Tin tức

Định nghĩa, phân loại và cách phòng bệnh trĩ hiệu quả

Ngày 16/07/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Do thói quen sinh hoạt và tính chất của công việc mà ngày càng nhiều người mắc phải bệnh trĩ. Tình trạng này có thể gặp ở những người già, người làm việc văn phòng phải ngồi nhiều, nhân viên bán hàng,… Và cũng bởi tâm lý e ngại khi gặp bác sĩ nên mọi người đều âm thầm lặng lẽ chịu đựng. Do đó, thông qua bài viết này các bác sĩ của Bệnh viện Đa Khoa MEDLATEC sẽ giúp bạn có thêm thông tin và cách phòng bệnh trĩ.

1. Như thế nào là bệnh trĩ?

Trĩ là cấu trúc bình thường ở ống hậu môn, cấu trúc này xuất hiện từ lúc đứa trẻ vừa mới lọt lòng. Khi bị bệnh thì cấu trúc của trĩ chuyển biến thành trạng thái bệnh lý do các yếu tố cơ học gây giãn, làm lỏng lẽo các hệ thống giá đỡ gây ra tình trạng sa búi trĩ, giãn mạch đồng thời chảy máu. 

cách phòng bệnh trĩ

Trĩ là căn bệnh “khó nói”

2. Phân loại trĩ

Trĩ ngoại (external hemorrhoids): 

Là búi trĩ nằm dưới đường lược hay còn gọi là đường hậu môn - trực tràng, nằm ở khoang cạnh hậu môn, từ đám rối tĩnh mạch (mạch trực tràng dưới). Trĩ ngoại được chia làm 4 cấp độ:

- Độ 1: Búi trĩ tụ máu, cương lên và gây viêm. Bệnh nhân có thể bị chảy máu khi đại tiện.

- Độ 2: Khi đi dặn búi trĩ có xu hướng sa xuống, sau đó có thể tự co lại.

- Độ 3: Khi đi đại tiện, búi trĩ sa ra ngoài hậu môn và không thể tự co lên, trừ khi bệnh nhân dùng tay ấn búi trĩ lên.

- Độ 4: Búi trĩ sa thường xuyên - ngay cả khi không đi đại tiện. Một số trường hợp có thể xuất hiện trĩ tắc mạch - hiện tượng búi trĩ xuất hiện cục máu đông do mao mạch bị vỡ.

Trĩ nội (external hemorrhoids): 

Trĩ nội là tình trạng tĩnh mạch ở trên đường lược bị phình giãn (vị trí sâu trong ống hậu môn). Do búi trĩ nằm khuất nếu không thể quan sát bằng mắt thường.

Trĩ nội có thể chia thành nhiều cấp độ: 

  • Độ 1: Trĩ mới hình thành nên thường không có cảm giác đau. Tuy nhiên khi đại tiện, phân có thể ma sát với búi trĩ, gây chảy máu và đau rát.

  • Độ 2: Búi trĩ bắt đầu có dấu hiệu sa xuống nhưng thường không rõ rệt (búi trĩ nằm thập thò ở ống hậu môn). Nếu có tác động rặn, búi trĩ có thể sa ra ngoài và tự co lại mà không cần can thiệp.

  • Độ 3: Sa khi đi đại tiện, vận động mạnh hoặc ho và dùng tay có thể ấn vào được. 

  • Độ 4: Búi trĩ bình to, sa hoàn toàn ra ngoài ống hậu môn và không thể thụt vào bên trong - ngay cả khi dùng tay đẩy.

Trĩ hỗn hợp (mixed hemorrhoids): 

Là tình trạng gặp cả trĩ nội và trĩ ngoại.

3. Nguyên nhân hình thành bệnh trĩ

Bệnh có rất nhiều nguyên nhân và dưới đây là một số nguyên nhận thường gặp:

  • Thường xuyên bị táo bón, tiêu chảy làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.

  • Suy yếu chức năng của tổ chức nâng đỡ tĩnh mạch hậu môn - trực tràng, thường gặp ở người cao tuổi.

  • Bữa ăn hằng ngày ít hay thiếu chất xơ.

  • Gia tăng áp lực trong xoang bụng gây cản trở quá trình lưu thông máu dẫn đến giãn tĩnh mạch hậu môn. Hay gặp ở người thường lao động nặng, phải đứng hay ngồi lâu trong suốt quá trình làm việc như: nhân viên văn phòng, bảo vệ, nhân viên bán hàng, tài xế xe công nghệ,… 

  • Do u bướu hậu môn - trực tràng và vùng lân cận.

  • Do mang thai.

  • Thói quen í vận động.

  • Béo phì.

