Tin tức
Điều trị máu khó đông và những điều bạn cần biết
- 26/02/2022 | Những điều cần biết về Hemophilia A - Bệnh máu khó đông!
- 05/03/2022 | Điều trị bệnh máu khó đông và những lưu ý cần biết
- 08/02/2021 | Bệnh máu khó đông - những kiến thức nhất định phải biết
1. Những điều cần biết về bệnh máu đông
Để việc điều trị máu khó đông được diễn ra một cách thuận lợi nhất, điều đầu tiên bạn cần nắm rõ là căn bệnh này là gì, diễn biến ra sao và những hậu quả lâu dài mà nó gây ra cho sức khỏe mỗi người.
Bệnh lý máu khó đông được hình thành từ sự thiếu hụt hay rối loạn các yếu tố có vai trò làm đông máu. Theo các chuyên gia đến từ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, gen sản xuất ra các yếu tố làm đông máu, nhất là VIII hoặc XI chỉ có thể nằm trên bộ nhiễm sắc thể giới tính X. Do đó, máu khó đông được coi là bệnh lý di truyền, thường xảy đến đối với nam giới có bộ nhiễm sắc thể XY nhận nhiễm sắc thể X từ người mẹ mắc bệnh.
Những biểu hiện của bệnh lý máu khó đông
So với cơ thể của người bình thường, máu của người mắc phải bệnh lý này sẽ có xu hướng loãng hơn, khó cầm nên rất dễ gây nên tình trạng mất máu quá nhiều. Các triệu chứng, biểu hiện của bệnh lý máu khó đông thường đa dạng và thay đổi theo mức độ tiến triển của bệnh. Cụ thể như sau:
-
Chảy máu do có sự va chạm, chấn thương.
-
Chảy máu cam không rõ nguyên nhân.
-
Tình trạng chảy máu kéo dài xuất hiện sau khi nhổ răng, phẫu thuật.
-
Cơ thể xuất hiện nhiều vết bầm tím tuy không có sự va chạm, chấn thương.
-
Các khớp trên cơ thể bị sưng lên và tạo thành những cơn đau bất thường.
-
Trong phân và nước tiểu sau khi đi vệ sinh có lẫn máu.
Bệnh lý máu khó đông khiến người bệnh rất khó cầm máu, gây mất máu nhiều
Mức độ nguy hiểm của bệnh lý máu khó đông
Như chúng ta đã biết, việc điều trị máu khó đông cần được tiến hành càng sớm càng tốt, bởi nếu kéo dài bệnh sẽ diễn biến ngày càng nặng, tạo nên các biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng con người. Máu khó đông là bệnh lý di truyền cho thế hệ sau, nếu không thực hiện sàng lọc trước sinh, em bé sinh ra sẽ có nguy cơ mắc phải bệnh lý này rất cao.
Theo kết quả điều trị cho thấy, chỉ có khoảng 50% người bệnh được phát hiện, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Số còn lại có nguy cơ gặp phải những biến chứng khó lường. Cụ thể như:
-
Người bệnh sẽ bị chảy máu nhiều nơi trên cơ thể, điển hình như: Răng nướu, đường tiêu hóa, cơ bắp,... thậm chí là trong khớp, dễ dẫn đến tình trạng viêm, thoái hóa và gây biến chứng dạng khớp.
-
Người bệnh có khả năng bị mất ý thức, phương hướng và sẽ xuất hiện những tổn thương ở não bộ do xuất huyết làm tăng áp lực nội hộp sọ.
-
Lượng máu chảy ra quá nhiều gây nguy hiểm đến tính mạng và người bệnh không thể kiểm soát được lượng máu chảy ra.
Bệnh lý máu khó đông nếu không được phát hiện, kiểm soát và điều trị kịp thời sẽ gây ra những hệ lụy xấu cho sức khỏe người bệnh
2. Điều trị máu khó đông ra sao?
Hiện nay, chưa có bất cứ biện pháp nào để điều trị bệnh lý máu khó đông triệt để. Người bệnh cần thực hiện kiểm soát tình trạng và giảm thiểu các triệu chứng của bệnh bằng cách bổ sung yếu tố đông máu bị thiếu hụt. Nếu bệnh này được phát hiện, điều trị và chăm sóc kịp thời thì khả năng người bệnh có thể sống khỏe mạnh là khá cao.
Cách thức cầm máu cho người bệnh
Trường hợp người bệnh bị chảy máu ở mức độ nhẹ, có thể lấy băng bông để cố định, cầm máu hoặc chườm thêm đá và nâng cao vị trí vết thương để giảm thiểu tối đa sự mất máu. Trường hợp sau 5-10 phút, máu vẫn tiếp tục chảy và không thể cầm lại được, hãy đưa người bệnh đến bệnh viện để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh những hệ lụy xấu xuất hiện.
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ làm tăng yếu tố đông máu cho người bệnh bằng các cách khác nhau
Tăng yếu tố làm đông máu
Tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh mà bác sĩ sẽ áp dụng các biện pháp khác nhau để làm tăng yếu tố đông máu cho người bệnh. Cụ thể như sau:
-
Hemophilia A: Đối với trường hợp này, bác sĩ sẽ thực hiện tiêm Desmopressin vào tĩnh mạch của người bệnh nhằm kích thích các yếu tố làm đông máu.
-
Hemophilia B: Giữ vai trò làm tăng khả năng đông máu trong cơ thể, người bệnh sẽ được truyền vào người yếu tố làm đông máu do người khác hiến tặng hoặc nhân tạo.
-
Hemophilia C: Bạn sẽ được chỉ định truyền huyết tương để ngăn chặn sự chảy máu quá mức.
Truyền dịch là một trong các cách làm tăng yếu tố đông máu
Trong quá trình điều trị máu khó đông, bạn cần lưu ý một số điều sau đây để tránh tình trạng mất máu quá nhiều gây ảnh hưởng đến sức khỏe:
-
Hạn chế tối đa việc ăn những loại thức ăn quá cứng, có xương để tránh sự chảy máu vùng chân răng.
-
Bổ sung vào thực đơn hàng ngày các loại bí ngô, cải thảo,…
-
Tuyệt đối không sử dụng các biện pháp châm cứu, tiêm bắp để tránh sự chảy máu không thể kiểm soát.
-
Việc sử dụng thuốc phải đảm bảo tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ để nắm bắt được tình trạng bệnh.
-
Trong trường hợp người bệnh bị tổn thương khớp, hãy sử dụng các bài tập vật lý trị liệu.
Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp về vấn đề điều trị máu khó đông trên đây phần nào giúp ích được cho quý bạn đọc. Bệnh lý này dù chưa có phương pháp điều trị dứt điểm nhưng nếu phát hiện và có sự can thiệp kịp thời thì bạn vẫn có thể sống khỏe mạnh bình thường. Do đó, việc thực hiện thăm khám định kỳ là rất quan trọng và cần thiết. Nếu đang phân vân không biết nên lựa chọn địa chỉ nào để khám sức khỏe và làm các xét nghiệm liên quan thì bạn có thể tham khảo, lựa chọn Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
Hãy gọi ngay qua đường dây nóng 1900 56 56 56 để nhận được sự tư vấn và đặt lịch xét nghiệm sớm nhất.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!