Tin tức
Điện tâm đồ là gì? Có phản ánh chính xác bệnh lý tim mạch không?
- 06/07/2017 | Túi cấy ngực có thể làm sai lệch kết quả điện tâm đồ
- 28/04/2021 | Điện tâm đồ nhồi máu cơ tim có ý nghĩa như thế nào?
- 05/05/2023 | Đo điện tâm đồ để chẩn đoán sớm bệnh mạch vành
1. Điện tâm đồ là gì?
Điện tâm đồ (ECG hay EKG) là phương pháp kiểm tra giúp ghi lại hoạt động điện của tim. Tim đập nhờ vào các xung điện lan truyền qua cơ tim, từ đó, kích thích các buồng tim co bóp để bơm máu đi khắp cơ thể. Khi đo điện tâm đồ, bác sĩ sẽ sử dụng các điện cực gắn lên da để thu nhận tín hiệu và máy đo điện tâm đồ sẽ chuyển tín hiệu thành biểu đồ gồm nhiều sóng có hình dạng đặc trưng.
Nhiều người thắc mắc: Điện tâm đồ là gì và tại sao cần phải thực hiện đo điện tâm đồ khi khám sức khỏe tim mạch
Điện tâm đồ là phương pháp cận lâm sàng nhanh chóng, không xâm lấn và thường được sử dụng trong chẩn đoán bệnh tim mạch. Phương pháp này giúp phát hiện rối loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim hay các vấn đề liên quan đến hệ thống dẫn truyền điện của tim.
2. Nguyên lý hoạt động của điện tâm đồ là gì?
Điện tâm đồ hoạt động dựa trên nguyên lý ghi lại sự thay đổi điện thế trong mỗi chu kỳ tim đập. Mỗi lần tim co bóp, tín hiệu điện sẽ lan truyền từ nút xoang (nằm ở tâm nhĩ) xuống tâm thất, tạo ra một chuỗi xung động điện. Máy đo ECG sẽ thu nhận những xung động này thông qua các điện cực đặt trên cơ thể và chuyển chúng thành đồ thị, giúp bác sĩ đánh giá tình trạng hoạt động của tim.
Trên kết quả điện tâm đồ, các sóng chính bao gồm:
- Sóng P: Thể hiện sự khử cực của tâm nhĩ, liên quan đến quá trình co bóp của hai buồng nhĩ.
- Phức bộ QRS: Đại diện cho sự khử cực của tâm thất, giai đoạn quan trọng trong quá trình bơm máu đi khắp cơ thể.
- Sóng T: Thể hiện quá trình tái cực của tâm thất, giúp tim chuẩn bị cho chu kỳ co bóp tiếp theo.
3. Các loại điện tâm đồ phổ biến
Tùy vào mục đích chẩn đoán, điện tâm đồ có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau:
- Điện tâm đồ khi nghỉ: Được thực hiện trong trạng thái thư giãn, thường dùng để kiểm tra tổng quát hoặc phát hiện các bất thường nhịp tim.
- Điện tâm đồ gắng sức: Bệnh nhân sẽ thực hiện đo điện tâm đồ khi tập luyện trên máy chạy bộ hoặc xe đạp, giúp đánh giá hoạt động tim khi vận động.
- Điện tâm đồ Holter 24-48 giờ: Dạng theo dõi liên tục giúp phát hiện các rối loạn nhịp tim thoáng qua mà điện tâm đồ thông thường có thể bỏ sót.
Tùy thuộc vào vấn đề mà người bệnh đang gặp phải, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp đo điện tâm đồ phù hợp
Mỗi loại điện tâm đồ sẽ có ưu điểm riêng, tùy vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp nhất.
4. Điện tâm đồ có phản ánh chính xác bệnh lý tim mạch không?
