Tin tức
Điểm danh những loại chấn thương bóng đá thường gặp nhất
- 08/08/2022 | Phương pháp điều trị và phòng ngừa chấn thương đứt dây chằng
- 16/04/2022 | Cảnh giác với một số chấn thương vai thường gặp
- 04/07/2022 | Mức độ nguy hiểm của chấn thương gân kheo - điều trị sao cho đúng cách?
- 06/07/2022 | Làm thế nào để chấm dứt hiện tượng đau gân kheo do chấn thương gây nên?
1. Một số chấn thương bóng đá thường gặp và cách xử trí
1.1. Căng cơ và bong gân mắt cá chân
Đây là 2 dạng chấn thương rất thường gặp đối với các vận động viên thể thao, nhất là các cầu thủ bóng đá. Ngay cả những cầu thủ nối tiếng thế giới như Cristiano Ronaldo hay Lionel Messi cũng đã từng gặp phải chấn thương này.
- Khi cơ bị kéo căng quá mức so với phạm vi chuyển động của cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng rách, căng cơ. Một số nhóm cơ dễ bị tổn thương khi chơi bóng đá là cơ tứ đầu đùi và cơ gân khoeo.
Chấn thương dễ xảy ra trong những tình huống va chạm khi chơi bóng
Khi bị căng cơ, bệnh nhân sẽ có thể gặp phải một số triệu chứng như đau, sưng tấy vùng chấn thương, các chi đau và khó cử động, người bệnh càng cố gắng cử động thì cơn đau càng tăng lên.
- Bong gân mắt cá chân xảy ra khi dây chằng ở mắt cá chân bị rách. Triệu chứng bong gân mắt cá chân là sưng đau, nhất là khi dồn lực lên chân, đồng thời bệnh nhân gặp nhiều khó khăn khi di chuyển, cử động.
Phương pháp xử trí đối với tình trạng bong gân và căng cơ là nghỉ ngơi và hạn chế đi lại, dừng toàn bộ các hoạt động thể thao, chườm lạnh để giảm sưng, băng ép vùng bị thương và nâng vị trí chấn thương cao hơn tim. Ngoài ra bệnh nhân cần dùng nạng trong quá trình đi lại. Trong trường hợp cần thiết có thể sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
1.2. Trật khớp vai
Tình trạng chỏm xương cánh tay lệch khỏi ổ chảo xương bả vai, dẫn đến biến dạng khớp được gọi là trật khớp vai. Khi bị chấn thương, cầu thủ sẽ cảm nhận được rõ cơn đau vùng vai, sưng tím quanh vai, tê và ngứa ran ở vùng cánh tay, ngón tay,…
Có thể dùng thuốc chống viêm kết hợp với các biện pháp nghỉ ngơi, chườm lạnh để điều trị chấn thương. Trong trường hợp, chấn thương lặp lại nhiều lần, có thể tính đến phương pháp phẫu thuật để điều trị triệt để.
1.3. Chấn thương dây chằng chéo trước
Đây là một dạng chấn thương bóng đá thường gặp và đã từng đe dọa sự nghiệp của nhiều cầu thủ nổi tiếng của Việt Nam và thế giới. Dây chằng chéo trước kết nối xương đùi và xương ống chân giúp cho phần đầu gối được ổn định. Nếu đứt một phần hoặc toàn bộ dây chằng chéo trước, bệnh nhân sẽ đau và không thể uốn đầu gối, đồng thời rất khó khăn để di chuyển.
Cần được điều trị kịp thời nếu gặp phải chấn thương trong bóng đá
Tùy theo từng trường hợp cũng như mức độ chấn thương, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Có những trường hợp có thể điều trị bảo tồn, nhưng cũng có những bệnh nhân bắt buộc phải phẫu thuật mới có thể đạt hiệu quả điều trị tốt nhất. Nên điều trị chấn thương đứt dây chằng trong vòng 3 tuần đầu tiên sau chấn thương, vì lúc này mạch máu nuôi dây chằng vẫn còn sẽ tăng khả năng phục hồi sau phẫu thuật và đảm bảo được sự vững chắc của dây chằng.
