Tin tức
Gợi ý 7 bài bấm huyệt chữa táo bón và lưu ý khi áp dụng
- 18/08/2024 | Cho bé sử dụng thuốc táo bón Peginpol, ba mẹ cần lưu ý điều gì?
- 30/09/2023 | Thuốc bổ sung chất xơ cho trẻ táo bón: công dụng và một số lưu ý khi sử dụng
- 29/02/2024 | Táo bón chức năng là gì? Cha mẹ nên biết để chăm con khỏe mạnh
- 03/09/2024 | Điểm danh 5 cách trị táo bón cho bà bầu nhanh nhất qua sinh hoạt hàng ngày
- 08/09/2024 | Dùng Fitobimbi táo bón cho trẻ, phụ huynh cần lưu ý những vấn đề gì?
1. Bấm huyệt chữa táo bón là gì?
Bấm huyệt chữa táo bón là một kỹ thuật trị bệnh đã được áp dụng từ hàng ngàn năm nay. Theo y học cổ truyền, năng lượng trong quá trình luân chuyển dễ bị tắc tại hệ thống kinh mạch, các điểm đặc biệt trên cơ thể. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cơ thể bị rối loạn thể chất. Thông qua việc tác động vào từng huyệt vị, năng lượng sẽ trở lại trạng thái luân chuyển bình thường.
Bấm huyệt trị táo bón giúp kích thích hoạt động của nhu động ruột
Với trường hợp bị táo bón thường xuyên, bấm huyệt đôi khi cũng giúp một số bộ phận trong hệ tạng hoạt động hiệu quả hơn. Khi đó, nhu động ruột có thể co bóp linh hoạt, giúp đào thải phân nhanh, làm giảm triệu chứng táo bón.
2. Một số phương pháp bấm huyệt chữa táo bón
2.1. Bấm huyệt Chi Câu
Đây là huyệt vị nằm ở vị trí thứ 6 trong kinh tam tiêu, cụ thể là trên khu vực cẳng tay. Để xác định huyệt Chi Câu, bạn hãy duy trì tư thế hướng lòng bàn tay xuống dưới sàn rồi nâng lòng bàn tay lên khỏi cổ tay sao cho hình thành nếp gấp. Tiếp theo, bạn sẽ thấy huyệt vị cần xác định xuất hiện tại vị trí 1/3 so với đường vân nối từ giữa nếp gấp cho đến phần khuỷu tay.
Huyệt Chi Câu nằm trên khu vực cẳng tay
Khi đã xác định chính xác huyệt vị, bạn dùng ngón tay cái của tay còn lại bấm vào huyệt vị, đồng thời di chuyển ngón tay đang bấm huyệt theo vòng tròn. Sau khi khoảng 1 phút, bạn hãy tiến hành đổi bên tay và thực hiện tương tự.
2.2. Bấm huyệt Hợp Cốc
Hợp Cốc là một trong những huyệt vị quan trọng nhất trên cơ thể mỗi con người. Thông qua huyệt vị này, thầy thuốc chuyên môn có thể can thiệp, điều trị một số bệnh lý.
Huyệt Hợp Cốc sẽ nằm ở vị trí thứ 4 của kinh đại trường, cụ thể vị trí huyệt hợp cốc nằm trên nền thịt, giữa ngón cái và ngón trỏ, hơi lệch về phía với ngón trỏ, trên đường giữa đi qua xương bàn ngón hai. Sau khi xác định song huyệt vị, bạn đồng thời bấm giữ, xoay theo chiều thuận và ngược kim đồng hồ trong khoảng 30 giây. Tiếp đó, bạn nhấn giữ huyệt vị trong khoảng 30 giây nữa. Sau thực hiện xong tại một bên tay, bạn cần đổi tay và thao tác tương tự.
Huyệt Hợp Cốc nằm ở vị trí thứ 4 của kinh đại trường
2.3. Bấm huyệt Khí Hải
Huyệt vị này nằm ở vị trí thứ 6 trong kinh nhâm trạch, thường là ở dưới rốn khoảng 1.5 thốn. Đây được xem như vùng tích tụ nguyên khí từ lúc mới sinh. Tại khu vực này, nguyên khí luôn dồi dào, cung cấp năng lượng cho sự sống. Như vậy, huyệt Khí Hải giữ vai trò như huyệt vị cơ bản, hỗ trợ toàn cơ thể.
Huyệt Khí Hải nằm ở vị trí dưới rốn khoảng 1 thốn
Khi bấm vào huyệt Khí Hải, bạn sẽ cảm có cảm giác dễ tiêu hơn. Triệu chứng như táo bón, đầy hơi, đau bụng cũng giảm dần.
2.4. Bấm huyệt Quan Nguyên
Trên sơ đồ kinh mạch thai nghén, huyệt Quan Nguyên thường nằm ở vị trí thứ 4. Cụ thể là vị trí dưới rốn khoảng 7cm.
Để táo bón thông qua việc tác động vào huyệt vị này, bạn cần sử dụng ngón cái hoặc ngón tay trỏ tạo kích thích theo chuyển động vòng tròn. Sau 1 phút, bạn hãy thả ra. Phương pháp bấm huyệt này giúp đại tràng đào thải phân cứng, cùng các chất thải khác xuống khu vực ruột già nhanh hơn.
