật nặng, không nên giữ một tư thế trong suốt thời gian dài, thường xuyên tập thể dục thể thao, kiểm soát tốt cân nặng để hạn chế gây áp lực lên các khớp,...
Nếu gặp phải các triệu chứng nghi ngờ do viêm bao hoạt dịch gây ra, bạn nên đi khám sớm
Viêm bao hoạt dịch không ngay lập tức gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó có thể khiến bệnh nhân bị yếu cơ và thậm chí là tàn phế,.... nếu không được điều trị kịp thời. Nếu bị đau khớp, cứng khớp, vận động gặp khó khăn, người bệnh không nên chủ quan mà cần nhanh chóng đến các chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng.
Để được đặt lịch khám cùng các bác sĩ Chuyên khoa Cơ xương khớp của Hệ thống Y tế MEDLATEC, mời bạn liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56, đội ngũ tổng đài viên sẽ trực tiếp tư vấn và hướng dẫn cụ thể cho bạn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
