Tin tức

Gợi ý cách điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu bạn có thể tham khảo

Ngày 12/08/2024
Tham vấn y khoa: ThS. BSNT Trần Tiến Tùng
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có thể chữa khỏi nhưng cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị sớm. Dưới đây là thông tin cơ bản về bệnh và gợi ý về cách điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu.

1. Nhiễm khuẩn tiết niệu gây ra những biểu hiện gì?

Hệ tiết niệu trong cơ thể chúng ta gồm có 2 quả thận, 1 niệu quản, 1 bàng quang và 1 niệu đạo. Nhiễm khuẩn tiết niệu thường do vi khuẩn gây ra, nhưng cũng có trường hợp mắc bệnh do virus hoặc nấm. 

Do cấu tạo niệu đạo ngắn nên phụ nữ thường dễ nhiễm bệnh hơn nam giới, đặc biệt là những phụ nữ đã quan hệ. Nhiễm khuẩn tiết niệu có thể xảy ra ở 4 cơ quan trong hệ tiết niệu, tuy nhiên, tình trạng này dễ gặp phải ở niệu đạo và bàng quang (cơ quan đường tiết niệu dưới) hơn so với thận và niệu quản (cơ quan đường tiết niệu trên).

Nếu bạn đi tiểu quá thường xuyên thì rất có thể bạn đã bị nhiễm khuẩn tiết niệu Nếu bạn đi tiểu quá thường xuyên thì rất có thể bạn đã bị nhiễm khuẩn tiết niệu

Các triệu chứng thường gặp khi bị nhiễm khuẩn tiết niệu: 

  • Tiểu nhiều lần trong ngày, khi đi tiểu có cảm giác đau buốt, đau rát. 
  • Đặc điểm nước tiểu khác thường: Có màu đục, mùi hôi, lẫn chất nhầy hoặc lẫn máu. 
  • Lượng tiểu mỗi lần đi thường rất ít. 
  • Nam giới bị bệnh dễ bị đau vùng trực tràng, còn bệnh nhân nữ thường hay bị đau vùng xương chậu. 
  • Khi bệnh trở nên nghiêm trọng, bệnh nhân có thể gặp phải một số triệu chứng như nôn, đau bụng, đau 2 bên lưng, ngứa vùng kín, sốt, cơ thể mệt mỏi,...

2. Biến chứng nhiễm khuẩn tiết niệu 

Khi bị nhiễm khuẩn tiết niệu, người bệnh không nên quá lo lắng vì nếu điều trị sớm và đúng cách, căn bệnh này có thể được chữa khỏi. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, người bệnh không nên chủ quan về bệnh mà cần điều trị bệnh sớm, kiên trì thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ để bệnh khỏi triệt để và hạn chế nguy cơ tái phát. 

Khi xâm nhập đường tiết niệu, vi khuẩn sẽ gây ảnh hưởng đến niệu đạo và bàng quang đầu tiên. Nếu như không phát hiện sớm và điều trị trong giai đoạn này, vi khuẩn sẽ có điều kiện sinh sôi, phát triển và tiếp tục gây viêm nhiễm đến các cơ quan đường tiết niệu trên là niệu quản và thận. 

Tình trạng nhiễm khuẩn thận hay nhiễm khuẩn niệu quản đều rất nguy hiểm, có nguy cơ cao gây ra nhiều biến chứng, thậm chí gây tử vong. Hơn nữa, điều trị nhiễm khuẩn niệu quản hay thận cũng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.

Khi bị nhiễm khuẩn tiết niệu, thai phụ có nguy cơ cao sinh non hoặc sảy thai.

Khi bị nhiễm khuẩn tiết niệu, thai phụ có nguy cơ cao sinh non hoặc sảy thai. 

Một số biến chứng đường tiết niệu có thể kể đến như: 

- Thận bị tổn thương vĩnh viễn. 

- Mẹ bầu có nguy cơ bị sảy thai, sinh non, trẻ sinh ra bị nhẹ cân,...

- Hẹp niệu đạo ở nam giới.

- Nhiễm trùng máu, gây tử vong. 

Đáng lo ngại hơn khi nhiễm khuẩn đường tiết niệu còn có nguy cơ tái phát rất cao nếu người bệnh không kiên trì điều trị, nhất là ở nữ giới. Đây cũng là yếu tố làm tăng mức độ nghiêm trọng của căn bệnh này. 

