Tin tức

Đo mắt cận được thực hiện như thế nào?

Ngày 09/06/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Trong số các tật khúc xạ về mắt, cận thị đang ngày càng trở nên phổ biến với độ tuổi mắc ngày càng có chiều hướng trẻ hóa, nhất là đối tượng trẻ em. Vậy thì bệnh cận thị có thể được nhận biết qua các dấu hiệu như thế nào? Và việc đo mắt cận được thực hiện ra sao? Mời độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

1. Một số thông tin chính về cận thị

Trước khi tìm hiểu về việc thực hiện đo mắt cận, hãy cùng giải đáp những nội dung liên quan tới cận thị.

Đây là một tật khúc xạ thường gặp với mắt, biểu hiện ở việc mắt chỉ có thể nhìn được các vật trong cự ly gần mà không thể thấy được ở cự ly xa. Thay vì hội tụ trên võng mạc mắt như thông thường, hình ảnh của vật lại nằm ở trước võng mạc do trục nhãn cầu bị dài ra.

Nguyên nhân gây nên bệnh được chỉ ra gồm:

  • Di truyền: các chuyên gia khẳng định rằng nếu gia đình có bố hoặc mẹ hay cả hai bị cận thị thì con sinh ra cũng có khả năng cao mắc bệnh. Trong đó, một số người bẩm sinh đã có trục nhãn cầu dài.

  • Do môi trường, thói quen: đây được xem là nguyên nhân đang ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt thường gặp đối với những người ăn uống, ngủ nghỉ, sinh hoạt không điều độ, mắt luôn trong trạng thái mệt mỏi; học tập, làm việc không đúng tư thế, ở nơi không đảm bảo ánh sáng, thường xuyên nhìn gần, dùng thiết bị điện tử thường xuyên trong thời gian dài,...

Cận thị có thể đến từ nguyên nhân di truyền và do môi trường, thói quen hàng ngày

Cận thị có thể đến từ nguyên nhân di truyền và do môi trường, thói quen hàng ngày

Có thể nói, trẻ trong độ tuổi học đường hiện đang là đối tượng mắc bệnh nhiều nhất do sử dụng nhiều thời gian vào việc học tập, xem điện thoại, chơi điện tử trong khi chưa có ý thức về ngồi đúng tư thế, điều kiện ánh sáng cũng như môi trường xung quanh.

Các dấu hiệu nhận biết ban đầu của bệnh

Để xác định chính xác bệnh, cần đi khám, đo mắt cận, tuy nhiên, một số dấu hiệu sau có thể xem là triệu chứng ban đầu của bệnh:

  • Thường xuyên trong trạng thái đau đầu, mắt đau mỏi, mệt, chảy nước mắt nhiều.

  • Mắt trở nên nhạy cảm trước ánh sáng, điều tiết kém dẫn tới chói, chảy nước mắt nếu nhìn vào vùng sáng thông thường.

  • Hay dụi, nheo mắt.

  • Hình ảnh của sự vật không rõ ràng, bị mờ nhòe đi, khó hoặc không thể nhìn ra xa, khi đọc sách hay xem tivi phải dí sát mắt.

Với các dấu hiệu này, có thể dễ dàng nhận biết ở người lớn song với trẻ em, đôi khi chưa biết diễn đạt nên cha mẹ cần để tâm, quan sát kỹ để sớm nhận ra.

Mắt nhức mỏi có thể là dấu hiệu cảnh báo cần lưu ý

Mắt nhức mỏi có thể là dấu hiệu cảnh báo cần lưu ý

2. Đo mắt cận được thực hiện như thế nào?

Để biết đo mắt cận thực hiện như thế nào, trước hết cần tìm hiểu về độ cận thị. Theo đó, độ cận thị là thông số để đánh giá mức độ cận của bạn là nặng hay nhẹ. Chúng được biểu hiện qua đơn vị Điốp mà trên thấu kính có ký hiệu là -D. Đơn vị Điốp càng cao thì chứng tỏ bạn càng cận nặng và thường là kính càng dày.

Việc đo mắt cận thường được thực hiện tại cơ sở chuyên khoa mắt, một số người có thể sử dụng bảng đo thị lực ở nhà. Tuy nhiên, cách làm này không mang lại độ chính xác tuyệt đối và dù tự đo ở nhà thì bạn vẫn cần tới chuyên khoa để xác định chính xác và cắt kính phù hợp.

