Tin tức

Giải đáp từ A đến Z về vi khuẩn HP

Ngày 17/04/2020
Vi khuẩn HP được biết đến là một trong những loại vi khuẩn phổ biến nhất trên thế giới, chúng phát triển âm thầm, lặng lẽ và gây ra những triệu chứng khó chịu với các cơn đau ở dạ dày, thậm chí nguy hiểm hơn là yếu tố nguy cơ gây nên ung thư dạ dày. Trong bài viết này, chúng mình cùng tìm hiểu các vấn đề liên quan đến vi khuẩn HP nhé!

1. Tìm hiểu vi khuẩn HP là gì?

Theo các chuyên gia y tế thế giới, vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là một loại vi khuẩn sinh sống và phát triển trong dạ dày người, gây ra nhiều biến chứng phiền toái, khó chịu trong sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Hình ảnh vi khuẩn HP

Hình ảnh vi khuẩn HP

Nhiều người có tâm lý lo lắng khi đi khám sức khỏe phát hiện có vi khuẩn HP trong cơ thể, tự hỏi không biết loại vi khuẩn này có gây nên ung thư hay không,... Trên thực tế, vi khuẩn này gây nên tình trạng viêm dạ dày mạn tính tiến triển, là một trong những yếu tố nguy cơ gây viêm loét dạ dày, tá tràng, nếu không có biện pháp điều trị kịp thời có thể dẫn tới ung thư dạ dày.

2. Vi khuẩn HP có lây không, ai có nguy cơ nhiễm?

2.1. Vi khuẩn HP có lây không

Việt Nam được biết đến là đất nước có tỷ lệ nhiễm vi khuẩn HP rất cao, có thể lên tới 80% do thói quen ăn uống, sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh gây nhiễm vi khuẩn HP từ những người mắc bệnh sang người lành, ví dụ trong gia đình có người nhiễm HP thì khả năng những người khác cũng nhiễm là rất cao bởi thói quen sinh hoạt cộng đồng. Việc sử dụng chung bát nước chấm hoặc bàn chải đánh răng của người có nhiễm vi khuẩn thì khả năng những người còn lại trong gia đình bị nhiễm là rất cao. 

Cụ thể, những con đường lây nhiễm vi khuẩn HP:

- Đường miệng - miệng

Vi khuẩn HP sinh sống, tồn tại nhiều trong nước bọt, khoang miệng,... Loại vi khuẩn này truyền từ người bệnh sang người lành khi dùng chung đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng, hôn môi, người lớn mớm cơm cho trẻ nhỏ, dùng chung các vật dụng ăn uống như chén, đũa, thìa, cốc,...

- Đường miệng - phân

Vệ sinh ăn uống cũng là một trong những vấn đề khiến lây lan vi khuẩn từ người mắc bệnh sang người lành. Phân của người bệnh chứa nhiều ấu trùng vi khuẩn, có thể lây nhiễm khi người bệnh không rửa tay trước khi ăn, qua sử dụng đồ ăn tươi sống có dính phân của người bệnh, qua ruồi, bọ, côn trùng, và các vật trung gian khác,...

- Đường dạ dày - miệng

Khi người bệnh có những biểu hiện như ợ hơi, ợ chua, trào ngược dạ dày,... lên dịch miệng cũng là yếu tố nguy cơ dẫn tới khả năng lây nhiễm vi khuẩn cao.

- Đường dạ dày - dạ dày

Nếu sử dụng những dụng cụ y tế khi chưa qua tiệt trùng, kháng khuẩn sau khi khám cho người có nhiễm vi khuẩn HP thì vi khuẩn sẽ lây truyền sang người lành không mắc bệnh.

2.2. Đối tượng nào có nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP?

Về bản chất, mọi người, mọi đối tượng đều có nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố  như tuổi tác, thói quen sinh hoạt, công việc và chất lượng cuộc sống. Chẳng hạn như: trẻ nhỏ có bố mẹ nhiễm vi khuẩn HP thì em bé đó cũng có nguy cơ nhiễm khuẩn cao do bố mẹ hoặc người thân bị nhiễm mà có thói quen hôn môi trẻ hoặc mớm thức ăn từ miệng của người có vi khuẩn sang miệng trẻ,...