3. Cách thức chẩn đoán nhiễm khuẩn tiết niệu 

Những triệu chứng nhiễm khuẩn tiết niệu thường khá rõ, dễ nhận biết nhưng nếu chỉ thông qua các triệu chứng thì chưa đủ để đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng sức khỏe của người bệnh. Do đó, sau khi thăm khám lâm sàng, các bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân thực hiện một số biện pháp sau: 

- Phân tích mẫu nước tiểu: Đây là phương pháp cơ bản trong chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên, mẫu nước tiểu mang đi phân tích cần là nước tiểu giữa dòng và trước khi lấy nước tiểu, bệnh nhân cần lau bộ phận sinh dục bằng loại giấy sát trùng. Cần thực hiện lấy mẫu nước tiểu đúng như quy định để có được kết quả phân tích chính xác. 

- Cấy nước tiểu: Đây là cách giúp bác sĩ có thể biết người bệnh bị nhiễm khuẩn tiết niệu là do loại vi khuẩn nào. Từ đó, có thể lên phác đồ điều trị phù hợp. 

- Chụp CT, chụp cộng hưởng từ để phát hiện sớm những tổn thương trong các cơ quan đường tiết niệu. 

- Nội soi bàng quang để quan sát hình ảnh niệu đạo và bàng quang.

Ngoài ra, tùy từng trường hợp bệnh nhân, các bác sĩ có thể chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm cần thiết khác để có đầy đủ căn cứ đưa ra chẩn đoán bệnh chính xác và tìm được nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, lên phác đồ điều trị. 

4. Điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu

Nếu mắc phải căn bệnh này, bạn không cần lo lắng mà hãy tuân thủ theo đúng lời khuyên, phác đồ điều trị của bác sĩ. Tình trạng bệnh ở mỗi người là khác nhau, mức độ viêm nhiễm cũng khác nhau, do đó, bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu khác nhau và phù hợp với từng đối tượng: 

- Nếu tình trạng nhiễm khuẩn ở mức độ nhẹ: Người bệnh sẽ được kê đơn thuốc kháng sinh phù hợp. Lúc này, việc điều trị bệnh thường không quá khó khăn. Tình trạng viêm nhiễm của người bệnh sẽ được cải thiện chỉ sau vài ngày điều trị, nhưng người bệnh tuyệt đối không được bỏ thuốc giữa chừng mà vẫn cần tiếp tục dùng thuốc theo quy định của bác sĩ để bệnh có thể khỏi dứt điểm. Việc dừng thuốc giữa chừng sẽ khiến bệnh khó có thể khỏi triệt để và dẫn tới tình trạng kháng thuốc, rất nguy hiểm. 

Thuốc kháng sinh là cách điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu phổ biến

Thuốc kháng sinh là cách điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu phổ biến 

- Nếu nhiễm khuẩn thường xuyên, bác sĩ có thể áp dụng một số cách điều trị như sau: 

  • Dùng kháng sinh liều thấp trong vòng 6 tháng hoặc lâu hơn, tùy theo tình trạng của mỗi người bệnh. 
  • Nếu nguyên nhân nhiễm khuẩn có liên quan đến vấn đề sinh hoạt tình dục, bệnh nhân cần dùng 1 liều kháng sinh sau khi quan hệ tình dục.
  • Áp dụng liệu pháp estrogen nếu nữ giới mắc bệnh khi đang trong độ tuổi mãn kinh.

- Nếu bị nhiễm khuẩn nặng: Người bệnh nên nhập viện sớm và điều trị dưới sự kiểm soát của bác sĩ. Thông thường những trường hợp này sẽ được truyền kháng sinh qua đường tĩnh mạch.

Bạn nên đi khám nếu có biểu hiện bất thường

Bạn nên đi khám nếu có biểu hiện bất thường

Ngoài việc tuân thủ theo phác đồ điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu của bác sĩ, bệnh nhân nên uống nhiều nước, kiêng rượu bia, chườm ấm bụng, vệ sinh vùng kín đúng cách, có chế độ ăn uống phù hợp và tăng cường vận động để nhanh chóng cải thiện triệu chứng bệnh. 

Trên đây là những thông tin về cách điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu. Nếu có nhu cầu đặt lịch khám tại Hệ thống Y tế MEDLATEC, quý khách vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.