Tin tức
Giải đáp: Bị tràn dịch khớp gối có nên xoa bóp không và cách điều trị
- 31/01/2024 | Đau khớp gối ở người trẻ tuổi: nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
- 31/12/2023 | Đau đầu gối nhưng không sưng có phải khớp đang bị thoái hóa?
- 31/12/2023 | Đầu gối bị tổn thương do đâu và cách phòng ngừa
- 25/11/2024 | Cách chữa giãn dây chằng đầu gối tại nhà và những lưu ý khác
- 23/03/2025 | Rách sụn chêm khớp gối là gì? Nguyên nhân và cách nhận biết ra sao?
1. Nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối
Khi dịch trong khớp gối tăng lên quá nhiều, chúng có thể gây triệu chứng sưng tấy, đau nhức. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường là do:
- Chấn thương đầu gối: Chẳng hạn như rách sụn chêm, chấn thương dây chằng chéo trước, vận động cường độ cao khiến khớp gối bị tổn thương, làm tăng tiết dịch khớp.
- Bệnh lý về thoái hóa khớp, viêm khớp: Bệnh Gout, viêm khớp dạng thấp, viêm màng hoạt dịch,... có thể khiến lượng dịch viêm tăng, dẫn đến tình trạng tràn dịch.
- U nang Baker: Đây là khối u có dịch bên trong. Những khối u này thường xuất hiện khu vực phía sau đầu gối, là kết quả của tình trạng chấn thương hoặc bệnh lý gây viêm.
- Nhiễm trùng: Tình trạng nhiễm trùng sau phẫu thuật, chấn thương, viêm mô,... có khả năng kích thích tăng dịch khớp, gây tràn dịch.
Chấn thương đầu gối khiến dịch khớp tăng làm tăng nguy cơ khớp gối
2. Triệu chứng cho thấy khớp gối bị tràn dịch
Khi bị khớp gối, người bệnh thường biểu hiện triệu chứng như:
- Khớp gối sưng, phù nề.
- Khớp gối xuất hiện cơn đau nhói hoặc đau âm ỉ. Cơn đau có xu hướng nghiêm trọng khi khớp gối bị tác động.
- Đầu gối bên to, bên nhỏ. Trong đó, bên khớp gối bị tràn dịch to hơn bên còn lại.
- Khó gập, duỗi khớp gối, gặp khó khăn khi phải lên xuống cầu thang.
- Khi sờ vào đầu gối, bạn sẽ cảm thấy hơi nóng, vùng da xung quanh ửng đỏ.
- Trường hợp bị chấn thương, đầu gối có thể chảy máu hoặc xuất hiện vết bầm tím.
Khớp gối bị đau, sưng là triệu chứng cho thấy khớp gối đang bị tràn dịch
Ngay khi nhận thấy những triệu chứng trên, bạn hãy đi khám để được điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến khả năng vận động của khớp gối về sau.
3. Tràn dịch khớp gối có nên xoa bóp không?
Khi bị chấn thương khớp gối dẫn đến tình trạng sưng đau, cứng khớp, nhiều người thường chườm nóng, dùng dầu nóng kết hợp xoa bóp nhưng liệu tràn dịch khớp gối có nên xoa bóp không. Thực tế, theo các bác sĩ, biện pháp xoa bóp hầu như không có tác dụng chữa trị. Bởi lúc này, khớp gối đang bị viêm, nếu mọi người chườm nóng hay thoa dầu, nhiệt độ tại vùng tổn thương sẽ tăng lên khiến tổn thương thêm trầm trọng.
Bạn cần tham khảo tư vấn của bác sĩ nếu thắc mắc bị tràn dịch khớp gối có nên xoa bóp không
Ngoài ra, khi xoa bóp, bệnh nhân vô tình sẽ kích thích tế bào viêm tại khớp gối, khiến chúng gia tăng hoạt động. Từ đó, một lượng chất gây viêm đồng thời được giải phóng, khiến tình trạng viêm, tràn dịch khớp gối diễn biến nghiêm trọng hơn.
4. Cách chẩn đoán và điều trị
Trước khi tư vấn phác đồ điều trị, bác sĩ cần kiểm tra xác định nguyên nhân, mức độ tràn dịch khớp gối, cụ thể:
4.1. Chẩn đoán
Ngoài dựa vào triệu chứng thực tế, bác sĩ cần kết hợp kết quả của một vài chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm chuyên sâu khác. Chẳng hạn như:
- Chụp X-quang: Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh phổ biến cho phép bác sĩ kiểm tra cấu trúc xương, phát hiện dấu hiệu bất thường như vùng đứt gãy, khối u.
