Tin tức

Giải đáp: Khi bị sốt xuất huyết có được nằm quạt không?

Ngày 11/06/2022
Là một căn bệnh khá phổ biến hiện nay, sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Có những lưu ý cụ thể cho người bệnh về những điều được làm và không nên làm trong thời gian ủ bệnh như ăn uống, nghỉ ngơi hay thậm chí là gió hay nước. Cùng tìm hiểu xem khi bị sốt xuất huyết có được nằm quạt không qua bài viết dưới đây nhé.

1. Bệnh sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết do siêu vi rút Dengue gây ra và là bệnh truyền nhiễm cấp tính. Muỗi vằn là trung gian gây ra sốt xuất huyết bởi vì muỗi sẽ vận chuyển vi rút trong mình chuyển sang người bình thường. 

Muỗi vằn là loại muỗi thường sống ở trong nhà, ưa đậu ở những chỗ tối dưới gầm bàn, gầm giường, hộc tủ và không phân biệt hút máu dù là ngày lẫn đêm. Muỗi vằn có nhiều khoang trắng ở lưng và chân rất dễ nhận biết. Không phân biệt độ tuổi mắc bệnh tuy nhiên đây là bệnh có tỷ lệ mắc nhiều ở trẻ nhỏ hơn so với người lớn. 

Các biến chứng của căn bệnh này vô cùng nguy hiểm. Khi bị sốt xuất huyết có thể dẫn đến hạ tiểu cầu, suy tim, suy thận hay gây ra các tổn thương cho mạch máu. Trong các trường hợp xấu hơn và không được điều trị kịp thời, người bệnh có khả năng sẽ bị tê liệt hoặc tử vong.

Bệnh sốt xuất huyết là gì?

Bệnh sốt xuất huyết là gì?

2. Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết 

Sau một khoảng thời gian ủ bệnh từ 4 đến 5 ngày, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng cụ thể. Các triệu chứng xuất hiện khi bị sốt xuất huyết đó là:

  • Sốt cao khó hạ: khi bị sốt xuất huyết, cơ thể sẽ xuất hiện các cơn sốt cao từ  39 đến 40 độ C và rất khó hạ sốt, các cơn sốt sẽ kéo dài từ 2 đến 7 ngày tùy thể trạng cũng như cơ địa.

  • Nhức mỏi: Cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện cảm giác nhức mỏi, đặc biệt là nhức mỏi ở cơ và khớp. Cơ thể bải hoải, bứt rứt, không có sức cũng là một triệu chứng.

  • Đau đầu: Các cơn đau đầu ở vùng trán kéo đến dữ dội khi bị sốt xuất huyết.

  • Phát ban: đúng như tên gọi của nó, các hạt ban sẽ nổi lên trên cơ thể như một dấu hiệu “xuất huyết” trên da. Các chấm đỏ này sẽ xuất hiện từ rải rác cho tới dày đặc.

  • Ngoài các triệu chứng nêu trên, ở mức độ nặng hơn cơ thể còn xuất hiện tình trạng chảy máu cam, chảy máu chân răng, chảy máu khi đi đại tiện, hoặc đau bụng và buồn nôn.

Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết 

Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết 

3. Sốt xuất huyết có được nằm quạt không?

Khi bị sốt xuất huyết, nhiệt độ cơ thể có thể lên đến 39, 40 độ C đi kèm với các cơn rét run. Sốt xuất huyết là bệnh cần kiêng gió, bởi vì lúc này các mạch trong cơ thể đang được giãn nở hết sức, nếu như sử dụng quạt hoặc các thiết bị làm mát có thể làm co các mạch ngoài da, dễ dây tình trạng xuất huyết. Do đó các bác sĩ khuyến cáo không nên nằm quạt hay tiếp xúc với gió trời, tránh trúng gió dẫn đến các trường hợp nguy hiểm như tê liệt, ảnh hưởng thần kinh hay thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Sốt xuất huyết có được nằm quạt không? 

Sốt xuất huyết có được nằm quạt không? 

Vậy khi bị sốt xuất huyết có được nằm quạt không? Các bác sĩ trả lời rằng người bệnh vẫn có thể nằm quạt nhưng cần lưu ý những điều sau để tránh bệnh kéo dài lâu khỏi hoặc nặng hơn:

  • Kiểm tra thân nhiệt thường xuyên để điều chỉnh mức quạt trong phòng cho phù hợp. Quạt nên để ở mức thấp nhất.

  • Tránh sử dụng quạt liên tục trong 24/24 giờ. Nên có những khoảng giữa nghỉ để cơ thể thích nghi.

  • Tránh để quạt đúng một chỗ, hướng trực tiếp vào người làm cho mũi và họng bị khô gây khó chịu.

  • Người bệnh nên mặc các loại quần áo thấm hút tốt để hút mồ hôi, tránh bị cảm lạnh khi tiếp xúc với gió từ quạt khi đang ra mồ hôi.