Thống kê cho thấy, tỷ lệ người nhiễm khuẩn HP khá cao nhưng không phải trường hợp nào cũng gây nên các triệu chứng, biến chứng ở đường tiêu hóa,... Do đó, bạn nên thực hiện khám sức khỏe định kỳ, chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện nhất, phát hiện và điều trị bệnh ngay từ giai đoạn đầu, tránh những biến chứng nguy hiểm.

3. Biểu hiện khi nhiễm vi khuẩn HP?

Những biểu hiện ở người nhiễm vi khuẩn HP thường mờ nhạt, không rõ ràng, bao gồm:

<a href='https://medlatec.vn/tin-tuc/dau-bung-tren-ron-va-nhung-nguy-co-tiem-an-khong-the-bo-qua-s195-n20301'  title ='Đau bụng'>Đau bụng</a> âm ỉ kéo dài có thể là biểu hiện của nhiễm khuẩn HP

Đau bụng âm ỉ kéo dài có thể là biểu hiện của nhiễm khuẩn HP

- Thường xuyên đau bụng âm ỉ kéo dài, không rõ nguyên nhân, luôn có cảm giác đầy hơi, ăn uống khó tiêu.

- Ợ hơi, ợ chua, thậm chí là đau bụng thường xuyên.

- Nôn khan vào buổi sáng cũng là một trong những biểu hiện khi nhiễm khuẩn HP.

- Đi đại tiện phân có màu sắc bất thường như: phân đen, phân có máu,...

- Người có các dấu hiệu của bệnh lý viêm loét dạ dày,...

Nếu bạn thấy các dấu hiệu, triệu chứng tương tự như trên đây, nghi ngờ nhiễm vi khuẩn HP, việc làm đầu tiên là bạn cần đến các cơ sở y tế, thăm khám, xét nghiệm và nhận được sự tư vấn của các y bác sĩ, xác định chính xác tình trạng sức khỏe của bản thân, tránh tình trạng chủ quan, để bệnh ủ trong thời gian dài có thể gây ra những biến chuyển xấu nguy hiểm tới sức khỏe. 

4. Các phương pháp xét nghiệm vi khuẩn HP 

Test hơi thở Ure

Xét nghiệm tìm vi khuẩn HP bằng cách test hơi thở ure là một phương pháp có quy trình thực hiện đơn giản, qua đó người bệnh chỉ cần thở vào thiết bị được bác sĩ cung cấp. Những test thở này đều được đưa vào phân tích, đánh giá trên thiết bị y tế chuyên dụng, nếu kết quả xét nghiệm dương tính thì người đó đã nhiễm vi khuẩn HP, ngược lại với kết quả âm tính thì người bệnh hoàn toàn không bị nhiễm.

Xét nghiệm máu

Nếu cơ thể có nhiễm khuẩn HP thì các kháng thể HP sẽ được sản sinh và lưu thông trong máu. Do đó, xét nghiệm máu có thể phát hiện được có hay không nhiễm loại vi khuẩn này. 

Thực hiện xét nghiệm máu tìm kiếm khuẩn HP

Thực hiện xét nghiệm máu tìm kiếm khuẩn HP

Xét nghiệm phân

Xét nghiệm phân với phản ứng miễn dịch sắc ký test thử nhanh phát hiện kháng nguyên HP Antigen có thể phát hiện HP một cách chính xác. Thực hiện xét nghiệm phân mang lại nhiều ưu điểm như giá thành rẻ, độ chính xác cao nhưng quá trình lấy mẫu gặp nhiều bất tiện cho cả người bệnh và kỹ thuật viên.

Nội soi sinh thiết

Thông qua nội soi bên trong dạ dày, bác sĩ có thể quan sát được tổn thương ở dạ dày và đưa ra đánh giá sơ bộ về tình trạng nhiễm khuẩn HP ở người bệnh. Qua đó đưa ra kết luận chính xác nhất về tình trạng bệnh lý của bệnh nhân.

Để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh, ngoài việc khám sức khỏe định kỳ từ 06 tháng đến 01 năm một lần thì bạn nên sống chế độ lành mạnh, khoa học, ăn uống sinh hoạt điều độ, lựa chọn thực phẩm sạch, ăn chín uống sôi, không ăn nhiều đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn, hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích,... Luôn để cơ thể thư thái, thoải mái. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào về xét nghiệm vi khuẩn HP hãy gọi tới tổng đài 1900 56 56 56 để được giải đáp.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