Nhân viên văn phòng là nhóm người nguy cơ bị bệnh cao

Nhân viên văn phòng là nhóm người nguy cơ bị bệnh cao

4. Biểu hiện bệnh trĩ

Đi phân ra máu tươi khi người bệnh bị táo bón lâu ngày. 

Sa trĩ khi người bệnh cố rặn lúc đi đại tiện thì có thể sa búi hoặc vòng trĩ và có thể dùng tay ấn búi trĩ hoặc búi trĩ tự co lên. Khi mà búi trĩ thường xuyên bị sa sẽ kèm theo hiện tượng viêm ngứa gây khó chịu ở vùng hậu môn.

Tắc mạch trĩ:

  • Trĩ ngoại: khối u nhỏ rắn chắc, đơn độc, màu xanh tím, nằm ở dưới da rìa hậu môn.

  • Trĩ nội: khi thăm khám vùng hậu môn trực tràng thì thấy có một khối u nhỏ hơi rắn, biểu hiện bằng các cơn đau dữ dội trong ống hậu môn và trường hợp này hiếm gặp.

Cảm giác đau, rát và thấy vướng khi đi đại tiện.

5. Cách phòng bệnh trĩ

Ăn nhiều chất xơ: xơ là thành phần cơ thể không thể tiêu hóa, gồm xơ không hòa tan và xơ hòa tan. Khi dùng thực phẩm có chứa xơ, thời gian để nhai lâu hơn và không được hấp thụ bởi lớp niêm mạc ruột cùng với không có chất béo. Bạn có thể nạp một lượng từ 25 đến 30g mỗi ngày. Những loại thực phẩm giàu xơ mà có thể gặp hằng ngày như: cà rốt, đậu đen, bí đỏ, khoai tây, bơ, táo, dâu tây, rau cải, cam, chuối,… 

Uống nhiều nước: đây cũng là một cách phòng bệnh trĩ tối ưu, uống nhiều nước không những giúp da bạn đẹp hơn mà còn có chức năng thải độc, làm mềm phân giảm thiểu được tình trạng táo bón. Các bác sĩ ở MEDLATEC khuyến khích bạn uống từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày.

Không rặn khi đi đại tiện: vì sẽ gây ra áp lực lên cơ vòng hậu môn và vô tình gây tổn thương làm chảy máu hậu môn.

Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên: Những người ít vận động có nguy cơ mắc bệnh trĩ rất cao so với người vận động và vận động cao. Khuyến khích vận động nhẹ như đi lại sau mỗi bữa ăn để giúp hệ tiêu hóa hấp thu tốt chất dinh dưỡng. Trung bình một ngày bạn có thể đi bộ ít nhất 30 phút hay tham gia các hoạt động thể thao như: bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, bơi,… những việc này sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, và tránh được sự chèn ép lên hậu môn.

Tham gia rèn luyện thể dục thể thao để giảm thiểu nguy cơ

Tham gia rèn luyện thể dục thể thao để giảm thiểu nguy cơ

Không ngồi lâu: Điều này thường gặp ở người làm văn phòng vì tính chất làm việc ít vận động, do đó tỷ lệ người mắc bệnh trĩ có tỷ lệ rất cao. Cách phòng bệnh trĩ là các bạn nên tập thói quen cứ 50 phút thì đứng lên di chuyển vận động từ 5 đến 10 phút, để giúp mạch máu lưu thông đồng thời cũng giảm áp lực lên vùng hậu môn.

Khuyến khích đi đại tiện vào một thời gian nhất định: với thói quen này sẽ cân bằng được chức năng của hệ tiêu hóa và hạn chế được nguy cơ táo bón. Không nên nhịn đi đại tiện nhiều lần khi bạn có thể đi. 

Giữ cơ thể ở trạng thái ôn hòa, thư thái. Giảm bớt các tác nhân stress làm cho cơ thể luôn ở trạng thái lo âu, mệt mỏi.

Chế độ ăn uống hợp lý là cách phòng bệnh trĩ hiệu quả: như bạn đã biết việc ăn uống sẽ quyết định rất nhiều sức khỏe của cơ thể. Tránh xa các loại thực phẩm có chứa chất kích thích như: rượu, bia, nước ngọt có ga,… Hạn chế ăn những loại thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ vì chúng gây tổn thương niêm mạc dạ dày và khiến thức ăn khó tiêu gây hiện tượng táo bón.

Qua những thông tin mà các bác sĩ tại Bệnh viện Đa Khoa MEDLATEC chia sẻ, đã giúp bạn có thêm kiến thức và cách phòng bệnh trĩ. Nếu bạn còn thắc mắc về tình trạng khó nói này và muốn được tư vấn chuyên sâu thì có thể liên hệ qua số tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc 24/7.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.