Với hình thức đo tại nhà

Dụng cụ được dùng là bảng đo thị lực mắt, với hai dạng ký hiệu: vòng tròn hở (Landolt), bảng chữ E Armaignac có thể dùng cho người không hoặc chưa biết chữ và bảng chữ cái L'F O I E.

Để thực hiện, bạn cần có một trong các loại bảng, treo cố định lên tường rồi đứng cách bảng 5 mét theo đường thẳng. Sau đó, một người sẽ ngồi chỉ lên các ký hiệu trên bảng, thường là chỉ từ cỡ lớn tới nhỏ, người được đo che lần lượt từng bên mắt để kiểm tra.

Việc xác định độ cận thị sẽ căn cứ vào điểm cực cận và cực viễn, theo đó, người có điểm cực viễn xa là người mắt tốt. Cụ thể về cách tính độ: nếu điểm cực viễn là 2m thì tương đương cận 1 Điốp, 1m là khoảng 1,5 Điốp, 0,5m là khoảng 0,5 Điốp.

Thực hiện tại cơ sở y tế

Việc đo mắt cận tại cơ sở y tế thường được tiến hành bằng máy để đảm bảo độ chính xác cao nhất. Theo đó, các bước thực hiện bao gồm:

  • Đo mắt cận: các thông số hiển thị cần quan tâm gồm: OD hoặc R thể hiện thị lực mắt phải, OS hoặc L là mắt trái. S là biểu hiện cho số độ Đi-ốp, S.E là số độ của kính được khuyên dùng và PD là biểu thị cho khoảng cách của hai đồng tử.

  • Sau khi đo xong, bạn không được cắt kính ngay mà bác sĩ sẽ cho đeo thử kính mẫu theo độ khuyến nghị. Nếu phù hợp, bạn sẽ thấy khả năng nhìn trở nên rõ ràng hơn, mắt không khó chịu, không bị choáng váng, sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành cắt kính.

Đo độ cận tại cơ sở y tế mang lại kết quả chính xác

Đo độ cận tại cơ sở y tế mang lại kết quả chính xác

3. Mắt cận thị nên được chăm sóc như thế nào?

Sau khi được đo mắt cận, nếu bạn bị bệnh, sẽ được bác sĩ cắt kính để đeo và dặn dò cụ thể những bước chăm sóc, bảo vệ mắt.

- Cần đeo kính phù hợp với độ cận và đeo hàng ngày để tránh lác mắt, nhược thị,

- Bảo vệ đôi mắt, tăng cường sức khỏe của mắt và hạn chế tốc độ tăng độ cận bằng một số biện pháp như:

+ Điều chỉnh lại việc sinh hoạt để mắt có thời gian thư giãn, nghỉ ngơi, tránh nhức mỏi.

+ Khi làm việc, đọc sách, xem tivi, cần đảm bảo ánh sáng đầy đủ.

+ Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử.

+ Có thể luyện tập để tăng khả năng nhìn, tạo sự linh hoạt cho đôi mắt bằng cách: massage mắt; nhắm chặt trong vài phút; đứng nhìn ra bên ngoài thiên nhiên ở khoảng cách gần rồi sau đó phóng tầm mắt ra xa, tập trung nhìn vào một điểm với thời gian vài giây; giữ nguyên đầu ở tư thế thẳng rồi xoay tròn nhãn cầu theo chiều kim đồng hồ,...

+ Tăng cường ăn uống các thực phẩm nhiều vitamin A như: ớt chuông, cà rốt, cá hồi, trứng, khoai lang, bí đao,...

Sức khỏe đôi mắt có thể được tăng cường qua sử dụng thực phẩm

Sức khỏe đôi mắt có thể được tăng cường qua sử dụng thực phẩm

- Cần thực hiện khám định kỳ để bác sĩ có thể kiểm tra sức khỏe đôi mắt và có thể điều chỉnh độ cận thị nếu cần thiết.

Với những thông tin trên, hy vọng bạn đã biết được cận thị là gì và đo mắt cận như thế nào. Khi có các dấu hiệu nghi ngờ cận thị hoặc muốn kiểm tra, điều trị các bệnh liên quan tới mắt, quý khách hãy đến với Chuyên khoa Mắt của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.

Để biết thêm thông tin hoặc được hướng dẫn cụ thể hơn, quý khách hãy gọi tới số 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.