Tin tức

Điều trị mất ngủ như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất?

Ngày 12/06/2021
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Thị Kim Ngọc
Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ, gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của người bệnh. Vậy điều trị mất ngủ như thế nào để trị dứt điểm? Đây là thắc mắc của rất nhiều người mắc phải chứng bệnh này do mất ngủ rất khó điều trị, cần nhiều thời gian và dễ tái phát. Muốn khắc phục hoàn toàn tình trạng mất ngủ bệnh lý, cần điều trị từ nguyên nhân và thay đổi lối sống lành mạnh trong thời gian dài.

1. Bạn có đang bị rối loạn giấc ngủ?

Mất ngủ nói riêng và rối loạn giấc ngủ nói chung đang ngày càng phổ biến và có xu hướng trẻ hóa do áp lực của cuộc sống hiện đại và sự phát triển của các kênh giải trí. Chắc chắn trong chúng ta đều ít nhất một vài lần bị mất ngủ do nhiều nguyên nhân như: phấn khích quá mức, lo lắng quá độ hay sử dụng quá mức chất kích thích.

Điều trị mất ngủ như thế nào

Mất ngủ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tinh thần

Tuy nhiên, mất ngủ được coi là tình trạng bệnh lý khi nó xảy ra thường xuyên, trên 3 lần/tuần và kéo dài ít nhất 1 tháng. Giấc ngủ với sức khỏe con người là vô cùng quan trọng, giúp cơ thể phục hồi và cân bằng các yếu tố nội - ngoại sinh. Cơ thể người cần ít nhất 6 - 9 giờ ngủ mỗi đêm để đảm bảo cho trạng thái tỉnh táo và sức khỏe tốt cho ngày hôm sau.

Vì thế, người bệnh bị mất ngủ thường luôn trong tình trạng mệt mỏi, kiệt sức, mất tập trung, tinh thần kém,… Cần xác định được nguyên nhân cũng như chính xác tình trạng bạn gặp phải, bác sĩ mới có thể có biện pháp điều trị hiệu quả giúp bạn cải thiện giấc ngủ.

Mất ngủ khiến người bệnh thường xuyên mệt mỏi, kém tập trung

Mất ngủ khiến người bệnh thường xuyên mệt mỏi, kém tập trung

Dưới đây là đặc điểm chung của những người bị mất ngủ bệnh lý:

  • Mất ngủ gây cảm giác mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe và các hoạt động của cuộc sống.

  • Thường tỉnh táo vào ban đêm nhưng luôn có cảm giác mệt mỏi, thiếu tập trung, buồn ngủ vào ban ngày, đây là rối loạn nhịp sinh học do mất ngủ.

  • Sức khỏe và tinh thần giảm sút, ảnh hưởng đến khả năng học tập và lao động, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến ảo giác, rối loạn hành vi và hoang tưởng.

  • Khó đi vào giấc ngủ, họ cần một thời gian dài và không gian thực sự yên tĩnh, dễ chịu mới có thể ngủ.

  • Dễ bị tỉnh giấc giữa chừng, sau khi tỉnh giấc thì không ngủ được.

  • Thức dậy sớm và không còn cảm giác buồn ngủ sau khi thức dậy sớm.

  • Mất ngủ kéo dài chỉ có thể cải thiện một phần hoặc không với các biện pháp tối ưu giấc ngủ, nghỉ ngơi và thay đổi nhịp sinh hoạt.

Mất ngủ thường gặp ở người cao tuổi, khiến họ mất giấc ngủ đầu giấc, nghĩa là rất khó để đi vào giấc ngủ. Nhiều người cao tuổi phải đến 2 - 3 giờ sáng mới có thể ngủ được.

Người già thường bị mất ngủ ở đầu giấc

Người già thường bị mất ngủ ở đầu giấc

Mất ngủ cũng có thể gặp ở người trẻ tuổi, đặc biệt là phụ nữ. Họ thường bị mất ngủ cuối và giữa giấc, nên thường thức dậy muộn hơn cùng tình trạng sức khỏe mệt mỏi.

2. Nguyên nhân gây mất ngủ thường gặp nhất

Để điều trị mất ngủ, cần xác định được nguyên nhân cùng các yếu tố nguy cơ để cải thiện. Như vậy bệnh mới được điều trị tận gốc và hiệu quả, cũng như phòng ngừa bệnh tái phát. Dưới đây là các nguyên nhân chính dẫn tới mất ngủ:

2.1. Vấn đề tinh thần

Các nghiên cứu đã chỉ ra, cuộc sống hiện đại đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người, đặc biệt là giấc ngủ. Giới trẻ thường ngủ muộn và thời gian giấc ngủ ít đi, đặc biệt khi bị stress tinh thần do áp lực công việc, căng thẳng học tập.

