Tin tức
Giải đáp: Xét nghiệm Covid âm tính có khả năng lây bệnh không?
- 01/10/2021 | Góc giải đáp: Xét nghiệm Covid có được ăn sáng hay không?
- 04/10/2021 | Xét nghiệm Covid RT-PCR bao lâu có kết quả, thực hiện ở đâu nhanh chóng?
- 02/10/2021 | Xét nghiệm Covid tự nguyện ở đâu và các phương pháp thực hiện
1. Đối tượng nào cần thực hiện xét nghiệm Covid?
Tình hình dịch bệnh Covid-19 đang trở nên ngày càng nghiêm trọng không chỉ trên thế giới mà còn ở Việt Nam. Virus SARS-CoV-2 và biến chủng của nó lây lan nhanh cùng với số người tử vong ngày càng tăng lên. Một trong những việc cần thiết nhất lúc này là xét nghiệm chẩn đoán mắc Covid với mục đích phát hiện sớm người nhiễm bệnh để có thể khoanh vùng và cách ly.
Dưới đây là những đối tượng cần phải thực hiện xét nghiệm Covid-19:
-
Những người có dấu hiệu nghi nhiễm như: đau họng, khó thở, ho khan, nghẹt mũi hoặc tiêu chảy bất thường,…
-
Những người có tiếp xúc gần với các ca F0 từ 10 đến 15 phút, trong phạm vi dưới 2m.
-
Người dân sống trong vùng có dịch hoặc trở về từ quốc gia khác.
-
Người có nhu cầu xuất cảnh, đi lại.
Xét nghiệm Covid giúp phát hiện sớm các ca nhiễm để khoanh vùng và cách ly
2. Kết quả xét nghiệm Covid bao lâu mới có?
Dưới đây là thời gian có kết quả của 2 phương pháp xét nghiệm Covid được thực hiện rộng rãi ở Việt Nam:
-
Test nhanh Covid: Đúng như cái tên của phương pháp này, thời gian cho kết quả chỉ tầm 30 phút tại phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, tỷ lệ chính xác của test nhanh Covid thường không cao. Cho nên, cần phải thực hiện thêm xét nghiệm RT-PCR để có kết quả chính xác.
-
Xét nghiệm RT-PCR: Đây là phương pháp xét nghiệm có độ chính xác cao nên thường được áp dụng tại các bệnh viện tuyến đầu với mục đích xác định chính xác tình trạng mắc Covid của những người nghi nhiễm. Tuy nhiên, thời gian có kết quả khá lâu, khoảng 4 - 5 tiếng. Ngoài ra, những yêu cầu về phòng ốc, máy móc và kỹ thuật xét nghiệm phải đúng chuẩn của Bộ Y tế.
Thời gian có kết quả xét nghiệm RT-PCR khoảng 4 đến 5 tiếng
3. Xét nghiệm Covid âm tính có khả năng lây bệnh không?
Test nhanh Covid và xét nghiệm RT-PCR là hai phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay. Đối với test nhanh Covid, đây là xét nghiệm sàng lọc nhằm giúp cho bác sĩ có thể chẩn đoán và phát hiện sớm các ca nhiễm để có biện pháp ứng phó kịp thời. Còn phương pháp xét nghiệm RT-PCR thì được xem như là câu trả lời chính xác cho tình trạng nhiễm virus SARS-CoV-2 của bạn.
Điều này là do thời điểm mà bạn thực hiện xét nghiệm, virus SARS-CoV-2 chỉ mới lây lan trong cơ thể và chưa khởi phát. Lúc này, số lượng virus vẫn còn ít và chưa xuất hiện ở dịch đường hô hấp. Cho nên, mẫu xét nghiệm được lấy từ mũi hay họng không đủ để cho kết quả dương tính.
Xét nghiệm Covid âm tính có khả năng lây bệnh không là điều mà nhiều người thắc mắc
Ngoài ra, tất cả các xét nghiệm, thậm chí là với phương pháp RT-PCR được xem là lời khẳng định cho tình trạng nhiễm virus SARS-CoV-2, cũng có thể xảy ra sai sót và không thể đạt được độ chính xác 100%. Chính vì vậy, câu trả lời cho thắc mắc “xét nghiệm Covid âm tính có khả năng lây bệnh không?” là có.