  • Theo dõi tình trạng bệnh sát sao để có thể kiểm soát tốt nhất. Khi sử dụng quạt cần lưu ý nếu cơ thể xuất hiện các cảm giác hay triệu chứng bất thường cần dừng ngay và đi bệnh viện để kiểm tra.

Lưu ý nằm quạt cho bệnh nhân bị sốt xuất huyết

Lưu ý nằm quạt cho bệnh nhân bị sốt xuất huyết 

4. Phòng tránh bệnh sốt xuất huyết như thế nào?

Sốt xuất huyết cho tới nay vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh, do đó người dân cần chú ý và tự bảo vệ mình cũng như gia đình bằng những lưu ý sau:

  • Kiểm soát không gian sống: không để nước đọng để tránh muỗi sinh sôi và phát triển, áp dụng các biện pháp diệt bọ gậy và lăng quăng trong gia đình để hạn chế muỗi vằn tối đa.

  • Ngủ màn: ngủ màn là biện pháp tránh muỗi tối ưu nhất từ xưa đến nay và được nhiều gia đình áp dụng. 

  • Tránh muỗi đốt: Có thể tránh muỗi đốt bằng các loại thuốc xịt muỗi, nhang muỗi và các loại kem bôi chống muỗi trực tiếp trên da. Bên cạnh đó, người bình thường nên mặc đồ ngủ là quần áo dài tay để tránh bị muỗi đốt.

  • Tránh tạo chỗ trú ngụ cho muỗi: Các chỗ tối như giá treo quần áo, buồng ngủ, gầm giường, ngóc ngánh tối trong phòng đều là chỗ muỗi thích đậu, hãy dọn dẹp các chỗ này thường xuyên và tránh tạo các chỗ tương tự để thu hút muỗi.

  • Vào mùa muỗi sinh sản mạnh mẽ, khi ra ngoài đặc biệt là đi vào các chỗ nhiều cây cối như cắm trại, cần chuẩn bị các chai xịt chống muỗi để hạn chế khả năng muỗi tiếp xúc da.

  • Tăng đề kháng: Để tránh bị sốt xuất huyết, mọi người nên chủ động tăng sức đề kháng bảo vệ sức khỏe bằng các loại thực phẩm và chăm tập thể dục.

5. Một số lưu ý 

Khi đã bị sốt xuất huyết, người bệnh cần lưu ý những điều sau:

  • Không nên hoạt động nhiều, nghỉ ngơi nhiều để lấy sức.

  • Bổ sung thêm vitamin C từ các loại nước cam, chanh, trái cây cùng các loại vitamin và khoáng chất khác để đẩy nhanh quá trình hồi phục hậu sốt xuất huyết.

  • Hệ tiêu hoá lúc này cũng không thực sự tốt, do đó nên ăn các loại thức ăn lỏng dễ nuốt, tránh các loại thức ăn khó tiêu.

  • Vì sốt xuất huyết có các biểu hiện có thể là chảy máu, do đó người bệnh nên hạn chế các loại thực phẩm có màu giống màu máu để tránh nhầm lẫn chẩn đoán.

  • Bệnh này cần kỹ tránh gió và nước nên người bệnh lưu ý, ngoài ra cũng cần tránh ăn các loại đồ ăn có tính hàn.

  • Khi bị sốt xuất huyết, không được dùng Aspirin để hạ sốt. Nên đi bệnh viện để kiểm tra và làm theo hướng dẫn của các bác sĩ.

  • Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng thêm đi kèm các thực phẩm bổ sung mà có chứa các thành phần như cam thảo, xuyên tâm liên, diếp cá, mã đề, gừng,... Đây đều là các thảo dược có tác dụng kháng viêm hoàn toàn tự nhiên và giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và cải thiện các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết vô cùng hiệu quả.

Phòng tránh bệnh sốt xuất huyết như thế nào?

Phòng tránh bệnh sốt xuất huyết như thế nào?

Bài viết đã cung cấp các thông tin cần thiết về bệnh sốt xuất huyết cũng như giải đáp thắc mắc sốt xuất huyết có được nằm quạt không cùng những lưu ý cần thiết. Tóm lại, để hạn chế mắc bệnh sốt xuất huyết, mọi người nên có lối sống lành mạnh, ăn uống đủ chất, tập thể dục hằng ngày tăng cường sức khoẻ và đặc biệt là phải thường xuyên dọn dẹp nơi ở để tránh muỗi sinh sôi và phát triển.

Người dân có thể đến các cơ sở uy tín để các bác sĩ thăm khám khi có các dấu hiệu cho thấy bị nhiễm vi rút sốt xuất huyết. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với hơn 26 năm kinh nghiệm cùng với Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và chứng chỉ CAP sẽ giúp kết quả xét nghiệm chính xác nhất. Ngoài ra, quý khách có thể tham khảo thêm dịch vụ xét nghiệm chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue  NS1 AG tại nhà của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Để được tư vấn và đặt lịch hẹn khám, Quý khách vui lòng liên lạc tới số hotline 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.