2.5. Bấm huyệt Trung Quản
Đây là huyệt vị nằm tại khu vực gốc xương ức. Trước tiên bạn dùng ngón tay cái hoặc ngón tay trỏ bấm mạnh vào vị trí huyệt vị trong khoảng 60 đến 90 giây (tuyệt đối không bấm quá 120 giây). Việc kích thích và huyệt vị đặc biệt này trong lúc cơ bụng đói sẽ giúp giảm tình trạng táo bón, hạn chế cơn co thắt bụng.
Lưu ý rằng người đang mắc bệnh lý về tim mạch, huyết áp tăng cao, ung thư không nên kích thích vào huyệt Trung Quản.
2.6. Bấm huyệt Thiên Khu
Đây là việt vị thứ 25 trên sơ đồ kinh kinh vị. Cụ thể xác định huyệt vị, bạn cần đánh dấu chiều rộng của 3 ngón tay, tính từ khu vực rốn sang bên phải và bên trái.
Khi xác định xong, bạn dùng ngón tay trái hoặc ngón tay trỏ kích thích vào 2 huyệt vị, đồng thời bấm, xoay thuận và ngược chiều kim đồng hồ trong khoảng 30 giây. Trong quá trình bấm huyệt, bạn vẫn có thể hít thở bình thường.
2.7. Bấm huyệt Túc Tam Lý
Huyệt vị đặc biệt này là khu vực tập trung sinh lực của đường tiêu hóa. Thông thường, huyệt Túc Tam Lý nằm ở vị trí phía sau của xương bánh chè. Bên cạnh giảm táo bón thì việc tác động vào huyệt vị này còn giúp giảm tình trạng hen suyễn, giúp bạn ngủ ngon hơn, giảm lo lắng.
3. Lưu ý trước khi áp dụng các bài bấm huyệt trị táo bón
Đề việc bấm huyệt táo bón phát huy tối đa hiệu quả, bạn nên lưu ý một vài điểm quan trọng sau:
- Chú ý uống nhiều nước trước khi thực hiện các bài bấm huyệt để cơ thể đào thải nhanh độc tố.
- Hít thở sâu và đều đặn trong suốt thời gian bấm huyệt.
- Kiên nhẫn áp dụng bài bấm huyệt trong khoảng 7 ngày, bởi tác dụng của việc bấm huyệt không phải lúc nào cũng đến nhanh.
- Duy trì việc bấm huyệt trị táo bón trong khoảng một vài tuần. Thậm chí ngay cả khi triệu chứng đã thuyên giảm, bạn vẫn nên duy trì các bài bấm huyệt cho đến khi chứng táo bón chấm dứt.
- Kết hợp chế độ dinh dưỡng lành mạnh cân đối, sinh hoạt khoa học để đường ruột phục hồi, triệu chứng táo bón thuyên giảm nhanh hơn.
Bạn nên uống nhiều nước trước khi bấm huyệt chữa táo bón
4. Khi nào người bị táo bón cần đi khám?
Trong quá trình áp dụng các bài bấm huyệt chữa táo bón, bạn cần chú ý theo dõi sự thay đổi của cơ thể. Nếu tình trạng táo bón không có dấu hiệu thuyên giảm kèm theo một vài triệu chứng bất thường, bạn hãy nhanh chóng tìm đến cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra. Cụ thể là những dấu hiệu sau:
- Táo bón liên tục kéo dài trên 3 tuần và có xu hướng nặng dần.
- Xuất hiện tình trạng rối loạn tiêu hóa, táo bón xen kẽ các đợi đi ngoài ra phân lỏng.
- Xuất hiện cảm giác đau mạnh tại vùng hậu môn mỗi lần đi đại tiện.
- Trực tràng bị chảy máu.
- Có triệu chứng của bệnh trĩ.
- Hậu môn bị nứt kẽ.
- Bị rò hậu môn.
- Buồn nôn kèm theo táo bón, bụng đau.
- Táo bón thường xuyên kèm theo triệu chứng sốt cao, đau bụng.
- Cơ thể mệt mỏi, không chịu được thời tiết lạnh.
Nếu xuất hiện triệu chứng đau bụng dữ dội kèm táo bón, bạn không được chủ mà hãy đi khám
Đôi khi táo bón lại là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do vậy, bạn tuyệt đối không nên chủ quan mà hãy chú ý theo dõi biểu hiện của cơ thể, đi kiểm tra sức khỏe kịp thời.
Phương pháp bấm huyệt chữa táo bón nhìn chung chỉ đóng vai trò hỗ trợ. Song song với bấm huyệt, bạn phải duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh, lối sống khoa học, khám sức khỏe định kỳ hàng năm hoặc đi khám ngay khi nhận thấy cơ thể có vấn đề bất thường. Một địa chỉ y tế uy tín bạn có thể lựa chọn là chuyên khoa Tiêu hóa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC, Quý khách có thể gọi vào hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn hỗ trợ 24/7.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!