Mặt khác, ngay cả khi có kết quả là âm tính, thì đó chỉ là kết quả của mẫu bệnh phẩm ở thời điểm lấy mẫu. Mọi người vì thế không được chủ quan và phải luôn thực hiện đúng “Chỉ thị 5K” của Bộ Y tế để tránh lây nhiễm bệnh cho người khác. Đặc biệt là những đối tượng được chỉ định cách ly tại nhà 14 ngày. Bên cạnh đó, cần theo dõi tình trạng sức khoẻ của mình và báo ngay cho cơ sở y tế địa phương khi có các dấu hiệu nghi nhiễm.
4. Cần làm gì trong khi chờ kết quả xét nghiệm Covid?
Trong khi chờ kết quả xét nghiệm Covid, chúng ta cần phải lưu ý và thực hiện những điều sau nhằm hạn chế khả năng lây nhiễm:
4.1. Ở nhà và tự theo dõi sức khoẻ của mình
Trong thời gian này, chúng ta không thể biết được chính xác được liệu mình có bị nhiễm virus SARS-CoV-2 hay không. Chính vì vậy, việc ở nhà sẽ giúp làm giảm tình trạng lây nhiễm cho người khác. Bên cạnh đó, cần hạn chế gặp mặt những người thân trong gia đình, đặc biệt là người lớn tuổi hoặc đang mắc các bệnh nền như ung thư, viêm phổi,… Bởi vì, đây là những đối tượng có nguy cơ cao tử vong khi mắc Covid-19.
Cần theo dõi tình trạng sức khoẻ của mình trong thời gian đợi kết quả xét nghiệm Covid
Nếu bạn có tiếp xúc gần với người mắc Covid-19, cần phải thực hiện theo đúng khuyến cáo của cơ sở y tế tại địa phương nếu bạn được yêu cầu cách ly. Kèm theo đó là tự theo dõi sức khoẻ của chính bản thân mình. Nếu như có các biểu hiện sốt, ho, khó thở, mệt mỏi, đau họng, tiêu chảy,… báo ngay với y, bác sĩ.
4.2. Nhớ lại những người mà mình đã tiếp xúc gần đây
Việc cần thiết tiếp theo trong lúc chờ có kết quả xét nghiệm, đó là nhớ lại những người mà mình đã tiếp xúc gần đây là ai, ở đâu và vào thời gian nào. Điều này rất hữu ích trong việc truy vết F1, F2 khi không may bạn dương tính với virus SARS-CoV-2.
4.3. Trả lời cuộc gọi từ cơ sở y tế
Để ý điện thoại và trả lời cuộc gọi từ cơ sở y tế để họ có thể nắm rõ được tình trạng sức khoẻ hiện tại của bạn cũng như trao đổi một số vấn đề nhằm hạn chế tình trạng lây nhiễm khi cần thiết. Lưu ý rằng, mọi thông tin cũng như cuộc trò chuyện của bạn với nhân viên y tế sẽ được bảo mật hoàn toàn.
Ứng dụng MedOn của MEDLATEC luôn đồng hành cùng bạn tại nhà trong mùa dịch
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đang kích hoạt dự án “Bệnh viện tại nhà” nhằm giúp đỡ các ca F1, F2 hay F0 không có triệu chứng. Thông qua ứng dụng MedOn được cài đặt dễ dàng trên điện thoại, mọi người có thể được tư vấn mọi vấn đề về sức khỏe miễn phí từ xa và hoàn toàn không tốn phí bằng Video Call.
Hy vọng bài viết trên đây của MEDLATEC đã giúp mọi người có thể giải tỏa được nỗi lo lắng “xét nghiệm Covid âm tính có khả năng lây bệnh không?”. Với tình hình dịch bệnh hiện tại, mọi người đều không được chủ quan với bất cứ điều gì. Cần phải thực hiện nghiêm chỉnh “Thông điệp 5T” của Thủ tướng Chính phủ để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và những người xung quanh.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!