- Chụp cộng hưởng từ MRI: Ngoài hỗ trợ phát hiện bất thường tại vùng xương, phương pháp này còn cho phép kiểm tra tình trạng của mô mềm, hệ thống dây chằng, sụn chêm và sụn khớp.
- Chọc hút dịch khớp: Một cây kim nhỏ chuyên dụng được đưa vào khớp để hút một lượng nhỏ dịch. Sau đó, dịch khớp được đem đi phân tích.
- Xét nghiệm máu: Thông qua kết quả xét nghiệm máu, bác sĩ có thể xác định tình trạng viêm, nhiễm trùng và nhiều căn cứ chẩn đoán quan trọng khác.
Xét nghiệm máu giúp xác định tình trạng viêm, nhiễm trùng
4.2. Điều trị
Phụ thuộc theo mức độ tổn thương, tình hình tràn dịch khớp gối, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Trong đó:
- Điều trị bằng thuốc: Chỉ định trong trường hợp tình trạng tràn dịch ở mức độ nhẹ, đã xác định rõ nguyên nhân gây tổn thương. Thuốc sử dụng trong trường hợp này thường là thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc giảm triệu chứng phù nề (nếu kèm theo chấn thương), thuốc ức chế miễn dịch,... tùy theo nguyên nhân gây tổn thương.
- Nội soi khớp: Trong quá trình nội soi, bác sĩ có thể kết hợp lấy mẫu sinh thiết, loại bỏ phần khớp đau hoặc khâu lại phần sụn chêm bị rách, phục hồi dây chằng tổn thương,... Kỹ thuật điều trị này chủ yếu được chỉ định trong trường hợp tràn dịch khớp gối đã tiến triển nặng hoặc kèm theo tình trạng chấn thương.
- Chọc hút dịch khớp: Chỉ định trong trường hợp tràn dịch khớp gối diễn biến nặng. Khi lượng dịch khớp được rút bớt, triệu chứng sưng đau cũng phần nào thuyên giảm.
Nếu tình trạng tràn dịch khớp ở mức độ nhẹ, bệnh nhân chỉ cần dùng thuốc
5. Làm thế nào để phòng ngừa tình trạng tràn dịch khớp gối?
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng tràn dịch khớp gối là do chấn thương hoặc bệnh lý về viêm, thoái hóa khớp. Để phần nào chủ động phòng tránh, bạn nên áp dụng những biện pháp sau:
- Tìm cách cải thiện sức mạnh các cơ xung quanh để giảm áp lực tác động lên khớp gối.
- Duy trì tập luyện một số bài tập nhẹ như aerobic, bơi lội vừa sức tránh tác động mạnh đến khớp gối.
- Đeo đai bảo vệ khớp gối nếu phải vận động mạnh, dễ bị chấn thương khớp gối.
- Kiểm soát cân nặng, ăn uống và sinh hoạt hợp lý để tránh tình trạng tăng cân quá mức tạo gánh nặng cho khớp gối.
- Không nên liên tục lặp đi lặp lại một động tác.
- Hạn chế tiêu thụ thực phẩm giàu Purin để phòng ngừa bệnh Gout, ảnh hưởng đến khớp gối.
- Kịp thời tìm đến cơ sở y tế nếu vùng khớp gối bị chấn thương hoặc xuất hiện triệu chứng bất thường.
Sau chia sẻ trên đây, bạn chắc hẳn đã biết rõ khi bị tràn dịch khớp gối có nên xoa bóp không. Thực tế, việc xoa bóp gần như chỉ có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng tức thời, không mang lại hiệu quả điều trị. Thậm chí trong nhiều trường hợp, nếu thao tác không đúng cách, chất gây viêm sẽ giải phóng mạnh hơn khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
Do đó nếu bị chấn thương khớp gối, bạn không nên tự chữa trị tại nhà mà hãy tìm đến cơ sở y tế chuyên khoa như chuyên khoa Cơ xương khớp của MEDLATEC để được trợ giúp. Nếu cần đặt lịch khám, Quý khách vui lòng gọi đến số 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