Điện tâm đồ (ECG) là một phương pháp chẩn đoán đáng tin cậy trong việc phát hiện nhiều vấn đề về tim mạch, đặc biệt là rối loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim hoặc nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên, giống như bất kỳ xét nghiệm y khoa nào, điện tâm đồ có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, làm thay đổi hoặc sai lệch kết quả như:
- Chuyển động của bệnh nhân khi đo: Nếu người bệnh không giữ yên cơ thể, cử động cơ bắp có thể gây nhiễu sóng, làm sai lệch kết quả.
- Vị trí đặt điện cực không đúng: Các điện cực cần được gắn đúng vị trí trên cơ thể để thu nhận tín hiệu tim chính xác. Nếu dán sai chỗ, dữ liệu thu được có thể không phản ánh đúng tình trạng tim mạch.
- Dùng thuốc trước khi đo: Một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc huyết áp, thuốc tim mạch hoặc thuốc an thần, có thể ảnh hưởng đến nhịp tim và làm thay đổi kết quả điện tâm đồ.
- Ảnh hưởng từ yếu tố bên ngoài: Nhiệt độ phòng, thiết bị điện tử xung quanh hoặc căng thẳng tâm lý của bệnh nhân cũng có thể gây nhiễu điện tâm đồ.
5. Lưu ý khi thực hiện điện tâm đồ là gì?
Để đảm bảo kết quả điện tâm đồ chính xác nhất, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:
- Giữ cơ thể thư giãn, hạn chế lo lắng bởi căng thẳng có thể làm tăng nhịp tim tạm thời, gây ảnh hưởng đến kết quả đo.
- Không uống cà phê hoặc sử dụng chất kích thích trước khi đo. Caffeine và nicotine có thể làm tăng nhịp tim, dẫn đến sai số trong kết quả ECG.
Tránh vận động mạnh trước khi kiểm tra, do hoạt động thể chất có thể làm tim đập nhanh hơn bình thường. - Một số thuốc có thể tác động đến nhịp tim hoặc ảnh hưởng đến sóng điện tâm đồ, vì vậy nên thông báo với bác sĩ về loại thuốc đang sử dụng trước khi thực hiện xét nghiệm điện tâm đồ.
Người trưởng thành trên 55 tuổi được khuyến nghị khám sức khỏe và đo điện tâm đồ định kỳ
Như vậy, bài viết đã giúp bạn có câu trả lời cho câu hỏi “điện tâm đồ là gì”. Điện tâm đồ là công cụ quan trọng giúp phát hiện các bất thường về tim. Tuy nhiên, phương pháp này không thể thay thế hoàn toàn các phương pháp kiểm tra sức khỏe tim mạch khác. Nếu bác sĩ nghi ngờ có bất thường nhưng ECG không phát hiện được, người bệnh có thể cần thực hiện thêm siêu âm tim, xét nghiệm men tim, chụp CT động mạch vành hoặc Holter ECG theo dõi liên tục để đánh giá chính xác hơn.
Các đối tượng được chuyên gia khuyến nghị đo điện tim đồ và kiểm tra sức khỏe định kỳ, bao gồm: người cao tuổi, người trên 55 tuổi, người béo phì, rối loạn mỡ máu, có bệnh lý nền,... Bên cạnh đó, nếu bạn có các biểu hiện có thể liên quan đến bệnh lý tim mạch như: tim đập nhanh, đau tức ngực, khó thở, chóng mặt, thường xuyên mệt mỏi,... cũng nên đến ngay Chuyên khoa Tim mạch tại các cơ sở y tế uy tín để bác sĩ kiểm tra điện tâm đồ và đánh giá sức khỏe tim mạch kịp thời, ngăn chặn các biến chứng xấu.
Chuyên khoa Tim mạch - Hệ thống Y tế MEDLATEC có đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn, được trang bị đầy đủ hệ thống máy móc chẩn đoán và xét nghiệm về tim mạch. Để đặt lịch thăm khám sớm, quý khách hàng có thể liên hệ MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