Tình trạng tinh thần tiêu cực, mệt mỏi, căng thẳng kéo dài sẽ dẫn đến sự xuất hiện nhiều hơn của các gốc tự do, chúng có năng lượng cao nên dễ tác động tấn công vào thành động mạch não. Kết quả là sự hình thành xơ vữa động mạch, huyết khối cùng những tổn thương mạch máu nghiêm trọng.

Những ảnh hưởng này đều khiến quá trình lưu thông máu, oxy và dưỡng chất lên tế bào não giảm. Não không được cung cấp đủ oxy và dinh dưỡng sẽ dần suy giảm chức năng, gây rối loạn thần kinh, biến đổi cấu trúc hệ thần kinh và cuối cùng là gây ra mất ngủ.

Có nhiều trường hợp mất ngủ không tìm ra nguyên nhân

Có nhiều trường hợp mất ngủ không tìm ra nguyên nhân

2.2. Tiến triển từ bệnh lý khác

Bệnh mất ngủ thứ phát là bệnh tiến triển từ những bệnh lý khác, ở đây là trầm cảm, bệnh thận, bệnh tim mạch,… Đây thường là các bệnh lý mạn tính ảnh hưởng lâu dài và nghiêm trọng đến sức khỏe nói chung. 

2.3. Nguyên nhân tiên phát

Không ít trường hợp bị mất ngủ không rõ nguyên nhân, gây khó khăn trong điều trị cũng như phòng ngừa tái phát.

3. Điều trị mất ngủ như thế nào để đạt hiệu quả cao?

Mất ngủ kéo dài cần tìm ra nguyên nhân để điều trị mới có thể đạt hiệu quả lâu dài. Dưới đây là một số biện pháp điều trị thường được áp dụng:

3.1. Vệ sinh giấc ngủ

Vệ sinh giấc ngủ gồm một loại các hành vi và cải thiện môi trường để người bệnh có giấc ngủ chất lượng hơn, đây là biện pháp điều trị quan trọng để điều trị mất ngủ. Dưới đây là các phương pháp vệ sinh giấc ngủ:

  • Tập thói quen ngủ và thức giấc cùng một giờ.

  • Tránh dùng chất kích thích thần kinh trước khi đi ngủ, vào buổi chiều hoặc tối như rượu bia, thuốc lá, cà phê,…

  • Tập thể dục đều đặn, tăng cường sức khỏe vào buổi sáng

  • Hạn chế dùng điện thoại, thiết bị điện tử trước khi đi ngủ 20 - 30 phút.

  • Massage, tắm hoặc ngâm chân nước ấm khoảng 20 phút trước khi ngủ, người bệnh dễ đi vào giấc ngủ hơn.

  • Thư giãn tinh thần và các cơ vào buổi tối trước khi đi ngủ.

  • Không ăn quá nhiều hoặc để bụng quá đói.

Liệu pháp tâm lý giúp giấc ngủ của bạn tốt hơn

Liệu pháp tâm lý giúp giấc ngủ của bạn tốt hơn

3.2. Liệu pháp tâm lý

Liệu pháp tâm lý có tác dụng rất tốt trong điều trị mất ngủ mãn tính, bạn có thể lựa chọn theo đuổi một trong các liệu pháp bao gồm: Ngồi thiền, tập Yoga, tập dưỡng sinh, luyện khí công,…

3.3. Điều trị bằng thuốc

Điều trị mất ngủ không ưu tiên sử dụng thuốc, song bác sĩ sẽ xem xét chỉ định trong các trường hợp cần thiết. Tiêu biểu là thuốc hướng thần giúp giấc ngủ sâu và dài hơn, hiệu quả với cả trường hợp mất ngủ tiên phát lẫn thứ phát.

Ngoài ra, tùy theo nguyên nhân gây mất ngủ mà sử dụng thuốc điều trị thích hợp. Ngoài thuốc Tây y thì thuốc Đông y cũng là lựa chọn tốt. Do chỉ sử dụng các thảo dược quý thiên nhiên, có tác dụng thông mạch, hoạt huyết, dưỡng não,… nên có thể sử dụng lâu dài không gây hại đến sức khỏe.

Ngoài ra, bệnh nhân bị mất ngủ có thể tìm đến các thức uống tốt như: trà hoa cúc, mật ong pha nước ấm, bột yến mạch, thịt gà,…

Không nên lạm dụng điều trị chứng mất ngủ bằng các loại thuốc Đông, Tây y mà hãy thử biện pháp vệ sinh giấc ngủ và liệu pháp tâm lý để cải thiện bệnh. Nếu không đáp ứng, hãy đi khám bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.