1.4. Viêm gân gót chân
Những tình huống tranh bóng không những cần tốc độ di chuyển nhanh chóng mà còn cần chuyển hướng đột ngột, vì thế rất dễ xảy ra chấn thương ở gót chân, nhất là đứt gân gót, rách gót. Khi bị viêm gân gót chân, bệnh nhân sẽ bị đau gót dai dẳng và sưng tím vùng gót. Để điều trị viêm gân gót chân, các bác sĩ có thể kết hợp nhiều biện pháp khác nhau như thuốc giảm đau, phẫu thuật, tập vật lý trị liệu,…
1.5. Rách sụn chêm
Tình trạng rách hoặc vỡ sụn chêm thường xảy ra sau một cú xoay gối đột ngột. Nếu mới bị chấn thương, bệnh nhân vẫn có thể đi lại được bình thường, thậm chí vẫn có thể thi đấu được bình thường. Nhưng với những trường hợp mảnh sụn vỡ bị kẹt lạ khớp gối làm rách sụn chêm và diễn biến âm thầm sẽ khiến cho việc điều trị phục hồi gặp nhiều khó khăn.
Thậm chí với một số biện pháp như chụp X-quang hay MRI vẫn khó có thể chẩn đoán chính xác. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật nội soi để khảo sát tình trạng khớp gối.
2. Một số phương pháp phòng ngừa chấn thương khi chơi thể thao
Để phòng ngừa chấn thương bóng đá nói riêng và các loại chấn thương khi chơi thể thao nói chung, bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây:
- Lựa chọn môn thể thao phù hợp và thực hiện đúng kỹ thuật khi chơi: Mỗi môn thể thao sẽ đòi hỏi kỹ thuật khác nhau, hãy lựa chọn môn thể thao phù hợp với khả năng của bạn thân và chơi đúng kỹ thuật để hạn chế tối đa nguy cơ chấn thương.
Khởi động trước khi chơi bóng để hạn chế chấn thương
- Lựa chọn dụng cụ tập luyện phù hợp cũng là yếu tố quan trọng giúp hạn chế chấn thương, chẳng hạn như chọn một đôi giày vừa vặn với chân, băng gối và băng tay đúng cách để đảm bảo lưu thông máu.
- Khởi động đúng cách: Nếu khởi động đủ lâu và đúng cách, cơ thể sẽ nóng lên và vận động viên có thể thực hiện tốt những động tác như uốn cong, xoay chuyển, kéo căng,… từ đó, hạn chế tối đa nguy cơ chấn thương. Ngược lại, nếu khởi động ít và không đúng cách hay không khởi động có thể dẫn tới những chấn thương nguy hiểm.
- Không nôn nóng: Nếu bị chấn thương, bạn nên dừng thi đấu và xử trí kịp thời để tránh dẫn tới tình trạng tổn thương nặng hơn. Sau khi chấn thương đã bình phục cần phải tập luyện từ từ và tăng dần cường độ, không nên tập nặng ngay.
Nên bổ sung dưỡng chất để tăng cường sức khỏe xương khớp
- Thả lỏng cơ thể, thực hiện các bài kéo giãn cơ để làm nguội cơ, ổn định nhịp tim, tránh đau mỏi cơ bắp.
- Áp dụng chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất để giúp cơ thể linh hoạt, khỏe mạnh, đặc biệt nên bổ sung chất đạm, tinh bột, vitamin, canxi để xương luôn chắc khỏe.
Để được tìm hiểu thêm về các dạng chấn thương bóng đá và các vấn đề sức khỏe xương khớp, bạn có thể gọi đến tổng đài 1900 56 56 56, nhân viên tổng đài của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ hỗ trợ bạn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!